Cách cho bé ăn dặm tự chỉ huy và thực đơn cho mẹ tham khảo

Cách cho bé ăn dặm tự chỉ huy – còn được gọi là Baby Led Weaning (BLW), đang trở thành một xu hướng phổ biến mà nhiều mẹ bỉm quan tâm và áp dụng. Tuy nhiên, để thực hiện BLW một cách hiệu quả, việc tìm hiểu thông tin và nắm vững kiến thức là rất quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá thêm về cách ăn dặm blw này cùng Zaracos nhé !

1. Phương pháp ăn dặm bé chỉ huy là gì ?

Ăn dặm blw cho bé từ mấy tháng ? Đây là cách ăn dặm cho bé từ 6 tháng cho phép tự do quyết định về món ăn và cách ăn theo ý thích của mình. Một điểm đặc biệt của BLW là việc bỏ qua giai đoạn ăn thức ăn xay nhuyễn, thay vào đó là chuyển ngay sang ăn thức ăn đặc. Bé có thể tự tay lựa chọn thức ăn hoặc sử dụng thìa, muỗng, dĩa mà không cần sự can thiệp của bố mẹ. Điều này giúp trẻ tự do khám phá, lựa chọn thực phẩm và làm quen với việc ăn uống theo cách tự nhiên nhất.

  • Ưu điểm:

an-dam-chi-huy-la-gi

Khuyến khích bé ăn uống độc lập sớm hơn: BLW cho phép bé tự chủ trong việc chọn và ăn thức ăn mà không cần sự can thiệp quá nhiều từ phía người lớn. Mẹ chỉ cần sắp xếp các món ăn và đồ chơi xung quanh, bé sẽ tự ăn thức ăn theo ý thích của mình. Ngoài ra cũng phát triển khả năng nhận biết được các loại mùi vị khác nhau.

Phát triển kỹ năng nhai và kiểm soát thức ăn: Thông qua việc tự ăn theo phương pháp này, con sẽ rèn luyện được khả năng phối hợp giữa miệng, mắt và tay. Học cách nhai và nuốt thức ăn một cách tự nhiên, cũng như tự ngừng ăn khi cảm thấy no. Điều này giúp bé kiểm soát lượng thức ăn một cách hiệu quả và tránh tình trạng ăn quá nhiều.

Tham gia bữa ăn cùng gia đình: Với các món ăn hàng ngày của gia đình, mẹ chỉ cần biến tấu một chút bằng cách nấu mềm, cắt nhỏ là có thực đơn BLW để bé ăn được, đỡ mất thời gian để chuẩn bị đồ ăn riêng cho bé. Tuy nhiên, cần tránh những loại thực phẩm không phù hợp để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho bé.

  • Nhược điểm:

an-dam-blw-co-nguy-co-bi-nghen

Nguy cơ bé bị hoặc nghẹn khi ăn: Một trong những rủi ro chính của phương pháp này là nguy cơ bé bị hóc hoặc nghẹn khi ăn. Ban đầu khi mới tiếp xúc với thức ăn, trẻ sẽ có phản ứng nôn mửa hoặc ọe thức ăn. Đây là phản ứng bình thường trong giai đoạn bé mới tập ăn dặm và thường sẽ giảm dần theo thời gian. Để giảm thiểu nguy cơ này, mẹ cần cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ hoặc hình tròn như quả nho. Ngoài ra, việc tìm hiểu trước về cách xử lý hóc hoặc nghẹn cho bé cũng rất quan trọng.

Mất thời gian dọn dẹp khi bé ăn xong: Một hạn chế đáng chú ý khác là việc mất thời gian dọn dẹp “thảm họa” sau khi bé ăn xong. Không thể tránh khỏi việc bé sẽ làm dơ quần áo và làm đổ đồ ăn xung quanh khi tập ăn. Đôi khi bé có thể ném đồ ăn ra ngoài vì không thích hoặc đã no. Trong trường hợp bé không thích, mẹ nên cân nhắc thay đổi món ăn. Còn nếu bé đã no, mẹ không nên ép bé ăn nữa mà nên cất đồ ăn đi.

2. Các dụng cụ cần thiết cho bé khi ăn dặm blw 

2.1 Yếm ăn

yem-an-dang-mang-cho-be-an-blw

Mẹ nên chọn yếm dạng máng thay vì yếm thường, vì khi ăn BLW bé thường ném hoặc làm rơi thức ăn, sử dụng yếm máng giúp mẹ dễ dàng “hứng” đồ ăn rơi vào yếm mà không bẩn ghế hoặc quần áo của bé. Thay vì chỉ quan tâm đến màu sắc, bạn nên ưu tiên các loại yếm máng làm từ silicon hoặc nilon mềm. Đây là những sản phẩm giúp ngăn thức ăn không thấm qua vào quần áo và dễ dàng vệ sinh sau mỗi bữa ăn. Hơn nữa, nên chọn các loại yếm máng có nhiều nấc để điều chỉnh kích thước phù hợp với bé, giúp yếm máng vừa vặn và thoải mái hơn cho bé khi ăn.

Yếm ăn dạng máng cho bé ăn dặm BLW chỉ 49.000đ – Mua ngay tại đây !

2.2 Thìa tập ăn

Sau một thời gian để bé làm quen với phương pháp BLW, mẹ có thể bắt đầu giới thiệu thìa tập ăn cho bé. Nên chọn các loại thìa tập ăn dặm chuyên dụng. Những loại thìa này được thiết kế để bé dễ dàng cầm và xúc thức ăn, đồng thời kích thích sự tò mò của bé và khuyến khích bé thích tập xúc thìa hơn. Điều này giúp bé phát triển kỹ năng tự ăn và tăng cảm giác tự tin khi tham gia vào bữa ăn.

Khi chọn thìa cho bé, mẹ cần quan tâm đến một số điều như sau:

  • Chất liệu mềm: Chọn thìa làm từ chất liệu mềm để tránh gây tổn thương cho nướu của bé, đặc biệt khi bé chưa quen với việc cắn mạnh.
  • Cán thìa ngắn: Ưu tiên các loại thìa có cán ngắn để bé dễ dàng điều khiển và sử dụng.

2.3 Ghế ngồi ăn dặm – Dụng cụ ăn dặm Blw

ghe-an-dam-giup-giai-doan-tap-an-de-dang-hon

Ghế ăn là một sản phẩm không thể thiếu khi thực hiện phương pháp ăn dặm BLW mà mẹ không nên bỏ qua. Sử dụng ghế ăn giúp bé phát triển thói quen ngồi vào bàn và tập trung hơn vào việc ăn. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho bé tham gia vào bữa ăn gia đình mà còn giúp bé hình thành thói quen ngồi ăn đúng cách từ khi còn nhỏ.

Khi lựa chọn ghế ăn, mẹ cần lưu ý những điểm sau:

  • Dễ làm sạch: Trong giai đoạn đầu, khi bé chưa thành thạo các kỹ năng, việc làm bẩn thức ăn là điều không tránh khỏi. Do đó, mẹ nên ưu tiên các loại ghế ăn dặm có thiết kế đơn giản, dễ dàng tháo rời để vệ sinh. Nếu ghế có đệm, mẹ cũng nên chọn sản phẩm có thể tháo rời để dễ dàng làm sạch và tránh tình trạng mầm bệnh. Lựa chọn lý tưởng là những chiếc ghế làm từ nhựa cao cấp hoặc gỗ, có khay ăn có thể tháo rời.
  • Điều chỉnh được độ cao: Mẹ nên mua những loại ghế có thể điều chỉnh độ cao phù hợp với bàn ăn, để bé có thể tham gia vào bữa ăn cùng gia đình hoặc cũng có thể ngồi ở dưới đất khi cần.
  • Có khay ăn tháo rời và dễ di chuyển: Nên chọn các loại ghế nhỏ gọn, có thể xếp lại để dễ di chuyển. Nếu mua những loại có bánh xe, thì phải có khóa bánh để tránh ghế bị trượt và đảm bảo an toàn cho bé.

Được thiết kế để hỗ trợ giai đoạn tập ăn đầu tiên của bé, Ghế ăn dặm cho bé 6 tháng Zaracos là lựa chọn lý tưởng để giúp bé làm quen với việc ăn uống một cách an toàn và thuận tiện.

  • Giúp xây dựng thói quen ăn uống nghiêm túc cho bé khi tới giờ ăn phải ngồi vào bàn.
  • Chuyển đổi thành 5 chức năng khác nhau, sử dụng được cho bé tới 8 tuổi.
  • Chất liệu an toàn từ nhựa đúc chịu nhiệt cao cấp, chịu lực đến 35 Kg.
  • [Ưu đãi] Giảm đến 30% kèm bảo hành 3 năm chỉ hôm nay !
ghe-an-dam-da-nang-zaracos-leeroy-3306

2.4 Khay ăn

Việc sử dụng khay ăn bé sẽ dễ dàng lựa chọn thức ăn hơn. Nên chọn những loại có chân hút dính tốt để khay bám chặt vào bàn, tránh tình trạng bị bé vứt hoặc làm đổ. Khay phải làm từ chất liệu nhựa an toàn, không chứa chất độc hại và chọn kích thước phù hợp với bàn ăn dặm để thuận tiện hơn.

2.5 Khăn trải sàn

dung-cu-can-thiet-cho-be-an-dam-blw

Để giữ sàn nhà luôn sạch sẽ , đặc biệt là khi bé thích ném thức ăn thì mẹ nên cân nhắc mua các loại khăn trải sàn được thiết kế cho việc ăn dặm, những loại này chống bám bẩn rất tốt và dễ vệ sinh, tuy nhiên có giá khá cao. Nếu nhà có sẵn khăn trải bàn hoặc thảm cũ cũng có thể tận dụng được, giúp tiết kiệm chi phí và tiện lợi để vệ sinh sau mỗi lần cho bé ăn.

Cho trẻ ăn dặm theo kiểu nhật có tốt không – Khác biệt gì so với BLW ?

