Với những mẹ đang chăm sóc con nhỏ, việc dỗ bé ngủ đêm là một trong những vấn đề đau đầu nhất. Nhưng đừng lo lắng quá, Zaracos sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn đó một cách dễ dàng. Chỉ cần áp dụng ngay 7 cách tập cho con tự ngủ sau đây sẽ giúp xây dựng được thói quen ngủ tốt cho bé yêu.
1. Có nên tập cho con tự ngủ EASY hay không?
Việc có nên rèn cho bé tự ngủ hay không phụ thuộc vào quan điểm và cách nuôi dạy của từng gia đình. Tuy nhiên, phương pháp này có thể mang lại nhiều lợi ích cho cả bố mẹ và trẻ:
- Cải thiện giấc ngủ: Tập cho bé tự ngủ từ sớm giúp bé phát triển thói quen ngủ tốt hơn, từ đó giấc ngủ của bé sẽ sâu và không bị gián đoạn nhiều.
- Giảm stress cho bố mẹ: Trẻ có thể tự ngủ trở lại khi cựa quậy, bạn sẽ không cần phải dậy thường xuyên vào ban đêm để dỗ con ngủ lại như trước, giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi.
- Có thêm thời gian nghỉ ngơi: Khi con tự ngủ, ba mẹ có nhiều thời gian tự do hơn để thực hiện các công việc khác như nghỉ ngơi, thư giản.
Khi nào thì nên tập cho bé tự ngủ?
Thời điểm thích hợp mà các chuyên gia khuyến khích mẹ bắt đầu tập cho con tự ngủ là khi được 3 – 4 tháng tuổi. Khi đó, bé đã bắt đầu hình thành ý thức về ngày và đêm. Các giấc ngủ cũng trở nên ổn định hơn và kéo dài (khoảng 4 – 6 tiếng), đêm không còn quấy khóc đòi bú mẹ thường xuyên do dạ dày của bé đã lớn hơn, bé cũng lâu bị đói hơn.
Trẻ sau giai đoạn này thì mẹ vẫn có thể tập được, nhưng trẻ đã quen với việc được mẹ dỗ ngủ nên sẽ khó thay đổi hơn.
2. Cách tập cho con ngủ theo phương pháp EASY:
2.1 Dạy cho bé về phân biệt ngày đêm
Trong khoảng thời gian ban ngày, mẹ chỉ nên để con nằm ngủ không quá 2 tiếng mỗi lần. Nếu thời gian ngủ vượt qua 2 tiếng, mẹ hãy nhẹ nhàng đánh thức và hạn chế để bé ngủ liền mạch quá lâu, vì điều này có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong việc phân biệt ngày và đêm.
Điều chỉnh cường độ ánh sáng trong nhà giúp trẻ dễ dàng nhận biết sự khác biệt giữa ngày và đêm. Vào ban ngày, hãy mở nhiều đèn hoặc để ánh sáng mặt trời chiếu vào nhà một cách tối đa.
Vào ban đêm, giữ phòng tối và yên tĩnh, không trò chuyện với bé nhiều.
2.2 Đặt bé lên giường cũi ngay khi bé có dấu hiệu buồn ngủ
Để rèn con tự ngủ hiệu quả, khi bé xuất hiện dấu hiệu buồn ngủ, mẹ cần đặt bé lên nôi cũi hoặc giường ngay . Lâu dần sẽ giúp bé có thói quen tự ngủ mà không cần phải có mẹ bên cạnh.
Dưới đây là 1 số dấu hiệu cho thấy trẻ đang buồn ngủ:
- Ngáp nhiều, dụi mắt hoặc chớp mắt nhiều và không tập trung.
- Tự mút ngón tay.
- Cau mày hoặc tỏ ra lo lắng khó chịu.
- Không còn hào hứng vui chơi nữa.
- Quấy khóc hoặc bám mẹ.
2.3 Tập cho bé 3 tháng tự ngủ bằng phương pháp CIO
Cry It Out (CIO) được hiểu đơn giản là tập cho bé tự ngủ bằng cách để bé khóc. Với phương pháp này, bố mẹ để cho trẻ khóc tự nhiên một khoảng thời gian trước khi dỗ con. Nếu kiên trì thực hiện, có thể bé sẽ tự ngủ sau 10-15p, đồng thời phương pháp này còn giúp hạn chế việc bé giật mình khi ngủ. Các bước thực hiện phương pháp CIO như sau:
Bước 1: Đặt bé xuống giường khi con còn thức
Bước 2: Hãy bày tỏ yêu thương và âu yếm với bé. Sau đó mẹ hãy tránh mặt 3-5p, kể cả khi bé khóc.
Bước 3: Hãy trở lại xem tình hình của con. Nhớ là mẹ không được bế trẻ lên. Đừng đứng ở đó lâu hơn một phút và bây giờ mẹ hãy trở ra ngoài lần nữa thậm chí khi con đang khóc.
Bước 4: Lặp lại quá trình tương tự đến khi trẻ đã ngủ.
