Hăm tã ở trẻ sơ sinh là một vấn đề thường gặp và làm phụ huynh lo lắng trong quá trình chăm sóc con nhỏ. Việc sử dụng tã thường xuyên nhưng không vệ sinh, thay thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho làn da nhạy cảm của bé bị ảnh hưởng, dẫn đến kích ứng và xuất hiện các vết sưng đỏ khó chịu. Dưới đây là một số cách xử lý tình trạng trẻ sơ sinh bị hăm da ở mông hiệu quả.
1. Biểu hiện của trẻ bị hăm tã
Các dấu hiệu hăm tã rất dễ nhận thấy bằng mắt thường:
- Vùng quấn tã, đặc biệt là hậu môn và xung quanh bộ phận sinh dục, bắt đầu xuất hiện vết đỏ, thường đi kèm với mùi khai khá đặc trưng.
- Các vết đỏ nhỏ ban đầu có thể lan dần đến phần bẹn và mông đùi của bé, chuyển từ màu nhạt sang màu đỏ tươi.
- Tình trạng nặng có thể gây lỡ loét, nổi mụn nước, thậm chí là chảy máu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây nhiễm trùng.
- Bé khó chịu và quấy khóc liên tục, giấc ngủ cũng không còn sâu và lâu như trước do vùng da bị hăm rất đau, đặc biệt khi tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu.
Vì sao trẻ bị hăm ?
Hăm tã ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do làn da mỏng manh và vô cùng nhạy cảm của bé. Khi tiếp xúc với các thành phần có trong tã, khăn ướt về sinh có các hóa chất tạo mùi, dung dịch thấm hút hoặc do mặc tã quá chật gây cọ xát cũng có thể gây kích ứng da.
Một nguyên nhân phổ biến gây hăm tã ở trẻ là sử dụng tã vải không được giặt sạch hoặc sử dụng tã dán một lần không đảm bảo khả năng thấm hút, tã đầy nhưng không được thay mới và vệ sinh cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm trong chất thải phát triển, gây nhiễm trùng khi da bé ẩm ướt.
>>> Xem thêm: Khăn giấy ướt không mùi cho trẻ sơ sinh loại nào tốt ?
2. Các mức độ hăm tã ở trẻ sơ sinh
Trẻ bị hăm tã có thể phân loại thành các mức độ khác nhau dựa trên nền độ ửng đỏ và sự tổn thương của làn da nhạy cảm. Dưới đây là mô tả chi tiết về các mức độ hăm tã:
2.1 Cấp độ 1 ( Nhẹ )
- Biểu hiện: Bé chỉ có một số điểm đỏ lác đác ở những vị trí nhỏ như hậu môn hoặc xung quanh bộ phận sinh dục,háng.
- Tình Trạng Bé: Bé không có biểu hiện khó chịu hay đau đớn.
2.2 Trẻ hăm tã cấp độ 2
- Biểu hiện: Vùng da ửng đỏ, xuất hiện nhiều vết đỏ hơn, và phân bố rải rác ở các khu vực bên dưới.
- Tình Trạng Bé: Bé có thể bắt đầu có sự khó chịu và đau đớn nhẹ.
2.3 Hăm tã cấp độ 3
- Biểu hiện: Vết mẩn đỏ lan rộng ra các vùng khác như mông, bẹn, gây khó chịu và đau rát cho bé.
- Tình Trạng Bé: Bé thể hiện sự khó chịu, đau đớn nhiều hơn.
2.4 Hăm tả cấp độ 4
- Biểu hiện: Vết hăm ngày càng rõ rệt, xuất hiện nốt sần, da trẻ sơ sinh sưng đỏ và có thể có mụn mủ.
- Tình Trạng Bé: Bé có thể trở nên mệt mỏi và cảm giác đau đớn.
2.5 Hăm tả nặng (Nghiêm Trọng):
- Biểu hiện: Vết mẩn đỏ lan ra diện rộng, kèm theo phỏng nước, loét da. Bé có thể trải qua tình trạng mệt mỏi, nặng hơn là nhiễm trùng, sốt li bì.
