Mẫu giáo là cột mốc rất quan trọng trên con đường học tập của bé, vì thế cả bé và gia đình đều cần có sự chuẩn bị tốt nhất. Vậy bé đi học mẫu giáo cần chuẩn bị gì ? Làm thế nào để bé “vượt qua” tâm lý e dè, lo lắng khi đến môi trường mới, phải thay đổi thói quen hàng ngày? Bài viết sau đây của Zaracos sẽ giúp bố mẹ giải đáp từ A – Z mọi thắc mắc, kéo xuống để theo dõi nhé!
1. Bé đi học mẫu giáo cần chuẩn bị gì về thủ tục, giấy tờ?
Trên thực tế, các bậc phụ huynh rất quan tâm đến vấn đề thủ tục, giấy tờ khi bé đến trường mẫu giáo lần đầu tiên. Vậy bé đi học mẫu giáo cần chuẩn bị gì?
Thông thường, các trường mẫu giáo trong cả nước đều yêu cầu phụ huynh cung cấp các loại giấy tờ quan trọng như:
- Đơn xin nhập học (Theo mẫu có sẵn của Nhà trường)
- Giấy khai sinh bản sao (Kèm theo bản gốc để đối chiếu thông tin)
- Sổ hộ khẩu photo có công chứng của chính quyền địa phương
Bên cạnh đó, bố mẹ cần cung cấp thêm một số thông tin cơ bản khác để nhà trường lưu hồ sơ và tiện liên lạc với phụ huynh khi cần thiết:
- Thông tin của bé: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi sinh, dân tộc.
- Thông tin của bố mẹ: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, số điện thoại liên lạc, địa chỉ email…
- Địa chỉ chi tiết nơi ở hiện tại.
- Giấy khám sức khỏe và xác nhận tiêm phòng của trẻ (phải có đầy đủ các loại vaccine theo quy định)
Trên đây là những hồ sơ nhập học mầm non cần thiết mà ba mẹ nên lưu ý, cần chuẩn bị đầy đủ và photo sẵn nhiều bản để tránh thiếu sót.
> > > Xem ngay : Kinh nghiệm chọn trường mẫu giáo cho con
2. Những đồ dùng cần thiết cho bé đi học mẫu giáo
Sau đây là danh sách những đồ dùng quan trọng mà bố mẹ cần chuẩn bị đầy đủ để bé đi học mẫu giáo lần đầu tiên, hãy “bỏ túi” ngay nhé!
Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trong thời gian đầu đi học mẫu giáo sẽ giúp bé hòa nhập nhanh hơn trong môi trường mới
2.1. Ba lô
Ba lô là vật dụng không thể thiếu cho bé đến trường mỗi ngày. Tốt nhất, bố mẹ hãy lựa chọn những mẫu ba lô có kích thước nhỏ gọn, nhẹ nhàng để bé có thể tự đeo. Ngoài ra, các mẫu ba lô ngộ nghĩnh, màu sắc nổi bật và bắt mắt cũng rất “được lòng” các bé mẫu giáo, giúp bé thích thú việc đi học hơn.
2.2. Quần áo
Khi bé đi học mẫu giáo, mỗi ngày, bố mẹ nên mang theo 2 – 3 bộ đồ để giáo viên thay cho bé ở lớp. Vì ở độ tuổi này, bé thường hiếu động và không biết cách giữ vệ sinh quần áo nên rất dễ lấm bẩn. Ngoài ra, quần áo của bé cần phù hợp với tình hình thời tiết, ưu tiên chất liệu thoải mái, mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt và an toàn với làn da của bé.
2.3. Tã bỉm
Thời gian đầu khi đến trường mẫu giáo, hầu hết các bé đều chưa hình thành kỹ năng tự đi vệ sinh. Do đó, bố mẹ nên chuẩn bị trong ba lô của bé 5 – 6 chiếc bỉm để giáo viên thay cho bé khi cần thiết. Sau một thời gian đi học, giáo viên sẽ rèn luyện cho bé kỹ năng tự đi vệ sinh một mình hoặc gọi người lớn hỗ trợ.
2.4. Chăn, gối
Thông thường, các trường mẫu giáo đều trang bị sẵn chăn, gối cho bé ở lớp. Tuy nhiên, những ngày đầu đi học, bé thường có cảm giác lạ lẫm với mọi thứ tại trường. Vì thế, bố mẹ hãy mang theo chăn, gối của bé ở nhà đến lớp để tạo cảm giác thân thuộc, thoải mái. Vào cuối tuần, phụ huynh có thể mang về nhà để giặt giũ sạch sẽ, tránh vi khuẩn và nấm mốc gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
2.5. Sữa, bình sữa
Ở trường mẫu giáo, chế độ dinh dưỡng cho bé được xây dựng khoa học, trong đó có bổ sung thêm các loại sữa khác nhau. Tuy nhiên, thời gian đầu, bé có thể chưa quen với việc ăn uống ở trường. Lúc này, bố mẹ hãy đem theo cho bé sữa và bình sữa để bé không bị đói.
