Bé 9 tháng biết làm gì và những điều ba mẹ cần biết

Rất nhiều bố mẹ khi chăm sóc trẻ nhỏ thường quan tâm đến các mốc, giai đoạn phát triển của con. Điều này giúp theo dõi và đánh giá sự phát triển của bé có tốt không. Vậy, bé 9 tháng biết làm gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Trẻ khi bước vào giai đoạn 9 tuổi sẽ có những thay đổi nhất định về thể chất, phát triển cảm xúc. Lúc này, bé trở nên hiếu động và thích khám phá. Chính vì thế, ba mẹ cần phải lưu ý khi chăm sóc để cùng bé có được sự phát triển toàn diện nhất.
Trẻ 9 tháng tuổi biết làm gì?
Sự phát triển ở mỗi trẻ là khác nhau và không có đứa trẻ nào giống đứa trẻ nào. Tuy nhiên, vẫn có những mốc phát triển chung mà ba mẹ cần nắm để có thể chăm sóc bé tốt nhất.
Những thay đổi ở trẻ 9 tháng tuổi phải kể đến đó là:
1. Về khả năng ngôn ngữ
Khi bước vào tháng thứ 9, bé sẽ tập nói nhiều hơn. Lúc này, giọng của trẻ bắt đầu cao hơn. Chúng sẽ ê a và bi bô nhiều, biết nói những từ đơn giản như mama, baba. Trẻ cũng sẽ chăm chú lắng nghe người khác nói chuyện, thích bắt chước và ê a theo những âm thanh chúng nghe được. Vì thế, bố mẹ cần giao tiếp nhiều với trẻ bằng cách đọc truyện, sách cho chúng nghe, hát những bài hát đơn giản. Như vậy, trẻ sẽ phát triển khả năng giao tiếp một cách tốt nhất.
Bé 9 tháng đã bắt đầu tập nói bi bô
2. Kỹ năng ăn và ngủ
Ngoài khả năng ngôn ngữ, trẻ 9 tháng tuổi cũng có nhiều thay đổi về kỹ năng ăn và ngủ. Trẻ có xu hướng thích tò mò, khám phá mọi thứ xung quanh. Ở giai đoạn này, mẹ đừng lo sợ về việc con làm bẩn quần áo hay bó buộc trẻ vào khuôn khổ. Đừng đòi hỏi hay bắt một đứa trẻ 9 tháng phải gọn gàng, ngăn nắp hơn. Thay vào đó, hãy để trẻ tự do khám phá, đưa ra quyết định về cách ăn của mình. Nếu trẻ thích tự cầm nắm đồ ăn, mẹ hãy hướng dẫn và cho bé ăn theo cách tự chỉ huy. Điều này sẽ giúp tạo môi trường ăn uống thoải mái, bé cũng sẽ ăn ngon miệng hơn.
Vào giai đoạn 9 tháng, giấc ngủ vẫn chiếm vai trò quan trọng với sự phát triển của trẻ. Khi buồn ngủ, bé sẽ cáu gắt, tỏ rõ sự mệt mỏi. Ba mẹ hãy chú ý đến những biểu hiện này để cho trẻ đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc.
3. Kỹ năng vận động
Ba mẹ sẽ nhận thấy trẻ 9 tháng tuổi có những sự phát triển nhất định về kỹ năng vận động. Con đã tự mình biết lấy món đồ chơi yêu thích bằng cách trườn, bò. Bé cũng có thể bám, víu vào thành ghế, giường, bàn để tập đi những bước ngắn. Nhiều trường hợp, bé có thể biết chững hoặc tập đi.
Bé cũng có tính tò mò, khám phá khi bước qua tháng thứ 9. Vì thế, trẻ sẽ hoạt động nhiều hơn. Ba mẹ cần hết sức lưu ý và đảm bảo an toàn khi trẻ vui chơi, không nên để đồ vật nguy hiểm trong tầm với của trẻ. Ba mẹ cũng nên thường xuyên chú ý đến con để kịp xử lý những tình huống không may xảy ra.
Đặc biệt, trẻ 9 tháng tuổi hầu như đã biết ngồi vững. Nếu trẻ chưa biết ngồi, bố mẹ cần theo dõi sát sao để kịp thời đưa trẻ tới gặp bác sĩ và có phương pháp can thiệp kịp thời. Điều này sẽ giúp ba mẹ biết chính xác bé chỉ chậm phát triển hơn so với các bạn đồng trang lứa hay mắc phải các chứng bệnh về thể chất.
Đây là thời điểm bé chập chững biết đi
4. Cảm xúc kết nối xã hội
Đừng cáu gắt hay bực bội khi trẻ 9 tháng bám bố mẹ ngày một nhiều. Trẻ dường như muốn ở bên bố mẹ cả ngày. Bởi, trẻ đã có thể nhận thức được nhiều hơn và có cảm giác an toàn khi ở bên người thân. Trẻ có thể sẽ sợ hãi, khóc, la hét khi tiếp xúc với người lạ.
5. Khả năng nhận thức
Không thể không nói về khả năng nhận thức của trẻ 9 tháng tuổi. Trẻ dường như tập trung hơn khi chơi, biết nhìn theo đồ chơi nếu bị lấy đi. Bé cũng rất thích ném những thứ cầm trên tay hoặc đưa nó lên miệng.
Vì thế, ba mẹ cần vệ sinh đồ chơi của trẻ thật sạch nhằm hạn chế vi khuẩn tấn công và có thể lây bệnh cho trẻ.
Chăm sóc và nuôi dạy trẻ 9 tháng tuổi như thế nào?
Khi đã biết trẻ 9 tháng tuổi biết làm gì, ba mẹ cần chấp nhận sự phát triển của con và có hướng nuôi dạy cụ thể. Ba mẹ không nên so sánh con mình với những đứa trẻ khác. Bởi như đã nói, mỗi đứa trẻ là một cá thể khác nhau. Việc so sánh có thể mang lại những cảm xúc tiêu cực và sự tự ti cho trẻ.
Hãy dành thời gian để cùng chơi và trò chuyện nhiều hơn với trẻ trong giai đoạn này. Như vậy, ba mẹ có thể giúp trẻ gắn kết tình thân, phát triển khả năng giao tiếp. Nếu trẻ làm những thứ bản thân yêu thích, đừng vội ngăn cản con vì sẽ khiến chúng rụt rè, nhút nhát.
Dành nhiêu thời gian để trò chuyện cùng trẻ
Cùng đồng hành và dõi theo những bước phát triển của con là những trải nghiệm tuyệt vời mà nếu bỏ lỡ, ba mẹ sẽ không bao giờ có được lần thứ 2. Vì thế, hãy tận dụng thời gian để bên con và chăm sóc chúng thật tốt. Ngoài ra, đừng quên bổ sung những thực phẩm tốt cho sự phát triển trí não, thể chất của trẻ ở giai đoạn này. Điều này sẽ giúp trẻ tăng miễn dịch, phát triển toàn diện nhất.
Ngoài ra, ba mẹ cũng nên trang bị những món đồ chơi, đồ vật hỗ trợ sự phát triển của bé ở giai đoạn 9 tháng tuổi như xe tập đi. Một chiếc xe tập đi tốt, vững vàng sẽ giúp trẻ nhanh biết đi hơn. Bạn có thể tham khảo tại zaracos.vn.
Nếu trẻ 9 tháng tuổi nhưng phát triển chậm hơn những bạn đồng trang lứa khác hoặc có dấu hiệu bất thường, ba mẹ nên đưa con đi kiểm tra tại các cơ sở y tế uy tín.
Xem thêm:
- Trẻ chậm biết đi – Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
- Nên mua xe tập đi loại nào cho bé? Gợi ý TOP 3+ xe tập đi tốt nhất cho bé
- [Điểm danh] Những đồ chơi giúp trẻ thông minh mà bố mẹ không nên bỏ lỡ
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp ba mẹ nắm được bé 9 tháng biết làm gì. Hãy thường xuyên truy cập vào zaracos.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé!