Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Từ A Đến Z Dành Cho Mẹ

Chăm sóc trẻ sơ sinh là một hành trình đầy tình yêu và trách nhiệm. Bạn, như một người mẹ, luôn muốn đảm bảo rằng bé yêu của mình được quan tâm tận tâm và phát triển khỏe mạnh. Để giúp bạn trên hành trình này, Zaracos đã tổng hợp một hướng dẫn đầy đủ từ A đến Z về cách chăm sóc trẻ sơ sinh nhằm giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm hơn trong việc chăm con.

1. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z

Với những người lần đầu được nhận thiên chức làm mẹ, chắc chắn sẽ bối rối khi không biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh thế nào mới đúng.

Bé sơ sinh chào đời sẽ tiếp xúc với môi trường khác so với trong bụng mẹ, lúc này bé rất nhạy cảm với môi trường xung quanh. Từ thời tiết nóng – lạnh hay những tác động xung quanh, vì vậy để con có thể phát triển tốt nhất thì mẹ cần biết chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách.

1.1 Bế trẻ sơ sinh thế nào mới đúng ?

Việc đầu tiên khi chăm con là phải biết bế trẻ, khi này trẻ còn non nớt và khung xương chưa định hình nên mẹ cần biết tư thế bế bé đúng cách.

Mỗi trẻ lại thích được ẵm theo một kiểu khác nhau,khi trẻ quấy khóc hay khi mẹ muốn ẵm con lên để nựng nịu thì cũng cần phải biết bế con đúng cách để bé không khóc hay bị giật mình. Mẹ nên nhìn và trò chuyện âu yếm với bé, hai tay luồn nhẹ nhàng xuống đầu, vai và mông trong khi nhấc con lên nhẹ nhàng.

cach-cham-soc-tre-so-sinh

1.2 Giữ ấm cơ thể của bé

Mẹ lưu ý cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời quan trọng nhất là cần phải giữ ấm cơ thể của con. Do cơ thể con còn non nớt và chưa có kháng thể, việc để thân nhiệt con thấp trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh tấn công.

cham-soc-tre-so-sinh-1-thang-tuoi

Chăm sóc bé sơ sinh 1 tháng tuổi : Giữ ấm cơ thể con

Bạn có thể thực hiện phương pháp quấn chăn để giữ ấm và nằm ôm bé, điều này vừa kết nối tình mẫu tử, đồng thời giúp mẹ truyền hơi ấm sang cho bé và dễ dàng quan sát con mọi lúc, kịp thời xử lý khi có vấn đề xảy ra.

1.3 Cho bé bú khi đói

Sữa mẹ tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh vì có nhiều dưỡng chất và kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh, dễ tiêu hóa.

Nên việc duy trì cho con bú mẹ hoàn toàn trong giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng tuổi rất quan trọng.

Trẻ sơ sinh lúc này dạ dày còn nhỏ, nên cho bé bú thường xuyên, trong những tuần đầu sau sinh bé bú khoảng 1 -2 giờ/lần. Dấu hiệu nhận biết khi đói là trẻ sẽ quấy khóc, ngọ nguậy, chép miệng…..

cách cho trẻ sơ sinh bú sữa

Tạo cho bé tư thế thoải mái nhất khi bú sữa

Nếu bé đang ngủ mà đến cữ bú, không nên đánh thức con vì giấc ngủ cũng góp phần quan trọng cho sự phát triển của bé sơ sinh.

Ba mẹ có thể tìm hiểu một số tư thế cho bé bú để con có thể thoải mái nhất, ngoài ra cần lưu ý sau khi em bé bú sữa khoảng 15 – 20 phút để cho bé ợ hơi thì mới đặt nằm xuống, nếu không bé sẽ bị trào sữa ra ngoài.

[Giải đáp] Trẻ sơ sinh uống bao nhiêu sữa mỗi ngày là đúng chuẩn?

Cách bế trẻ sơ sinh cho bú đúng cách, không lo sặc sữa :

– Mẹ cần tìm chỗ ngồi có điểm tựa để có thể ngồi lâu mà không mỏi do mỗi cữ bú kéo dài từ 15 – 30 phút.

– Tư thế ôm nôi: Mẹ bế bé bằng hai tay để cho phần thân và đầu của trẻ trên một đường thẳng,  áp bụng trẻ và mẹ sát nhau, giữ mặt bé đối diện núm vú.

– Với tư thế cho con bú này giúp ôm trọn bé vào lòng, mẹ cho bé bú ngực nào thì dùng tay cùng phía với ngực đó để đỡ bé.

tu-the-cho-be-bu-dung-cach

Tư thế bú mẹ đúng cách cho trẻ sơ sinh

1.4 Cần quan tâm đến giấc ngủ của bé

Nơi ngủ của trẻ cần phải thoáng mát, sạch sẽ và yên tĩnh. Hạn chế để nhiều vật dụng trong phòng làm nơi trú của muỗi.

Nếu sử dụng điều hòa, nhiệt độ thích hợp nhất là 27 – 28ºC. Nhiệt độ phòng cho bé sơ sinh quá thấp có thể làm trẻ bị cảm lạnh dù bạn có quấn khăn hoặc đắp chăn, còn nhiệt độ nóng cũng làm trẻ ra mồ hôi, gây ngứa làm con không ngon giấc.

cách để bé sơ sinh ngủ ngon

Nên chú ý nhiệt độ phòng để trẻ sơ sinh được ngủ ngon

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất và tinh thần của bé. Bạn có thể massage nhẹ nhàng cho bé hoặc sử dụng nôi cũi dù, ghế rung….. mở nhạc nhẹ nhàng để con dễ chìm vào giấc ngủ.

Không nên quấn chăn cho bé quá chặt hoặc để gối, thú bông xung quanh, nếu không may bị đè vào mũi có thể gây ngạt thở cho trẻ.

2. Cách chăm trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi : Cách tắm và chăm sóc rốn cho bé

2.1 Vệ sinh và thay tã bé thường xuyên:

  • Có thể sử dụng xen kẽ tả vãi hoặc tả giấy để tiết kiệm. Khi dùng tã giấy mẹ cần chọn loại có kích thước phù hợp với con, có tính năng chống hâm và ngứa. Tả vãi thì nên dùng chất liệu vải cotton mềm,thấm nước tốt.
  • Cần thay tã ngay khi con tè đầy tả hoặc ị xong, vệ sinh bằng khăn bông mềm và nước ấm nhẹ nhàng. Có thể thoa phấn để tránh bé bị hăm da.

2.2 Cách tắm cho trẻ sơ sinh:

Trước khi tắm cho trẻ sơ sinh cần chuẩn bị đầy đủ các thứ sau:

  • Rửa tay sạch sẽ. Khi tắm, vệ sinh người bé không được để móng tay dài hay đeo nữ trang vì sẽ làm xướt làn da mỏng manh của bé.
  • Khăn sữa hoặc khăn loại nhỏ để lau bé, 1 khăn lớn để quấn giữ ấm sau khi tắm cho trẻ, quần áo,mũ bao tay bao chân.
  • Gạc, bông gòn và tăm bông, băng rốn vô trùng.
  • Cần đóng hết cửa và tắt hết quạt, điều hòa để tránh gió. Nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh thích hợp nhất là từ khoảng 37 – 38 ºC. Nếu không có nhiệt kế thì mẹ có thể dùng khuỷu tay để thử.​

Thời gian tắm chỉ nên từ 4 – 5 phút với các bước như sau:

Bước 1: Nhẹ nhàng cởi quần áo, tả lót bé. Lau sạch rốn trẻ và thấm khô bằng cồn 70 độ.

Bước 2: Tắm trẻ theo thứ tự để tránh bỏ sót từ cổ, lau lòng bàn tay, ngực, bụng, lưng sau đố mới xuống đùi và mông ( chú ý các nếp lằn ở đùi, mông trẻ), bàn chân.

Tiếp đó vệ sinh bộ phận sinh dục rồi lau xuống hậu môn. Tráng nước toàn thân bé một lần nữa để hết xà phòng.

Mẹ có thể tắm từng phần cho bé nếu thời tiết quá lạnh với các bước :

  • Lau mặt rồi vòng ra vành tai, cổ và hõm nách.
  • Lau lòng bàn tay, chân.
  • Lau bộ phận sinh dục và hậu môn bằng khăn mềm.

Bước 3: Lau khô người, mặc quần áo, quấn tã, nên dùng dầu khuynh diệp thoa vào 2 lòng bàn chân, trên đầu để phòng cảm lạnh rồi mới cho trẻ mang bao tay, chân và mũ trùm.

Dùng bông gạc thấm nước ấm hoặc nước muối sinh lý lau khóe mắt, mỗi bên dùng một gạc khác nhau, tránh dùng chung gạc. Cần thực hiện hằng ngày để tránh nhiễm khuẩn mắt cho bé.

cham-soc-em-be-moi-sinh-nhu-the-nao
Chăm sóc em bé mới sinh như thế nào ?

2.3 Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời : Cần vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh.

  • Vệ sinh cuống rốn cũng là một việc quan trọng mà mẹ cần quan tâm. Đây là một vết thương hở, cần được chăm sóc đúng cách nếu không rất dễ bị nhiễm trùng.
  • Việc chăm sóc rốn cần được thực hiện hằng ngày cho đến khi cuống rốn rụng:
  • Rửa tay và sát khuẩn trước khi vệ sinh.
  • Lau rốn bằng tăm bông, bông gòn với nước muối sinh lý. Sau đó thấm khô vùng cuống và chân rốn.
  • Băng rốn cho trẻ sơ sinh để tránh vi khuẩn, cẩn thận khi mặc quần áo cho bé, quấn tã phía dưới rốn và phải để cuống rốn rụng tự nhiên

2.4 Chăm sóc làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh

Làn da của trẻ sơ sinh cần được chăm sóc đúng cách và tuân thủ những quy tắc sau:

  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng da, chọn mua quần áo có chất vải mềm, cắt bỏ nhãn mác trước khi cho bé mặc. Nước giặt phải dùng loại dành riêng cho trẻ đã được kiểm chứng để tránh kích ứng gây ngứa da,mẩn đỏ.
  • Hạn chế để da tiếp xúc với phân và nước tiểu, cần thay tã sau khi bé đã tiểu đầy hoặc vừa ị xong.
  • Cần giữ độ ẩm thích hợp cho da bé, khí hậu khô cũng sẽ khiến da bé mất nước. Nên thoa kem dưỡng da ở những vùng bị khô và bong tróc.

2.5 Cần quan tâm tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh:

 Tình trạng này khá phổ biến. Thống kê cho thấy 30% trẻ sinh đủ tháng và 100% trẻ sinh non dưới 1,5kg bị vàng da.

– Trẻ bị vàng da rất nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Tình trạng này dễ gây ra biến chứng do tình trang nhiễm độc thần kinh dẫn đến tỷ lệ tử vong cao và di chứng nặng nề.Cần đưa trẻ đi khám ngay khi có dấu hiệu vàng da.

– Cách chăm em bé sơ sinh bị vàng da là nên tắm nắng mỗi 20 – 30 mỗi buổi sáng. Thời gian tốt nhất để tắm nắng cho trẻ là từ 6 giờ đến trước 8 giờ sáng, nhằm giúp cơ thể tổng hợp Vitamin D, hạn chế tình trạng còi xương và vàng da.

trẻ sơ sinh tắm nắng
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh

3. Một số lưu ý khác trong việc chăm sóc trẻ mới sinh

3.1 Cho bé chích ngừa đầy đủ,đúng lịch.

Mẹ hãy tìm hiểu xem con đang cần chích ngừa vacxin và thời điểm như thế nào. Ghi nhớ lịch tiêm và cho trẻ chích ngừa đầy đủ giúp tránh được nhiều bệnh nguy hiểm.

Xem ngay: [Cập nhật] Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh mới nhất 2023

3.2 Lưu ý đến nhiệt độ trẻ sơ sinh

Song hành với các cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ a đến z trên thì mẹ còn phải theo dõi nhiệt độ trẻ thường xuyên.

Thân nhiệt trẻ sơ sinh bình thường là 36.5 đến 37 ºC.

3.3 Đừng chiều khi trẻ sơ sinh thích bế khi ngủ

Không nên tạo những thói quen như bế, đung đưa hoặc cho trẻ sơ sinh nằm võngThay vào đó nên hát ru hoặc cho nghe nhạc nhẹ, vỗ mông khi ngủ.

3.4 Cần trang bị phương tiện di chuyển 

Một chiếc xe đẩy sơ sinh sẽ giúp mẹ đỡ vất vả hơn khi không cần phải bế con liên tục hoặc khi cho bé tắm nắng.

xe-day-em-be-so-sinh-thuong-hieu-zaracos

Hy vọng qua bài viết về Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z trên đây của Zaracos sẽ giúp cho những người lần đầu làm mẹ có thêm kiến thức trong việc nuôi dạy và chăm con thật tốt, khoa học trong giai đoạn đầu. Chúc bé yêu của bạn luôn khỏe mạnh và mau ăn chóng lớn. Hãy theo dõi chuyên mục Kinh nghiệm chăm con của Zaracos để đọc thêm nhiều tin tức hữu ích khác nhé.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.