- Tình Trạng Bé: Bé đang ở trong tình trạng nghiêm trọng và cần sự can thiệp và điều trị chăm sóc y tế ngay lập tức.
Mẹ nên chú ý và theo dõi sự phát triển của hăm tã ở bé để kịp thời xử lý và ngăn chặn tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
3. Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị hăm
Thay tã thường xuyên cho bé để tránh tình trạng ẩm ướt kéo dài, giữ cho làn da của bé khô ráo và thoải mái, tránh tiếp xúc với các chất bẩn với da lâu. Một kinh nghiệm hay là mẹ nên đợi sau khi bé vừa tè hoặc ị xong, bỏ tã cho bé một khoảng thời gian ngắn để thoáng.
Khi bé đang bị hăm, hạn chế việc rửa quá nhiều, chỉ rửa bằng nước ấm hoặc dung dịch nước muối để sát khuẩn. Tránh sử dụng giấy ướt ( đặc biệt là những loại có mùi thơm ), chỉ nên được sử dụng khi không có điều kiện lau rửa được, chẳng hạn khi mẹ đang ở ngoài hoặc đang vội.
Quấn tã cho bé không nên quá chặt, vì điều này có thể làm tăng áp lực và gây bí bách, tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng hăm tã nặng hơn.
Tránh bôi phấn rôm không cần thiết, vì nó có thể làm bít tắc lỗ chân lông, làm tăng rủi ro mắc hăm tã và gây dị ứng cho làn da nhạy cảm của bé.
Không tự y án và sử dụng các loại kem bôi điều trị hăm mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ, để tránh làm nặng thêm tình trạng và có thể gây dị ứng cho bé.
>>> Xem ngay: Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không hiệu quả
4. Cách dùng bỉm cho trẻ sơ sinh không bị hăm
Để tránh tình trạng hăm da ở trẻ, việc sử dụng bỉm cần được thực hiện một cách cẩn thận và chọn lựa đúng sản phẩm. Dưới đây là một số cách sử dụng đảm bảo bé không bị hăm tã:
4.1 Lựa chọn các thương hiệu có tiếng
- Lựa chọn các loại bỉm chống hăm cho trẻ sơ sinh từ thương hiệu nổi tiếng như Bobby, Huggie…. để đảm bảo chất lượng và an toàn cho làn da nhạy cảm của bé. Các sản phẩm từ thương hiệu uy tín đã được kiểm định an toàn, đảm bảo không kích ứng da trẻ.
4.2 Ưu tiên các loại thoáng khí, thấm hút tốt
- Chọn loại bỉm có thiết kế thoáng khí và khả năng thấm hút tốt, giúp giữ da bé khô ráo và tránh tình trạng hầm bí, ẩm ướt.
4.3 Chất liệu mềm mại
- Lựa chọn bỉm có chất liệu mềm như vải không dệt, sợi bông để đảm bảo sự thoải mái và an toàn cho làn da nhạy cảm của bé.
4.4 Chọn đúng size
- Chọn size bỉm phù hợp với cân nặng, số đo vùng bụng, và đùi của bé. Bỉm nhẹ, đúng size giúp tránh tình trạng chất thải tràn ra ngoài và tạo cảm giác thoải mái cho bé.
4.5 Vệ sinh cho bé trước khi thay mới
- Thực hiện vệ sinh sạch sẽ và lau khô da bé mỗi khi thay bỉm, tránh tình trạng hầm bí và giữ cho da luôn khô thoáng.
- Có thể sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé lành tính và tránh bôi lên da khi đang ẩm ướt, có vết thương hở, hoặc ở khu vực nhạy cảm.
>>> Xem ngay: Có nên thay tã khi con đang ngủ ? Cách nhận biết tã đầy
Dựa trên những thông tin trên, Zaracos hy vọng rằng mẹ sẽ hiểu thêm về cách sử dụng tã đúng cách để ngăn chặn tình trạng hăm da ở trẻ sơ sinh. Hãy chú ý theo dõi các vùng da của bé để nhanh chóng phát hiện dấu hiệu của hăm, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời và tránh tình trạng trở nên nặng hơn.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất