Trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không ? Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều tri·

Vàng da là bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh với tỉ lệ 60%. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì thế, không ít bậc phụ huynh quan tâm và lo lắng khi thấy con mình bị tình trạng này. Vậy trẻ bị vàng da sau sinh có nguy hiểm không ? Làm cách nào để tránh vàng da cho con. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau cùng Zaracos nhé !

1. Bệnh vàng da là gì ? Trẻ bị vàng da sau sinh có nguy hiểm không ?

Vàng da là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Đây là hiện tượng da, kết mạc mắt của trẻ có màu vàng do tăng bilirubin (thành phần được giải phóng ra khi hồng cầu bị vỡ) gián tiếp. Theo thống kê, có đến 60% trẻ đủ tháng và 80% trẻ sinh non mắc bệnh vàng da sơ sinh

Vàng da sơ sinh có hai mức độ đó là vàng da sinh lý (nhẹ) và vàng da bệnh lý (có thể tiến triển nặng). Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh vàng da có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như nhiễm độc thần kinh, ảnh hưởng đến não. Hậu quả là trẻ sẽ tử vong hoặc bị di chứng não đến suốt đời. 

tre-so-sinh-bi-vang-da-co-sao-khong
Dấu hiệu vàng da ở trẻ

Để đánh giá tình trạng vàng da ở trẻ, bác sĩ sẽ sử dụng Chỉ số bilirubin – được đo bằng máy đo chuyên dụng và được quy định như sau:

  1. Bilirubin Toàn Phần: Dưới 10mg/dl hoặc 171μmol/L ở trẻ sơ sinh và từ 0,3 – 1,2 mg/dl hoặc 5,1 – 20,5 μmol/L ở trẻ trên 1 tháng tuổi.
  2. Bilirubin Trực Tiếp: Từ 0 – 0,4 mg/dl hoặc 0 – 7 μmol/L.
  3. Bilirubin Gián Tiếp: Từ 0,1 – 1,0 mg/dL hoặc 1 – 17 μmol/L.
  4. Tỷ Lệ Bilirubin Trực Tiếp/Bilirubin Toàn Phần: Dưới 20%.

do-bilirubin-de-xac-dinh-tinh-trang-vang-da

Chỉ số bilirubin trong máu trẻ sơ sinh thường cao trong những ngày đầu sau khi sinh và giảm dần trong những ngày tiếp theo. Khi xét nghiệm bilirubin để kiểm tra mức độ vàng da của trẻ, tùy theo độ tuổi và nguy cơ mắc bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với định lượng bilirubin.

1.1 Vàng da sinh lý

Hiện tượng vàng da do trẻ có chứa Bilirubin – là một chất màu vàng được tạo ra khi các tế bào hồng cầu bị vỡ. Trong trẻ sơ sinh, các tế bào hồng cầu thường bị phá vỡ để thay thế bằng các tế bào hồng cầu trưởng thành. Tuy nhiên, gan của trẻ sơ sinh chưa phát triển đủ để loại bỏ lượng bilirubin tích tụ trong máu, dẫn đến hiện tượng vàng da. Nếu trẻ sinh đủ tháng, đạt cân nặng chuẩn thì vàng da được coi là sinh lý nếu:

  • Xuất hiện từ ngày thứ 3 sau sinh
  • Tự hết trong vòng 7-10 ngày
  • Mức độ nhẹ (chỉ vàng vùng mặt, ngực, cổ)
  • Không có các triệu chứng bất thường khác như thiếu máu, bỏ bú, li bì
  • Nồng độ bilirubin/máu không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng
  • Tốc độ tăng bilirubin/máu không quá 5mg% trong 24h
bu-sua-me-giup-cai-thien-tinh-trang-vang-da-cua-tre
Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết ? Thường khoảng sau 2 tuần

Với vàng da sinh lý không nguy hiểm và không cần can thiệp y tế, chỉ cần cho bé bú sữa mẹ đầy đủ, chất bilirubin sẽ bị đào thải ra ngoài cơ thể và tình trạng bệnh sẽ giảm dần và biến mất trong vòng 1 đến 2 tuần.

1.2 Vàng da bệnh lý

Khác với trẻ bị vàng da sinh lý, vàng da bệnh lý xuất hiện sớm hơn và có diễn tiến bệnh nhanh hơn. Mức độ vàng da nặng và kèm theo nhiều triệu chứng bệnh lý khác. Bố mẹ có thể theo dõi tình trạng vàng da dựa vào những dấu hiệu bất thường dưới đây:

  • Vàng da đậm xuất hiện 1-2 ngày sau sinh
  • Không chỉ xuất hiện ở mặt, vàng da bệnh lý còn lan đến vùng bụng, tay, chân
  • Tình trạng vàng da không tự hết sau 2 tuần với trẻ sinh đủ tháng và 3 tuần với trẻ sinh non
  • Có thêm những triệu chứng bất thường khác như nôn trớ, bỏ bú, sốt, quấy khóc nhiều, phân bạc màu

vang-da-do-benh-ly-rat-nguy-hiem

Vàng da ở trẻ sơ sinh do bệnh lý rất nguy hiểm, dễ dẫn đến nhiễm độc thần kinh

Nếu phát hiện những dấu hiệu trên, cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt, tránh để xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh. 

2. Làm thế nào để phát hiện trẻ bị vàng da

Đây là câu hỏi được nhiều bố mẹ đặt ra. Bởi việc phát hiện sớm là cực kỳ cần thiết để có phương pháp điều trị phù hợp. Ban đầu, vàng da sẽ xuất hiện ở vùng mặt, mắt, sau đó lan xuống thân, cẳng tay, cẳng chân, lòng bàn tay, bàn chân. Có thể dùng ngón tay ấn vào da trong vòng 5 giây và quan sát xem da có vàng hay không.

Bác sĩ chuyên khoa nhi sẽ dùng máy đo bilirubin qua da để kiểm tra mức độ vàng da. Và để biết chính xác nhất tình trạng vàng da của trẻ, bác sĩ sẽ xem xét cho xét nghiệm máu. Thông qua xét nghiệm, có thể biết định lượng bilirubin và biết được nguyên nhân. 

3. Trẻ bị vàng da phải làm sao ? 

Với vàng da sinh lý, thường sẽ hết sau một vài tuần. Mẹ chỉ cần cho bé bú thường xuyên và trẻ sẽ đào thải bilirubin qua cơ thể.

Còn với tình trạng vàng da bệnh lý, cần có phương pháp điều trị phù hợp. Hiện, có hai phương pháp điều trị đó là:

  • Chiếu đèn: Là phương pháp hiệu quả, an toàn, đơn giản và kinh tế.
  • Thay máu: Được chỉ định khi trẻ có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh do bilirubin trong máu tăng cao.

tre-duoc-chieu-da-tri-vang-da

 Phương pháp chiếu đèn hiệu quả cho trẻ bị vàng da

Nếu điều trị tích cực, tình trạng vàng da bệnh lý sẽ khỏi sau vài ngày – 1 tuần. Các bác sĩ sẽ theo dõi lượng bilirubin cho đến khi nó trở về mức an toàn, không có nguy cơ biến chứng lên não. 

Tuy nhiên, sau điều trị, bố mẹ vẫn nên theo dõi tại nhà. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám.

4. Phòng ngừa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Để phòng ngừa bệnh vàng da trẻ sơ sinh, mẹ cần cho bé bú đủ. 

  • Nếu trẻ bú mẹ: Nên cho bú 8-12 cữ mỗi ngày để đảm bảo trẻ không bị mất nước và giúp cơ thể đào thải bilirubin.
  • Nếu trẻ bú sữa công thức: Cho trẻ bú 30-60ml sữa mỗi 2-3 giờ sau sinh. Lượng sữa nên tăng dần tùy theo nhu cầu của trẻ.
tam-nang-giup-cai-thien-vang-da
Tắm nắng là một cách cải thiện vàng da ở trẻ

Mẹ trước khi mang thai cũng nên xét nghiệm nhóm máu để tầm soát các bệnh nguy hiểm có nguy cơ truyền từ mẹ sang con. Ngoài ra, sau sinh bé cũng được xét nghiệm nhóm máu để loại trừ nguy cơ vàng da. 

Sau sinh 3 ngày mẹ có thể tắm nắng cho trẻ sơ sinh, nhằm bổ sung Vitamin D, giúp xương chắc khỏe và giúp cải thiện vàng da ở trẻ.

> > > Xem ngay: Xe đẩy cho trẻ sơ sinh – 2 chiều 3 tư thế giá tốt ! 

5. Bé mới sinh bị vàng da – Mẹ nên bổ sung chất gì ?

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì ? Do bé chỉ có thể hấp thụ các chất thông qua sữa mẹ, vì vậy dưới đây là những thực phẩm mà mẹ nên bổ sung cho trẻ:

Uống Nhiều Nước: Giữ cơ thể được hydrat hóa là một yếu tố quan trọng giúp cơ thể loại bỏ bilirubin, chất gây vàng da, ra khỏi cơ thể. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ vàng da ở trẻ sơ sinh.

Thực Phẩm Nguyên Hạt và Chất Xơ: Thực phẩm giàu chất xơ giúp cải thiện sức khỏe gan và hệ thống tiêu hóa của bé. Các loại thực phẩm nguyên hạt hoặc đa hạt, như hạt óc chó, hạt hạnh nhân, và hạt bí ngô, đều là lựa chọn tốt.

bo-sung-trai-cay-giup-me-bau-giam-ho

Trà Xanh hoặc Trà Thảo Dược: Trà xanh và trà thảo dược chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các chất độc hại khỏi cơ thể. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ vàng da cho bé.

Trái Cây Khô, Rau Mầm và Các Loại Đậu: Mầm và hạt đậu có hàm lượng chất xơ và protein cao, giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa. Các loại trái cây khô, như ô mai, và rau mầm, như rau bina, cũng là lựa chọn tốt.

Chế Độ Ăn Uống Bổ Sung Protein: Các loại thực phẩm như tofu, cá, và cá hồi, cung cấp protein cao và chất béo tốt cho sức khỏe gan và hệ thống tiêu hóa.

Rau Quả Tươi: Rau quả tươi cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của bé. Các loại rau quả như bí ngô, khoai mỡ, dưa, dưa xạ hương, và trái cây có múi như cam, bưởi, cũng là lựa chọn tốt.

Những loại trái cây và rau quả này nên được ăn chủ yếu hoặc ở dạng luộc và nấu chín. Chúng sẽ giúp em bé của bạn tiêu thụ nhiều chất xơ hơn, do đó cải thiện hệ thống tiêu hóa và làm cho ruột hoạt động tích cực. Các chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng có trong các loại trái cây và rau quả này sẽ giúp em bé của bạn chiến đấu với các tác động xấu của bệnh vàng da.

Những thông tin trên đây đã giúp bố mẹ hiểu hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị khi trẻ bị vàng da. Bố mẹ hãy theo dõi sát sao dấu hiệu vàng da ở trẻ để kịp thời điều trị, tránh để bệnh diễn biến nặng nhé ! 

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.