Theo các chuyên gia, độ tuổi 6 tháng là thời điểm lý tưởng để bắt đầu cho trẻ ăn dặm, giúp bổ sung dinh dưỡng thiết yếu mà sữa mẹ không thể cung cấp đủ. Dù có nhiều phương pháp khác nhau, nhưng cách ăn dặm truyền thống vẫn được nhiều mẹ áp dụng từ xưa đến nay. Trong bài viết này, hãy cùng Zaracos tìm hiểu chi tiết cách ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng và những thực đơn dinh dưỡng cho bé.
1. Phương pháp ăn dặm truyền thống có ưu điểm gì ?
Đây là phương pháp cho bé ăn bột xay nhuyễn kết hợp với các loại thực phẩm khác trong bữa ăn, trước khi dần dần chuyển sang ăn cháo. Cách ăn dặm truyền thống được nhiều phụ huynh ưa chuộng và áp dụng vì nhiều lợi ích mà nó mang lại. Một số lợi ích bao gồm:
- Đa dạng dinh dưỡng: Bé khi bắt đầu ăn dặm theo kiểu truyền thống sẽ được tiếp cận với các loại thực phẩm mới như rau củ, quả và thịt cá, giúp bổ sung đa dạng dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất và chất xơ, giúp bé phát triển khỏe mạnh.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Thức ăn được nghiền nhuyễn, giúp bé dễ dàng nhai nuốt và tiêu hóa thuận lợi, hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé phát triển mạnh mẽ.
- Điều chỉnh lượng thức ăn: Mẹ có thể dễ dàng điều chỉnh lượng thức ăn cho bé thông qua việc đút cho bé ăn, giúp mẹ nắm bắt được nhu cầu ăn uống của bé và hạn chế việc bé ăn quá nhiều hoặc quá ít.
2. Cách ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng
Dưới đây là hướng dẫn cách ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng, mẹ có thể thực hiện theo 4 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Khi bắt đầu quen với ăn dặm theo kiểu truyền thống, mẹ nên tập trung vào việc xay nhuyễn và lọc các loại thực phẩm để trẻ dễ tiêu hóa.
Giai đoạn 2: Từ tháng thứ 7 trở đi, mẹ có thể tăng dần độ đặc của cháo để bé làm quen với cảm giác ăn thô hơn. Một lời khuyên là nấu 2 bữa bột và 1 bữa cháo mỗi ngày, kèm theo các loại hải sản như tôm, cua, cá để bổ sung dinh dưỡng.
Giai đoạn 3: Từ 9 đến 12 tháng, khi bé đã quen với cách ăn dặm truyền thống, mẹ có thể cho bé thử ăn cháo nguyên hạt và tham gia vào bữa ăn gia đình. Tuy nhiên, thức ăn vẫn nên được xay nhuyễn hoặc băm nhỏ để phù hợp với hệ tiêu hóa của bé và phát triển kỹ năng nhai và nuốt thức ăn thô.
Giai đoạn 4: Sau 1 tuổi, hệ tiêu hóa của bé đã ổn định hơn, cho phép mẹ bắt đầu cho bé thử ăn cơm và các món ăn người lớn khác. Mẹ nên chuẩn bị cơm mềm và các loại thức ăn băm nhỏ, giúp bé phát triển thói quen nhai và nuốt thức ăn dễ dàng hơn.
Được thiết kế để hỗ trợ giai đoạn tập ăn đầu tiên của bé, Ghế ăn dặm đa năng Zaracos Leeroy 3306 là lựa chọn lý tưởng để giúp bé làm quen với việc ăn uống một cách an toàn và thuận tiện.
- Giúp xây dựng thói quen ăn uống nghiêm túc cho bé khi tới giờ ăn phải ngồi vào bàn.
- Chuyển đổi thành 5 chức năng khác nhau, sử dụng được cho bé tới 8 tuổi.
- Chất liệu an toàn từ nhựa đúc chịu nhiệt cao cấp, chịu lực đến 35 Kg.
- [Ưu đãi] Giảm đến 30% kèm bảo hành 3 năm chỉ hôm nay !
3. Gợi ý thực đơn cho bé 6 tháng ăn dặm truyền thống
3.1 Cách làm cháo rây ăn dặm (Tỉ lệ 1:10)
Nguyên liệu:
- 20g gạo tẻ
- 200ml nước – Theo tỉ lệ 1:10
Cách làm:
- Đem gạo và nước vào nồi theo tỷ lệ 1:10, đặt nồi lên bếp và đun với lửa vừa. Khi cháo sôi, hạ lửa nhỏ để giữ cho cháo không trào ra ngoài và nấu tiếp trong khoảng 30-45 phút.
- Sau khi cháo đã nấu chín, để cháo ủ thêm trong nồi khoảng 15 phút để cháo trở nên mềm mịn và thơm hơn. Tiếp tục đun nấu cháo thêm một lần nữa đến khi hạt gạo nở mềm. ( Một mẹo nhỏ là bạn có thể thêm 1 muỗng dầu ăn vào nồi khi đun cháo để tránh cháo trào khi nhiệt độ tăng quá cao. )
- Tiếp theo, múc từng phần cháo lên rây để lọc và sử dụng muỗng chà nhẹ để làm mịn cháo. Đặt một cái chén khác dưới rây để thu được phần cháo nhuyễn mịn. ( Nếu phần cháo sau khi rây vẫn còn đặc hoặc bé mới bắt đầu ăn dặm, bạn có thể thêm nước (hoặc sữa) vào và rây lại lần 2 để làm cho cháo loãng hơn. )
3.2 Cháo bí đỏ
Nguyên liệu:
- Gạo trắng
- Bí đỏ
Cách làm:
- Nấu cháo trắng theo tỉ lệ 1 phần gạo và 10 phần nước. Sau khi cháo đã hầm chín, rây qua lưới để có chất lượng mịn nhất.