3. Gợi ý thực đơn ăn dặm Blw cho bé 6 tháng đầy đủ dinh dưỡng

Để có được một thức đơn đầy đủ dinh dưỡng nhất cho bé, các chuyên gia dinh dưỡng khuyễn khích sử dụng 4 nhóm thực phẩm chính như sau:

Rau củ: Bao gồm cà rốt, khoai tây, bí đỏ, củ cải, bông cải xanh, cải thảo, đậu hà lan, su su, cải xoong, rau muống, rau đay, rau ngót, bí đao, cà chua, cà tím, ớt, rau bina, khoai lang,… Những loại này giàu vitamin, chất khoáng và chất xơ, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón ở trẻ.

Trái cây: Như chuối, táo, lê, bơ, dứa, xoài, đu đủ, nho, dâu tây, dâu đen, cam, bưởi, quýt,… Trái cây là nguồn cung cấp vitamin và chất chống oxi hóa quan trọng. Chúng bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do oxi hóa và hỗ trợ sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh ở trẻ.

thuc-don-an-dam-blw-cho-be-6-thang

Thực phẩm giàu đạm: Thịt gà, thịt bò, thịt heo, cá, tôm, hến, trứng, đậu phụ, đậu xanh, đậu đen, hạt quinoa,… Đạm là thành phần thiết yếu trong quá trình phát triển của bé, cung cấp các axit amin cần thiết cho xây dựng và sửa chữa tế bào, đồng thời hỗ trợ phát triển cơ bắp và xương.

Chất béo và tinh bột: Bơ, dầu dừa, bánh mỳ, bánh quy, cám gạo, cám mì, yến mạch, mì ống,… Nhóm này cung cấp năng lượng cho bé, giúp tăng cân và phát triển một cách đầy đủ và khỏe mạnh.

Khi thực hiện phương pháp ăn dặm BLW, mẹ cần tập trung vào việc sử dụng thực phẩm tự nhiên và tươi, tránh các thực phẩm chế biến sẵn hoặc giàu đường và muối.

Có thể mẹ vẫn chưa biết nên cho bé ăn những gì, kết hợp các món ăn như thế nào thì hãy lưu ngay 20+ thực đơn ăn dặm BLW siêu ngon và bổ dưỡng dưới đây nhé!

STT Thực đơn
1 Súp lơ hấp chín, Cà rốt thái miếng dài luộc nhừ, Súp khoai tây bơ.
2 Cá hồi chiên không dầu, Cà rốt và đậu hà lan hấp, Thanh long đỏ
3 Măng tây luộc, Lòng đỏ trứng gà luộc, Canh rau bina, Quả kiwi.
4 Thịt bò hấp rắc phô mai, Su su luộc, Khoai lang vàng hấp, Quýt múi.
5 Đậu luộc, Mì sợi xào súp chua ngọt, Thịt bò cuộn măng tây, Dâu tây.
6 Cà rốt, khoai tây, bí đỏ hấp chín, Nho xanh
7 Bánh mì nướng phomai cắt miếng, Bơ dằm sữa chua
8 Thịt heo hấp, Rau cải luộc, Trái cây cắt nhỏ: chuối, táo, lê, đào, nho, kiwi
9 Tôm chiên giòn, cắt nhỏ, Cải bó xôi, cải ngọt luộc chín
10 Nui sốt cà chua, cắt nhỏ; Sữa chua, trái cây cắt nhỏ, hạt chia
11 Bánh mì cuộn thịt bằm; Súp lơ, cà rốt, khoai tây hấp; Táo
12 Trứng luộc, cắt nhỏ; Hạt đậu xanh luộc chín; Dâu tây
13 Cơm trộn thịt bò, Rau củ luộc; Đu đủ
14 Nghêu hấp, cắt nhỏ; Cà rốt, khoai tây, bí đỏ nướng chín; Cam
15 Bánh pizza, cắt miếng; Khoai tây chiên, Kiwi
16 Cá ngừ hấp, cắt nhỏ; Bánh mì nướng với trứng, phô mai, Rau củ
17 Cải thảo xào tỏi; Thịt bò xào hành tây; Dưa chuột
18 Cơm khuôn, tôm hấp, bông cải xanh, chuối
19 Hàu, Bánh ngũ cốc, Ngô bao tử, Nho
20 Cơm ruốc cá hồi, Chuối, Bò xào đỗ xanh, Đậu bắp hấp
21 Thịt bò nướng, Cà rốt, đậu ve hấp, Nho xanh
22 Thịt viên chiên, Nui, Củ cải, măng luộc
23 Cá tilapia nướng, Khoai lang tím hấp, Chuối chín
24 Cơm nắm hạt chia, Bí xanh luộc, hành tây hấp, ớt chuông, Xoài

Thực đơn trên không áp dụng cho mọi độ tuổi, vì khả năng nhai nuốt và tiêu hóa của mỗi trẻ khác nhau. Trước khi bắt đầu mẹ nên tìm hiểu kỹ từng loại thực phẩm và cân nhắc để phù hợp với bé nhà minh.

Nguồn : https://sakuramontessori.edu.vn/an-dam-blw/

Bình luận bài viết (0 bình luận)