Nếu bé bị thức giấc hay quấy khóc, mẹ sẽ tiếp tục thực hiện hành động lặp lại trên để bé quen với việc tự ngủ mà không cần có bố mẹ bên cạnh.
2.4 Thiết lập chu trình ăn – chơi – ngủ cho bé
Đây là một cách tập cho bé tự ngủ bằng việc lập một lịch trình cố định cho các hoạt động hàng ngày của bé, bắt đầu từ thời điểm bé thức giấc cho đến khi bé đi ngủ, hay còn được gọi là phương pháp EASY. Việc lặp lại lịch trình này giúp bé có thể rõ ràng phân biệt ba hoạt động chính: ăn, chơi và ngủ. Từ đó, bé sẽ dần nhận biết được thời gian phù hợp cho từng hoạt động, giúp mẹ giảm bớt công việc chăm sóc.
Chu kỳ hoạt động của phương pháp này như sau:
- Khi bé tỉnh giấc, mẹ sẽ cho bé ăn.
- Tiếp theo, bé sẽ được tham gia vào các hoạt động vui chơi.
- Khi bé bắt đầu cảm thấy buồn ngủ, mẹ sẽ cho bé đi ngủ.
Lưu ý: Mẹ hạn chế không để bé làm 2 việc cùng lúc như vừa ăn vừa chơi hoặc vừa chơi vừa ngủ để tránh vô tình hình thành thói quen xấu và phá vỡ chu trình sinh hoạt khoa học đã thiết lập trước đó.
2.5 Kinh nghiệm rèn con tự ngủ bằng phương pháp Fading
Phương pháp rèn luyện giấc ngủ Fading, còn được gọi là “Camping Out”, là một biến thể nhẹ nhàng hơn của phương pháp Cry It Out (CIO), tức là để trẻ khóc. Trong phương pháp rèn bé tự ngủ này, bé sẽ dành thời gian để tìm hiểu cách tự làm dịu mình và sau cùng chìm vào giấc ngủ mà không cần sự hỗ trợ của bố mẹ.
Để thực hiện bạn có thể ngồi trên một chiếc ghế bên cạnh nôi giường của bé và chờ đợi cho đến khi con chìm sâu vào giấc ngủ. Nếu trẻ bắt đầu quấy khóc, hãy nhẹ nhàng vỗ về để dỗ dành trẻ.
Khoảng vài đêm sau, bạn nên dần dần di chuyển vị trí ngồi của mình xa hơn so với trẻ một chút, nhưng đảm bảo bạn vẫn nằm trong tầm nhìn của trẻ, có thể là ở giữa phòng, ở ngưỡng cửa, hoặc ngay ngoài cửa phòng. Sau khoảng 2 tuần, bạn sẽ có thể ra khỏi phòng ngay sau khi đã đặt trẻ ngủ.
2.6 Cách tập bé tự ngủ bằng phương pháp Time check-in
Phương pháp Time – Check in chỉ dẫn cách tự ngủ có nguyên tắc và quy trình giống như phương pháp CIO (Cry It Out). Điểm khác biệt chính ở đây là thời gian mà mẹ ra khỏi phòng trẻ là cố định, không tăng dần như phương pháp CIO. Dưới đây là các bước để thực hiện phương pháp rèn bé tự ngủ Time – Check in:
Bước 1: Khi mẹ nhận thấy trẻ có biểu hiệu buồn ngủ, mẹ nên đặt trẻ lên nôi hoặc giường ngay lập tức. Đảm bảo rằng trẻ đã được vệ sinh sạch sẽ, bỉm không bị chật và trẻ đã ăn no trước khi đi ngủ. Sau đó, mẹ rời phòng sau 5 phút.
Bước 2: Khi mẹ quay lại kiểm tra, nếu thấy trẻ khóc, mẹ nên vỗ nhẹ và dỗ trẻ.
Bước 3: Mẹ cần lặp lại chu kỳ này, cứ sau mỗi 5 phút thì rời phòng, cho đến khi trẻ tự ngủ mà không cần mẹ ở bên cạnh.
3. Cần lưu ý gì khi tập cho bé 3 tháng tự ngủ EASY?
- Nên tạo cho con một không gian ngủ thoải mái, rộng rãi và sạch sẽ.
- Thay bỉm sạch sẽ cho bé trước khi ngủ, tránh trường hợp tràn bỉm.
- Nên tắt hết đèn và sử dụng đèn ngủ có ánh sáng vàng để mẹ có thể dễ dàng chăm sóc bé.
- Trước khi ngủ, có thể massage nhẹ nhàng để giúp bé ngủ ngon.
- Cho bé đủ sữa để tránh thức giấc giữa đêm do đói.
Hy vọng những phương pháp rèn bé tự ngủ đã đề cập trên đây sẽ giúp ích được cho mẹ trong việc chăm sóc bé. Theo dõi Zaracos để xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé !
Có thể bạn quan tâm
- Trẻ sơ sinh uống bao nhiêu sữa là đủ
- Có nên cho con ngủ riêng từ sơ sinh ? Sự thật lần đầu bố mẹ được biết
- Ghế rung nhún dành cho be mấy tháng sử dụng được ?
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất