Biểu hiện rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục

Giấc ngủ là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, không ít trẻ bị rối loạn giấc ngủ, gây khó khăn và căng thẳng cho cả trẻ và bậc phụ huynh. Cùng Zaracos tìm hiểu các biểu hiện rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh cùng cách khắc phục trong bài viết  sau nhé !

1. Vai trò của giấc ngủ đối với trẻ

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ là tình trạng khi quá trình ngủ của trẻ bị gián đoạn, thường xuyên thức giấc vào ban đêm và khó khăn để trở lại giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ có thể xảy ra ở các độ tuổi và có nhiều nguyên nhân khác nhau.

giac-ngu-cua-tre-so-sinh

Theo nghiên cứu, nhu cầu giấc ngủ của trẻ sẽ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển:

– Trẻ từ 0 đến 2 tháng tuổi nên ngủ khoảng 16 – 18 giờ mỗi ngày.

– Trẻ từ 2 đến 12 tháng tuổi nên ngủ khoảng 12 – 16 giờ mỗi ngày.

– Trẻ từ 1 đến 3 tuổi nên ngủ khoảng 10 – 16 giờ mỗi ngày.

– Trẻ từ 3 đến 5 tuổi nên ngủ khoảng 11 – 15 giờ mỗi ngày.

– Trẻ từ 5 đến 14 tuổi nên ngủ khoảng 9 – 13 giờ mỗi ngày.

– Trẻ từ 14 tuổi trở đi nên ngủ khoảng 7 – 10 giờ mỗi ngày.

2. Biểu hiện rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh

  • Ngủ ngày quá nhiều: Trẻ có thể có thời gian ngủ ban ngày dài hơn mức bình thường, gây ảnh hưởng đến sự tỉnh táo và hoạt động trong ngày.
  • Cử động chân tay có chu kỳ: Có các cử động chân tay lặp đi lặp lại theo một chu kỳ nhất định trong quá trình ngủ.
  • Cơn miên hành: Trải qua cơn miên hành, tức là trẻ tỉnh giấc và thực hiện những hoạt động không tỉnh táo hoặc không nhớ sau khi tỉnh dậy.
  • Mất ngủ: Trẻ gặp khó khăn trong việc vào giấc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ, có thể thức dậy nhiều lần trong đêm.
  • Quấy khóc: Trẻ có thể trải qua tình trạng hoảng sợ, gây quấy khóc hoặc tỉnh giấc trong đêm.

bieu-hien-be-bi-roi-loan-giac-ngu

Các dấu hiệu trẻ bị rối loạn giấc ngủ như: quấy khóc, cơn miên hành…..

Ngoài ra, một số biểu hiện khác của rối loạn giấc ngủ ở trẻ bao gồm: ngáp nhiều, ngủ gật; mệt mỏi, kém linh hoạt; chơi ít hoặc không có hứng thú; dễ cáu gắt do thiếu ngủ; và giấc ngủ REM (giai đoạn ngủ nhanh chuyển).

Xem thêm:

3. Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em – Nguyên nhân do đâu ?

Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh có thể phân chia thành ba nhóm chính như sau:

3.1 Do sinh lý:

– Chu kỳ giấc ngủ của trẻ khác với người lớn. Trẻ sơ sinh có thể tỉnh giấc dễ hơn do sự cân bằng giữa giấc ngủ nhanh REM và giấc ngủ chậm NREM chưa hoàn thiện.

– Các mốc phát triển quan trọng như sắp lẫy, bò, mọc răng hay tập đi cũng có thể gây rối loạn giấc ngủ ở bé.

– Trẻ chưa được bú no trước khi ngủ.

nguyen-nhan-tre-bi-roi-loan-giac-ngu

3.2 Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ do bệnh lý:

– Một số bệnh lý như bệnh tiêu hóa, bệnh hô hấp (như dị ứng, ngạt mũi, ho, cảm…), bệnh tim mạch, bệnh thần kinh và các bệnh lý mãn tính hoặc bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và cản trở sự phát triển của trẻ.

tre-bi-mat-ngu-do-benh-ly

3.3 Rối loạn giấc ngủ ở trẻ do ngủ sai cách:

– Môi trường ngủ không thuận lợi như ánh sáng quá sáng, tiếng ồn, quần áo chật chội, tã bẩn có thể làm trẻ khó ngủ.

– Mặc quá nhiều quần áo cũng gây khó khăn trong giấc ngủ của trẻ.

– Thay đổi chỗ ngủ thường xuyên, cảm giác không an toàn khi ngủ, như không có sự hiện diện của cha mẹ hay chuyển phòng mới, cũng có thể gây rối loạn giấc ngủ.

– Cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày cũng là một nguyên nhân khác gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh.

4. Rối loạn giấc ngủ có nguy hiểm không ?

Trẻ bị mất ngủ không gây nguy hiểm trực tiếp, nhưng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển của bé:

4.1 Mệt mỏi và suy giảm sức khỏe

Rối loạn giấc ngủ kéo dài có thể gây mệt mỏi và suy giảm sức khỏe cho trẻ, làm trẻ dễ bị ốm và khó phục hồi sau khi bị bệnh.

4.2 Buồn ngủ vào ban ngày, mất tập trung

Thiếu giấc ngủ đủ khiến cho trẻ dễ buồn ngủ và mất tập trung trong hoạt động hàng ngày.

tre-bi-roi-loan-giac-ngu-co-nguy-hiem-khong

Việc trẻ bị mất ngủ thời gian dài gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não

4.3 Rối loạn hành vi và tâm lý

Thiếu giấc ngủ đủ có thể dẫn đến tăng động, cáu gắt và khó kiểm soát hành vi của trẻ, gây khó khăn trong việc tập trung và giao tiếp.

4.4 Tác động đến sự phát triển não bộ

Giấc ngủ đủ và chất lượng tốt là quan trọng cho sự phát triển và hình thành não bộ của trẻ. Rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến trí tuệ, khả năng học hỏi và tư duy của trẻ.

5. Trẻ bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao – Mách mẹ giúp bé ngủ ngon

Cha mẹ có thể áp dụng một số lời khuyên sau đây để giúp trẻ sơ sinh có những giấc ngủ ngon, dài và sâu hơn.

5.1 Tập cho trẻ ngủ đúng giờ – Cách khắc phục tình trạng rối loạn giấc ngủ trẻ sơ sinh

Cách làm này yêu cầu phụ huynh biết nhận ra các dấu hiệu của trẻ khi buồn ngủ như: ngáp, mắt lim dim, có vẻ mệt mỏi. Thực tế cho thấy, trong hai tháng sau khi sinh, trẻ sơ sinh thường không thể thức quá hai giờ liên tục. Do đó, cha mẹ cần cố định thời gian ngủ của con để đảm bảo trẻ ngủ đủ.

Nôi cũi gấp gọn cho bé tại : https://zaracos.vn/noi-cui-du-pc563714.html

5.2 Giúp bé phân biệt ngày và đêm

Có thể bạn chưa biết một vài trẻ sơ sinh hình thành thói quen thức đêm từ trong bụng mẹ, khi chào đời chúng sẽ tiếp tục duy trì thói quen này. Khi trẻ được hai tuần tuổi, cha mẹ có thể bắt đầu giúp con phân biệt khác biệt giữa ngày và đêm. Ban ngày, hãy tận dụng thời gian thức để tương tác với trẻ bằng cách chơi, hát, nói chuyện. Vào ban đêm, hãy giữ cho môi trường yên tĩnh, tối và ánh sáng vừa đủ để không làm trẻ tỉnh giấc.

can-giup-tre-phan-biet-ngay-va-dem-

5.3 Tập cho con tự ngủ

Tập cho trẻ thói quen tự ngủ khi trẻ được 6-8 tuần tuổi. Đặt trẻ vào nôi ngủ, giường khi thấy dấu hiệu trẻ buồn ngủ. Có thể hát ru, vỗ nhẹ, phát nhạc hoặc xoa đầu… để giúp trẻ ngủ. Tránh tạo thói quen ru trẻ ngủ trên tay rồi mới đặt xuống, vì điều này sẽ tạo thói quen khó bỏ khi trẻ lớn lên.

5.4 Cho bé bú no trước khi ngủ

Đảm bảo trẻ đã bú no, thay tã cùng không gian ngủ thoải mái, nhiệt độ phòng phù hợp.. Nên cho trẻ ngủ sớm, tốt nhất là trước 8 giờ tối.

cho-be-bu-no-truoc-khi-ngu-giup-be-sau-giac

Bài viết Biểu hiện rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục trên đây hy vọng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho mẹ trong việc chăm sóc giấc ngủ cho bé. Theo dõi Zaracos để xem thêm nhiều thông tin hữu ích về kinh nghiệm chăm sóc con nhỏ nhé !

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi nằm nôi được không

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.