Áp dụng ngay 5+ Cách chữa ho cho mẹ bầu hiệu quả – An Toàn

Khi phụ nữ trong giai đoạn mang thai rất dễ nhạy cảm và thường gặp các bệnh thông thường như cảm lạnh và ho. Nhưng đa số các chuyên gia khuyên rằng nên hạn chế sử dụng các loại thuốc trong thời điểm này vì sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy khi bà bầu gặp tình trạng ho thì phải làm gì? 

Vì lí do trên, hôm nay Zaracos sẽ mách bạn những cách trị ho cho mẹ bầu đơn giản và hiệu quả nhé!

1. Vì sao mẹ bầu lại gặp tình trạng ho ?

Hiện tượng ho này xét về bản chất là một phản xạ giúp làm sạch đường hô hấp (đường thở) khỏi các chất gây khó chịu. Khi phụ nữ mang thai sẽ có những thay đổi nhất định, khá nhạy cảm với môi trường xung quanh và thay đổi nội tiết tố. Những biến đổi trên có thể sẽ làm cho mẹ bầu dễ bị cảm lạnh hoặc ho kéo dài. 

nguyen-nhan-khien-me-bau-ho-nhieu

Ho khan và ho có đờm là 2 biểu hiện thường gặp của triệu chứng ho ở mẹ bầu, nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Thực tế có rất nhiều nguyên nhân khiến cho mẹ bầu bị ho:

  • Do sức đầy kháng yếu: Sức đề kháng kém sẽ dẫn đến các căn bệnh như viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản, biểu hiện rõ nhất của những bệnh này là ho. Virus sẽ tấn công mạnh trong thời điểm này vì sức đề kháng của cơ thể khá yếu.
  • Tiếp xúc với môi trường không được sạch sẽ: Mẹ bầu hít phải khói thuốc lá, ra đường hít phải khói bụi, hay làm việc trong phòng kín bật điều hòa,… sẽ dễ gặp triệu chứng ho.
  • Bị dị ứng: do cơ địa của phụ nữ mang thai rất nhạy cảm, chính vì thế dễ bị dị ứng bởi lông các loại thú cưng, phấn hoa, hoặc thời tiết thay đổi thất thường,…, cho dù trước đó họ không có tiền sử dị ứng với các yếu tố trên.
  • Do lưu lượng máu trong cơ thể tăng: Khoảng thời gian tuần thứ 4 trong thai kỳ, lưu lượng máu trong người sẽ tăng lên. Điều này làm cho các mạch máu tại khoang mũi bị áp lực, khiến cho mẹ bầu bị nghẹt mũi và xuất hiện tình trạng ho kèm đờm.
  • Do ảnh hưởng từ quá trình phát triển của thai nhi: Thời điểm này, khoang bụng bị tạo áp lực bởi sự phình to của tử cung. Do đó sẽ làm trào ngược dạ dày, khiến mẹ bị ngứa rát cổ họng và ho khan.

2. Ho có gây hại cho thai nhi không ?

Mẹ bầu ho nhiều có ảnh hưởng đến bé không ? Thai nhi đã được bảo vệ bởi tử cung và nước ối, có tác dụng như một tấm đệm giảm sóc và những chuyển động liên quan khi mẹ bầu ho. Do đó mẹ không cần phải lo lắng đến việc thai nhi bị ảnh hưởng khi ho đâu.

Nhưng khi cơn ho kéo dài liên tục kèm theo những triệu chứng bất thường thì nó có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm, mẹ bầu nên nhanh chóng đến các cơ y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời. Bạn không nên tự ý sử dụng các thuốc giảm ho hoặc các liều thuốc giảm ho khi trước đã mua, chưa dùng hết vì nó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

cach-tri-ho-cho-me-bau-hieu-qua-nhat

Ho quá nhiều trong một số trường hợp sẽ gây ra các ảnh hưởng đến thai nhi như sau:

  • Ảnh hưởng đến dinh dưỡng của thai nhi: Ho nhiều có thể gây co thắt vùng ngực, các mẹ sẽ có cảm giác khó chịu và từ đó có tình trạng chán ăn.
  • Động thai hoặc dọa sinh non: vì khi đang trong giai đoạn cuối của thai kỳ, ho quá nhiều sẽ khiến cho tử cung bị co thắt.
  • Có trường hợp là do cơ thể bị nhiễm trùng nên ho nhiều và có thể dẫn đến mất tim thai.