- Rửa sạch bí đỏ và hấp chín hoàn toàn.
- Nghiền bí đỏ nhuyễn.
- Trộn 2 thìa cháo gạo nhuyễn với 2 thìa bí đỏ đã nghiền nhuyễn, sau đó đun lên trong vài phút cho đến khi thấy hỗn hợp đồng nhất.
3.3 Cháo cà rốt, bông cải
Nguyên liệu:
- 1 phần cháo trắng
- Cà rốt
- Bông cải
Cách làm:
- Nấu cháo trắng theo tỉ lệ 1 phần gạo và 10 phần nước, sau đó rây qua lưới để có cháo mịn.
- Gọt vỏ cà rốt và rửa sạch bông cải. Luộc hoặc hấp chúng đến khi chín mềm, sau đó nghiền nhỏ bằng máy xay.
- Trong nồi, kết hợp 2 phần cháo nhuyễn, 2 phần cà rốt và 2 phần bông cải đã nghiền nhỏ. Đặt nồi lên bếp và khuấy đều trong vài phút.
Để tiết kiệm thời gian, bạn cũng có thể nấu một lượng lớn và cất giữ để cho bé dùng dần.
3.4 Cách nấu bột đậu xanh với sữa mẹ cho bé ăn dặm
Bột đậu xanh có cấu trúc mềm mại và dễ tiêu hóa, rất phù hợp cho việc bắt đầu ăn dặm của bé. Đậu xanh cũng giàu chất xơ, protein và vitamin, giúp bé nhận được nguồn dinh dưỡng cần thiết.
Nguyên liệu:
- 15g hạt đậu xanh (loại đã bỏ vỏ)
- 20g bột gạo
- 200ml nước
- 2 – 3 thìa sữa mẹ hoặc sữa công thức
Cách làm:
- Đậu xanh được ngâm trong nước từ 2 – 3 tiếng, sau đó rửa sạch với nước 1-2 lần.
- Hấp đậu xanh trong khoảng 15 – 20 phút cho đến khi chín.
- Cho đậu đã hấp vào máy xay, thêm sữa mẹ và một ít nước, sau đó xay nhuyễn hỗn hợp.
- Đổ 200ml nước vào nồi và đun sôi. Khi nước sôi, thêm bột gạo vào và khuấy đều cho đến khi bột chín. Sau đó, thêm hỗn hợp đậu xanh đã xay vào, khuấy đều và đun sôi thêm 5 phút để bột chín. Tiếp theo, tắt bếp và chờ cho cháo nguội trước khi cho bé ăn.
3.5 Hướng dẫn nấu cháo thịt gà ăn dặm truyền thống
Mẹ hãy cho bé làm quen với thịt gà sau khi bé đã quen với việc ăn dặm bột ngọt. Thịt gà không chỉ là nguồn cung cấp protein chất lượng cao mà còn giúp hỗ trợ sự phát triển và tăng trưởng của cơ thể bé, đồng thời cung cấp năng lượng cần thiết cho hoạt động hàng ngày.
Nguyên liệu:
- 30g thịt ức gà
- 20g gạo tẻ
- Nước lọc
Cách làm:
- Thịt gà rửa sạch, sau đó đem đi luộc với nước trong 15 – 20 phút để thịt gà chín mềm.
- Vớt gà ra cho ráo nước, sau đó xé thịt thành miếng nhỏ.
- Gạo tẻ vo sạch, sau đó đổ gạo và nước luộc gà vào nồi đun sôi thành cháo. Đun cháo với lửa nhỏ trong 15 – 20 phút để gạo nở hết.
- Thêm thịt gà đã xé vào nồi cháo, đun thêm 5 phút và tắt bếp.
- Đổ cháo vào máy xay, xay nhuyễn để được hỗn hợp cháo thịt gà cho bé ăn dặm.
4. Những điều cần lưu ý khi cho bé ăn truyền thống
Không nên cho bé ăn dặm quá sớm sẽ ảnh hướng đến tiêu hóa, do chưa đủ hoàn thiện để tiếp nhận các thức ăn thô.
Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé. Ăn dặm chỉ là bữa phụ và mẹ cần phân bổ lịch ăn dặm xen kẽ với việc cho bé bú sữa mẹ để đảm bảo bé nhận đủ dinh dưỡng cần thiết.
Mỗi bữa ăn dặm của bé cần bao gồm đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất: bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất theo tỷ lệ cân đối cho bé.
Khi bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho bé thử các bột “vị ngọt” như gạo sữa, yến mạch sữa, trái cây nghiền… để bé dễ thích nghi với thức ăn mới. Sau khoảng 2 – 4 tuần, mẹ có thể chuyển sang bột vị mặn.
Mẹ nên cho bé ăn từ từ, từng chút một, từ ít đến nhiều. Mẹ cần kiểm tra nguy cơ dị ứng và khả năng tiêu hóa của bé khi cho bé thử thức ăn mới.
Tuyệt đối tránh nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi, nhiều mẹ nghĩ thêm chút gia vị để bé ngon miệng hơn. Điều này là sai lầm nha, vì có thể gây áp lực lên thận của bé.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất