Trẻ sơ sinh phơi nắng đến mấy tháng – Lưu ý để tắm nắng cho trẻ đúng cách

Phơi nắng cho trẻ sơ sinh là một việc được nhiều chuyên gia nhi khoa khuyến khích vì các lợi ích mà nó mang lại. Không chỉ giúp hấp thụ Vitamin D – Một yếu tố quan trọng trong việc cấu thành canxi mà còn chữa bệnh vàng da sơ sinh, chống hăm tã hiệu quả. Tuy nhiên, việc phơi nắng không đúng cách có thể gây ra những vấn đề không mong muốn, gây ra sự khó chịu cho bé. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin toàn diện về thời gian, lợi ích và những điều cần lưu ý khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh.

1. Lợi ích của việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách

Nhiều mẹ thắc mắc có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh hay không ? Để trả lời được câu hỏi này, cùng Zaracos xem qua những lợi ích mà việc này mang lại nhé:

1.1 Bổ sung Vitamin D

  • Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể giúp cung cấp đủ lượng vitamin D thiết yếu cho cơ thể. Cơ thể chúng ta cần Vitamin D, để tạo ra nó thì cần phải tiếp xúc với nắng ít nhất 15 phút mỗi ngày. 
  • Đối với những trẻ có da sậm màu cần dành nhiều thời gian để tắm nắng cho bé, nhưng không được quá 30 phút. 
  • Vitamin D hỗ trợ việc hấp thụ canxi cho cơ thể, từ đó củng cố cho xương chắc khỏe cùng hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.

1.2 Tăng Serotonin trong não bộ

tam-nang-cho-tre-sang-som-la-thoi-diem-thich-hop-nhat

  • Ánh sáng mặt trời giúp tăng nhanh quá trình sản xuất Serotonin trong não. Serotonin – Hay còn lại là hormone hạnh phúc, làm tăng cảm giác an toàn và hạnh phúc, đồng thời giúp điều chỉnh giấc ngủ, giúp bé ngủ sâu và ít quấy khóc hơn.

1.3 Tăng mức độ insulin

  • Trẻ sơ sinh tiếp xúc với ánh mặt trời sớm giúp ngừa các tình trạng bệnh tiểu đường ở một mức độ nhất định. Mặc dù hiệu quả không cao, nhưng đây là chất xúc tác duy nhất tạo nên insulin. Kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh có lợi trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.

1.4 Giảm tình trạng vàng da

  • Ánh sáng mặt trời giúp phá vỡ bilirubin. Đây là hợp chất màu vàng được tạo ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ, gây nên sự tích tụ dẫn đến tình trạng trẻ bị vàng da
  • Phơi nắng cho bé với ánh sáng mặt trời buổi sáng trong 15 phút giúp chữa bệnh vàng da nhẹ.

tam_nang_giup_giam_tinh_trang_vang_da_o_tre_so_sinh_

Tắm nắng giúp giảm tình trang vàng da ở trẻ sơ sinh

1.5 Giúp bé có nhiều năng lượng hơn

Khi bé sơ sinh tắm nắng, tiếp xúc với ánh mặt trời tự nhiên sẽ giúp việc tạo ra melatonin. Nồng độ melatonin ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé. 

Điều này cực kỳ quan trọng trong sự phát triển trong giai đoạn đầu của trẻ sơ sinh. Ánh sáng mặt trời gây ra sự sụt giảm nồng độ melatonin và làm tăng serotonin, do đó làm tăng năng lượng cho bé.

> > > Xem ngay: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z cho người lần đầu làm mẹ

2. Sau sinh bao lâu thì trẻ tắm nắng được ?

Đối với những bé không gặp bất thường về sức khỏe và sinh đủ tháng, ngay sau khi được 3 ngày tuổi mẹ đã có thể bắt đầu cho con tiếp xúc dần với ánh mặt trời. Thời gian phơi nắng tối đa 15 phút/lần.

tam-nang-cho-tre-so-sinh
Trẻ sau sinh bao lâu thì tắm nắng được ?

Nếu muốn cẩn thận hơn, có thể đợi cho con ổn định, khoảng 7-10 ngày sau khi sinh. Đừng quá lo lắng về việc trẻ bị lạnh, vì nhiệt lượng từ ánh nắng mặt trời sẽ đủ để sưởi ấm cho con. Để tắm nắng cho trẻ đúng cách, mẹ chỉ nên để ánh nắng tiếp xúc với phần bụng và hai chân, hai tay và giữ ấm vùng ngực và lưng cho con là được.

2.1 Vì sao không nên tắm nắng ngay cho trẻ vừa sinh ?

Nguy cơ nhiễm trùng: Tắm nắng ngay sau khi sinh có thể loại bỏ lớp chất sáp màu trắng bao phủ trên da trẻ sơ sinh, làm mất đi sự bảo vệ tự nhiên. Lớp sáp này chứa các protein giúp ngăn chặn nhiễm trùng, giống như một loại thuốc mỡ kháng khuẩn tự nhiên.

Lượng đường trong máu bất ổn: Tắm nắng quá sớm có thể làm giảm lượng đường trong máu, đặc biệt là trong vài giờ đầu sau khi bé mới sinh ra và đang thích ứng với cuộc sống bên ngoài tử cung.

Kiểm soát nhiệt độ cơ thể: Nhiệt độ cơ thể mẹ thường là 37°C, nhưng phòng sinh thường có nhiệt độ khoảng 25°C. Tắm nắng quá sớm có thể làm thay đổi nhiệt độ cơ thể của bé, gây ra các vấn đề về sức khỏe do sự không ổn định giữa nhiệt độ môi trường và cơ thể bé.

2.2 Trẻ sơ sinh phơi nắng đến mấy tháng ?

Không có một quy định cụ thể nào giới hạn độ tuổi phơi nắng của trẻ sơ sinh. Cơ thể chúng ta luôn cần đến vitamin D, vì vậy việc phơi nắng không giới hạn về thời gian. Tùy thuộc vào khả năng và thời gian của mỗi gia đình mà sẽ dành nhiều hoặc ít thời gian để phơi nắng cho con. Nếu cha mẹ không quá bận rộn vào buổi sáng, nên duy trì thời gian phơi nắng cho con càng lâu càng tốt cho đến khi trẻ đạt 2 tuổi.

Khi trẻ lớn hơn một chút và có thể tự hoạt động, đi lại, chúng có thể được tắm nắng tự nhiên thông qua các hoạt động vui chơi hoặc từ nhà đến trường. Vì vậy, đến độ tuổi này bạn không cần lo lắng về việc phơi nắng cho con nữa.

3. Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách

  • Khi cho trẻ tắm nắng, cần giữ ấm phần ngực và tay chân bé, nên đội mũ để che gáy và mắt nhằm tránh tia UV tác động đến các bộ phần này.
  • Ba mẹ nên để bé nằm duỗi người để nắng chiếu vào lưng đầu tiên, sau đó là hai bên thân mình, cuối cùng là bùng và ngực. Thời gian đầu nên để từng phần cơ thể bé tiếp xúc với nắng khoảng một phút, lâu dần thì mới tăng thời gian lên.
giu_am_de_con_tranh_bi_cam_lanh_khi_tam_nang
Thời gian tắm nắng cho trẻ sơ sinh thích hợp nhất là vào sáng sớm
  • Hãy trò chuyện với con, xoa bóp và vuốt ve để bé cảm thấy thoải mái.
  • Không tắm nắng cho trẻ sơ sinh qua cửa kính, vì kính đã cản ánh nắng mặt trời nên trẻ không hấp thu được vitamin D.
  • Đối với bé có làn da sậm màu thì thời gian tắm nắng lâu hơn trẻ có làn da sáng
  • Mẹ nên cho con bú ngay sau khi tắm nắng, để bù lại lượng nước đã mất vì bé có thể bị đổ mồ hôi
  • Trong trường hợp da con bị nổi mẫn đỏ hoặc bất kỳ dấu hiệu khác thường nào sau khi tắm nắng, nên dừng lại hoặc đưa con ngay đến bác sĩ để kiểm tra nếu tình trạng không thuyên giảm.
  • Mẹ có thể sử dụng xe đẩy cho bé sơ sinh để hỗ trợ cho việc tắm nắng, khi chỉ cần đặt bé vào trong xe để có chỗ nằm, chỗ ngủ thoải mái hơn so với việc phải ẵm trên tay.
tam-nang-cho-tre-tren-xe-day-so-sinh
Sử dụng xe đẩy Zaracos để hỗ trợ việc tắm nắng cho trẻ

3.1 Trẻ sơ sinh tắm nắng vào giờ nào là tốt nhất ?

Mẹ nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào buổi sáng hoặc buổi chiều trong ngày. Cụ thể:

  • Buổi sáng:

Buổi sáng là thời điểm lý tưởng để tắm nắng cho trẻ. Ánh nắng buổi sáng rất dịu nhẹ và tia cực tím không mạnh mẽ, không gây tổn thương da của trẻ. Không khí buổi sáng cũng rất trong lành, giúp quá trình trao đổi chất của trẻ diễn ra tốt hơn. Lần đầu tiên tắm nắng, chỉ nên kéo dài khoảng 10 phút và sau đó tăng dần thời gian lên 20-30 phút mỗi ngày.

  • Buổi chiều:

Nếu không có thời gian vào buổi sáng, cha mẹ có thể tắm nắng cho trẻ vào buổi chiều. Tốt nhất là chọn thời điểm sau 4 giờ chiều, khi ánh nắng đã yếu đi và dịu hơn.

3.2 Những thời điểm không nên cho trẻ phơi nắng

Cần lưu ý một số thời điểm không nên tắm nắng cho trẻ để tránh gây tổn thương cho làn da và giảm nguy cơ mắc bệnh:

thoi-diem-khong-tam-nang-cho-tre

  • Từ sau 9 giờ sáng đến khi ánh nắng chiều còn mạnh, không nên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng, đặc biệt là tránh tắm nắng. Lúc này, tia cực tím xuất hiện nhiều nhất và có thể gây tổn thương cho da.
  • Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh cũng là những thời điểm mẹ cần tránh cho bé tắm nắng để phòng tránh nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Khi thời tiết giao mùa và thay đổi thất thường, trẻ sẽ dễ bị bệnh nếu tiếp xúc nhiều với ánh nắng. Do đó, mẹ nên hạn chế cho con tắm nắng vào thời điểm này.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho mẹ về việc tắm nắng cùng cách thực hiện đúng cách – an toàn. Vì sự phát triển tốt nhất cho con, hãy dành thời gian mỗi sáng để tắm nắng cho bé mẹ nhé ! Theo dõi Zaracos.vn để xem thêm nhiều bài viết khác

 

Bình luận bài viết (0 bình luận)