Bé mấy tháng cứng cổ – Cột mốc quan trọng bố mẹ không nên bỏ qua

Cứng cổ là bước phát triển đầu tiên quan trọng của trẻ sơ sinh. Từ đó, trẻ sẽ bắt đầu hoàn thiện những kỹ năng khác như lẫy, lật, ngồi… và tất nhiên, bố mẹ sẽ bế bé dễ dàng hơn. Vậy bé mấy tháng cứng cổ ? Bố mẹ cần làm gì nếu trẻ sơ sinh lâu cứng cổ ? Zaracos sẽ tiết lộ câu trả lời ngay sau đây.

1. [Giải đáp] Bé mấy tháng thì cứng cổ ?

Trên thực tế, nhiều phụ huynh thắc mắc không biết bé mấy tháng thì cổ cứng, bé 4 tháng nhưng chưa cứng cổ có sao không ? Theo phân tích từ các chuyên gia, độ cứng cổ của trẻ sơ sinh tùy thuộc vào từng cột mốc phát triển, cụ thể như sau:

be-may-thang-cung-co
Trẻ mấy tháng cứng cổ ? Đây là giai đoạn phát triển quan trọng của con

• Giai đoạn 1: Giai đoạn từ 0 – 2 tháng tuổi, cơ cổ của trẻ sơ sinh còn rất non yếu. Thời điểm này, ba mẹ cần tránh bế trẻ sơ sinh sai cách để không ảnh hưởng đến phần cổ bé sau này.

• Giai đoạn 2: Từ 3 – 5 tháng tuổi, cơ cổ của bé sẽ dần cứng cáp, bé bắt đầu tập lật trên giường và ngóc đầu dậy, quay đầu sang hai bên. Tuy nhiên, thời điểm này cổ bé vẫn chưa cứng hoàn toàn nên bố mẹ vẫn phải đỡ cổ khi bế bé.

• Giai đoạn 3: Từ mốc 6 tháng tuổi trở lên, khi bé đã biết bò và ngồi cứng cáp, cơ cổ phát triển hoàn toàn. Lúc này, bé có thể kiểm soát được phần cổ rất dễ dàng và bố mẹ cũng thoải mái hơn trong quá trình chăm sóc bé.

Tuy bé 6 tháng tuổi có thể đã cứng cổ hoàn toàn, nhưng mốc thời gian này chỉ mang tính chất tương đối. Một số trẻ có thể cứng cổ trước hoặc sau thời điểm này, nên nếu bố mẹ thấy bé 4 tháng tuổi mà cổ vẫn chưa cứng thì cũng không phải quá lo lắng.

thong-thuong-co-be-se-cung-hon-vao-thang-thu-6
Trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ – Phần lớn là từ 6 tháng tuổi

Xem thêm:

2. Những nguyên nhân khiến cổ bé chưa cứng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lâu cứng cổ ở bé, trong đó chủ yếu là:

che-do-dinh-duong-anh-huong-den-be-cung-co-nhanh-hay-cham
Chế độ dinh dưỡng bất hợp lý dễ dẫn đến tình trạng chậm cứng cổ ở trẻ sơ sinh

Sinh non: Trẻ sinh non thường có sức khỏe và phát triển yếu hơn so với trẻ sinh đủ tuần, dẫn đến việc cổ bé chậm cứng. Tuy nhiên, điều này không phải là một vấn đề lo lắng nếu mẹ bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho bé và thăm khám định kỳ để được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, cổ của trẻ sinh non sẽ cứng vào khoảng tháng thứ 7 – 8.

Chăm sóc không đúng cách: Đối với những bé 4, 5 tháng chưa cứng cổ có thể do ba mẹ chưa biết bế con đúng cách, cách thay tã hoặc lựa chọn quần áo không phù hợp…

Dinh dưỡng không hợp lý: Trẻ sơ sinh cần được cung cấp đủ dưỡng chất để phát triển toàn diện. Việc không đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng có thể làm chậm quá trình cứng cổ. Trong giai đoạn này, việc ăn uống đủ chất và uống đủ nước của mẹ cũng ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, giúp bé phát triển mạnh mẽ.

3. Áp dụng ngay các bài tập giúp bé cứng cổ nhanh hơn

Khi bé được 6 tháng tuổi nhưng chưa cứng cổ, trước hết, bố mẹ cần bình tĩnh theo dõi những biểu hiện của bé để xác định nguyên nhân. Bên cạnh đó, bố mẹ nên áp dụng những bí kíp sau đây để hỗ trợ bé cứng cổ nhanh hơn:

3.1 Tập cho bé nằm sấp

Các chuyên gia nhi khoa khuyến khích ba mẹ tập cho bé nằm sấp ( Hoặc còn được gọi là phương pháp Tummy Time )  từ những tháng đầu đời. Cụ thể, từ 2 tháng tuổi, bố mẹ hãy cho bé nằm sấp trên giường hoặc trên người khoảng 30 giây, sau đó tăng dần thời gian. Bài tập này sẽ giúp cơ lưng, cơ cổ và xương sống của bé cứng cáp và phát triển nhanh hơn.

3.2 Bài tập lái máy bay

Bố mẹ đặt bé theo tư thế nằm sấp vào hai chân của mình, dùng hai tay đỡ bé. Tiếp đến, bố mẹ nâng chân lên hạ chân xuống nhịp nhàng tựa như cách di chuyển của máy bay. Đây là bài tập được nhiều phụ huynh ưu tiên lựa chọn để giúp bé phát triển thể chất toàn diện. Bên cạnh đó, nếu mẹ cùng bé thực hiện bài tập này, vóc dáng của mẹ sẽ cải thiện đáng kể.

cach-tap-cho-be-cung-co

3.3 Cho bé nghe nhạc thường xuyên

Bé nghe nhạc thường xuyên có tác động tích cực đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Bố mẹ hãy bế bé trên vai, sau đó mở nhạc và cùng nhau lắc lư theo nhịp điệu bài hát. Đây chính là tuyệt chiêu giúp bé giữ thăng bằng tốt, đồng thời tăng khả năng kết nối giữa bố mẹ và bé.

3.4 Cho bé tập lăn tròn

Đây là một bài tập dễ thực hiện. Bố mẹ chỉ cần để bé nằm thẳng trên nệm, sau đó lăn tròn khoảng 30 giây rồi lặp lại tư thế theo chiều ngược lại. Bài tập này giúp bé kiểm soát được tư thế nằm, hỗ trợ cơ cổ phát triển tốt hơn.

3.5 Một số bài tập thể dục khác

Bố mẹ hãy tham khảo thêm một số bài tập thể dục như tập xe đạp, tập kéo co… để cùng bé thực hiện. Những bài tập này giúp bé cải thiện thể chất, hỗ trợ phát triển cơ cổ, đồng thời giúp bố mẹ và bé kết nối gần gũi với nhau hơn.

cac-bai-tap-nhe-nhang-giup-be-nhanh-cung-co
Các bài tập thể dục vận động nhẹ nhàng giúp bé nhanh cứng cổ

4. CÂU HỎI THƯỜNG GẶP 

4.1 Trẻ mấy tháng biết ngóc đầu ?

Khi bước vào giai đoạn 3 đến 4 tháng, trẻ bắt đầu biểu hiện khả năng ngóc đầu lên từ 45 đến 90 độ. Cơ cổ của bé trở nên cứng cáp và dễ điều khiển hơn, giúp bé thực hiện động tác này một cách tự tin hơn. Ngoài ra thời gian mà bé có thể duy trì đầu khi ngóc lên cũng ngày càng lâu hơn.

4.2 Bé 6,7 tháng chưa cứng cổ thì phải làm sao ?

Với bé 6,7 tháng thường đã biết lật, bò, trườn và cổ đã cứng, trường hợp của bé vẫn chưa ngồi được và cổ yếu thì mẹ nên cho bé đến khoa vận động trị liệu và khoa nhi tại cơ sở Y tế uy tín để được khám và tư vấn phương pháp tập luyện cho bé ( Nguồn: Vinmec )

Trên đây, Zaracos đã giải đáp thắc mắc bé mấy tháng cứng cổ, đồng thời tiết lộ một số bí quyết giúp bé sơ sinh nhanh cứng cổ hơn. Mong rằng những thông tin trong bài viết thực sự hữu ích đối với quý phụ huynh. Đừng quên đồng hành cùng chúng tôi để không bỏ lỡ những bài viết thú vị bố mẹ nhé!

Zaracos – Thương hiệu xe đẩy sơ sinh bán chạy nhất tại USA. Với sứ mệnh mang lại sự tiện ích và an toàn tuyệt đối cho bé yêu, chúng tôi luôn đặt việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm lên hàng đầu.

Cùng chế độ bảo hành 3 năm, sẽ là người bạn đồng hành cùng bé trong những năm tháng đầu đời.

loi-ich-cua-xe-day-gap-gon-du-lich
Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.