Vậy làm cách nào để trị ho cho mẹ bầu thật hiệu quả mà không ảnh hưởng đến em bé? Hãy cùng Zaracos tới phần 3 nhé!

>>> Xem thêm: Dư ối có nguy hiểm không ? Cách khắc phục dư ối trong thai kì

3. Một số cách trị ho cho mẹ bầu hiệu quả và an toàn

Dưới đây là 1 số phương pháp trị ho cho mẹ bầu từ thành phần tự nhiên vô cùng lành tính:

3.1 Dùng gừng và tỏi trị ho cho bà bầu

meo-tri-ho-cho-me-bau-bang-gung-va-toi

Gừng và tỏi là 1 trong những nguyên liệu phổ biến trong việc trị bệnh ho khan. Gừng là một loại thực vật có công dụng giải cảm và làm ấm cho cơ thể rất tốt, ngoài ra còn có tác dụng xoa dịu các cơn ngứa trong cổ họng. Để sử dụng trong việc trị ho, ta sẽ làm các bước sau:

  • Lấy gừng tươi đã xử lý vỏ, giã nát sau đó lấy nước cốt.
  • Dùng nước cốt gừng kèm nước cốt chanh và mật ong theo sao cho phù hợp khẩu vị.
  • Tiếp đó cho hỗn hợp vào cùng với nước ấm và khuấy đều và sử dụng nhiều lần trong ngày.

Ngoài công dụng của gừng, tỏi cũng được xem là 1 công cụ trị ho vô cùng hữu ích. Vì tỏi có các thành phần có thể kháng viêm và sát khuẩn. 

Các bước giảm ho cho mẹ bầu với tỏi được thực hiện như sau:

  • Lột vỏ và rửa sạch các tép tỏi.
  • Gói tép tỏi vào trong giấy bạc và sau đó đem nướng.
  • Sau khi đã nướng chín thì giã nát và nghiền thành bột mịn rồi hoà tan với nước và sử dụng ngày 3 lần.

3.2 Trị ho cho mẹ bầu 3 tháng đầu bằng chanh mật ong

chua-ho-cho-ba-bau-bang-chanh-mat-ong

Mật ong kết hợp với chanh cũng được xem như là 1 loại thuốc từ thiên nhiên chữa được nhiều bệnh thông thường. Thức uống kết hợp 2 thành phần này đã được nhiều người sử dụng và thực sự có tác dụng rất hiệu quả.

Thành phần có trong mật ong chứa nhiều vitamin và các loại khoáng chất, giúp chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn. Kết hợp với chanh sẽ mang đến hiệu quả tuyệt vời, giúp phục hồi tổn thương ở vòm họng, xoa dịu các cơn ngứa hiệu quả.

Dưới đây là các cách trị ho khi mang thai bằng chanh và mật ong:

  • Cho 1 thìa cà phê mật ong vào ly có chứa khoảng 100ml nước.
  • Khuấy đều lên, sau khi đã hoàn toàn hoà tan thì cắt thêm vài lát chanh bỏ vào. Khi bắt đầu có triệu chứng ho nhẹ cũng là lúc các mẹ bầu thực hiện phương pháp này, chỉ cần uống 1 cốc nước mật ong và chanh vào, hiệu quả rõ rệt sẽ đến nhanh chóng, những cơn ngứa rát sẽ từ từ biến mất trong vài nốt nhạc. 

Nhưng lưu ý, thai phụ không nên uống nước mật ong và chanh khi đang đói bụng.

3.3 Mẹo trị ho cho mẹ bầu bằng nước lá hẹ

cach-chua-ho-khi-mang-thai-bang-la-he

Ngoài những cách đã kể trên, dùng lá hẹ hấp để trị ho khan cho mẹ bầu cũng là 1 cách đơn giản nhưng rất hiệu nghiệm. 

Bởi trong lá hẹ có chứa các hoạt chất kháng khuẩn như odorin, saponin, từ đó ức chế hoạt động sinh trưởng của các loại virus và vi khuẩn gây hại trong đường hô hấp. Bên cạnh đó, lá hẹ còn được xem như loại thực vật có khả năng giúp tiêu đờm và làm dịu cổ họng một cách nhẹ nhàng.

  • Rửa sạch lá hẹ với nước muối loãng và để cho ráo nước.
  • Cắt nhỏ lá hẹ thành từng đoạn sao cho vừa miệng rồi cho vào hấp cách thủy trong vòng 15 – 20 phút.
  • Lấy ra để nguội sau đó lọc lấy nước để uống. Ngoài ra bạn cũng có thể nấu canh hẹ với đậu hũ non, ăn rất mát.

3.4 Mẹ bầu ho ngứa cổ ? Uống ngay chanh đào

chua-ho-cho-me-bau-3-thang-dau-bang-chanh-dao

Trong chanh đào có hàm lượng vitamin C rất cao sẽ giúp tiêu viêm cực kì hiệu quả. Hơn thế, trong chanh đào còn có kali rất tốt cho thận. Vì vậy, chanh đào không chỉ có tác dụng giảm tình trạng ho khan mà còn có thể tăng cường sức đề kháng thông qua việc dùng loại quả này. 

  • Rửa sạch chanh đào bằng nước muối đã pha loãng.
  • Đem thái từng lát hoặc bổ đôi sao cho giữ lại hạt.
  • Ngâm chanh đào trong bình bình đựng với mật ong. ( Lưu í nên lựa chọn loại mật ong chất lượng để đem lại hiệu quả cao nhất).
  • Sau khi đã ngâm được 15 ngày – 1 tháng thì có thể sử dụng trực tiếp hoặc pha loãng với nước ấm và sử dụng.

3.5 Xông hơi với xả

xong-hoi-voi-xa-giup-tri-ho-cho-me-bau-3-thang-dau

Ngoài các phương pháp đã nêu bên trên, các mẹ bầu cũng có thể xông hơi với sả sẽ có kết quả nhanh và chính xác nhất.  Mùi hương sả giúp cho mẹ bầu giải tỏa căng thẳng, đồng thời hơi nóng khi xông sẽ giúp dẫn lưu dịch tiết hô hấp ra khỏi cơ thể. 

Các bước thực hiện xông hơi với sả như sau:

  • Chuẩn bị đầy đủ chanh và sả tươi.
  • Rửa sạch sẽ, sau đó vò nát lá chanh và dập nát sả rồi bỏ các nguyên liệu vào nước và đun sôi.
  • Xông hơi trong khoảng 15 đến 20 phút, sao cho cơ thể ra nhiều mồ hôi. 
  • Dùng khăn thấm sạch mồ hôi trên người sau khi đã xông xong.

Những cách trị ho cho mẹ bầu trên đây tương đối đơn giản và lành tính, dễ dàng thực hiện nên các mẹ có thể tham khảo áp dụng ngay tại nhà!

4. Một số điều mẹ cần lưu ý để phòng bệnh ho

Ngoài tìm hiểu những cách trị ho cho mẹ bầu an toàn, ta cũng nên hiểu biết về cách phòng tránh bệnh ho khi mang thai vì “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Do đó,trong khoảng thời gian mang thai các mẹ bầu nên tăng cường sức đề kháng để có thể chống lại với các bệnh tật. Thời điểm này không nên dùng các thuốc điều trị vì sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi.

bo-sung-trai-cay-giup-me-bau-giam-ho

Bạn nên chủ động áp dụng các biện pháp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa cúm và ho. Dưới đây là một vài lời khuyên các bạn có thể tham khảo:

  • Bổ sung các loại trái cây để được cung cấp thêm những chất vitamin cần thiết.
  • Không nên lao động quá sức và hãy ngủ đủ giấc. Khi chú trọng giấc ngủ sẽ giúp cơ thể có sức khỏe tốt, từ đó cân bằng được tâm lý và thể trạng.
  • Chú ý giữ ấm cơ thể, không nên tiếp xúc với những người đang bị cúm hoặc cảm lạnh để phòng lây nhiễm bệnh.
  • Có thể tiêm vắc xin theo khuyến nghị của bác sĩ để bảo vệ được sức khoẻ của mẹ và bé trong thai kỳ.

>>>Xem ngay: Bầu ăn dưa hấu được không – Ăn trái cây gì tốt nhất khi mang thai ?

Các bạn lưu ý: Những thông tin được zaracos.vn cung cấp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. 

Vì vậy hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa trước để giảm thiểu rủi ro cho bản thân và em bé. Zaracos xin chúc cho mẹ áp dụng thành công những cách trị ho trên đây và hãy luôn theo dõi để xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé !

https://hellobacsi.com/mang-thai/thai-ky/suc-khoe-khi-mang-thai/me-bau-ho-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong/
Bình luận bài viết (0 bình luận)