2.6. Các đồ dùng khác
Bên cạnh những đồ dùng quan trọng trên đây, bố mẹ có thể chuẩn bị thêm cho bé một số món đồ khác như: Giày dép, mũ, khẩu trang, thuốc, đồ chơi quen thuộc của bé ở nhà, khăn mặt, kem đánh răng, bàn chải đánh răng, bình nước…
Vật dụng quen thuộc như gấu bông sẽ giúp bé thoải mái và vui vẻ hơn khi đi học mẫu giáo
3. Bí kíp giúp bé vui vẻ ngay từ những ngày đầu tiên đi học mẫu giáo
Để bé vượt qua những lo lắng, căng thẳng và sợ hãi trong thời gian đầu đến trường mẫu giáo, bố mẹ cần:
Bố mẹ hãy thường xuyên trò chuyện và tạo cho bé sự hứng thú với việc đến trường mẫu giáo
- Cho bé làm quen với trường học, bạn bè bằng cách đến vui chơi, sau đó chuyển thành học vài tiếng, học một buổi, cuối cùng là học cả ngày.
- Hãy để giáo viên dỗ dành nếu bé khóc khi đến lớp, bố mẹ nên tránh mặt để bé thích ứng với môi trường mới nhanh chóng hơn.
- Thường xuyên trò chuyện với bé về sự thú vị khi đến trường học tập, qua đó giúp bé yêu thích hơn việc đi học.
- Thay đổi dần các thói quen khi ở nhà của bé thành chế độ sinh hoạt như ở trường để bé thích nghi tốt hơn.
4. Mẫu đơn xin cho bé nhập học mẫu giáo
Mục đích viết đơn xin nhập học mầm non là để nhà trường có thông tin cần thiết để xem xét và đánh giá theo chỉ tiêu hợp lý. Đồng thời, đơn cũng giúp lưu hồ sơ của trẻ trong hồ sơ của nhà trường.
Nội dung trong hồ sơ cho bé vào mẫu giáo sẽ cung cấp thông tin chi tiết về độ tuổi của trẻ và nguyện vọng của phụ huynh về việc đăng ký học tại trường. Như đã đề cập trước đó, mỗi năm, mỗi trường chỉ có khả năng nhận một số lượng học sinh nhất định để đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập. Do đó, thông qua hội đồng tuyển sinh, nhà trường sẽ có cái nhìn tổng quan về tình hình và từ đó có thể lập kế hoạch sắp xếp hợp lý và thông báo thời gian học cụ thể cho từng gia đình.
Hồ sơ xin học mẫu giáo gồm những gì ? Dưới đây là một số mẫu đơn ba mẹ có thể tham khảo, cùng với các giấy tờ cần thiết cho bé học mẫu giáo
- Mẫu đơn số 1
- Mẫu đơn số 2
5. Học mẫu giáo có bắt buộc không ?
Nhiều phụ huynh thắc mắc là không học mẫu giáo có được vào lớp 1 ? Học mẫu giáo có bắt buộc không ?
Tại Điều 14 Luật Giáo dục 2019 quy định về phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc như sau:
Điều 5 của Luật Giáo dục năm 2019 đã định nghĩa rõ về phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc tại Việt Nam. Theo đó, phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để đưa mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật. Trong khi đó, giáo dục bắt buộc là giáo dục mà mọi công dân trong độ tuổi quy định bắt buộc phải học tập để đạt được trình độ học vấn tối thiểu.
Theo quy định hiện hành, trẻ em ở Việt Nam bắt đầu phải học cấp 1 khi đủ 6 tuổi và học tối thiểu 12 năm (từ cấp 1 đến cấp 3). Trẻ em ở độ tuổi 5 được khuyến khích và tạo điều kiện để đi học mẫu giáo, tuy nhiên việc học mẫu giáo không bắt buộc.
Tóm lại, tại Việt Nam, trẻ em được Nhà nước bắt buộc phải học tối thiểu cấp 1, trong khi việc học mẫu giáo chỉ được khuyến khích và tạo điều kiện.
> > >Xem thêm : Bé mấy tuổi đi học mẫu giáo được
Tóm lại, trẻ em khi bắt đầu đến trường mẫu giáo đều không thể tránh khỏi những lo lắng và bỡ ngỡ. Do đó, bố mẹ cần trang bị chu đáo về mọi mặt để bé có được sự khởi đầu thuận lợi. Hy vọng bài viết cho trẻ đi học mầm non cần giấy tờ gì của Zaracos đã cung cấp cho các bậc phụ huynh những kiến thức hữu ích. Hãy liên hệ ngay hotline: 0901.322.106 nếu có nhu cầu đặt thêm câu hỏi bố mẹ nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất