Đối với các gia đình có con nhỏ, việc bé tè dầm làm ướt và ám mùi khai lên nệm là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, biết cách xử lý khi trẻ đái dầm ra đệm là rất quan trọng để tránh gây khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ của cả gia đình. Trong bài viết này, Zaracos sẽ chia sẻ với bạn những bước đơn giản nhưng hiệu quả để khử mùi nước tiểu trên nệm, giúp bạn và bé yêu có những giấc ngủ ngon lành và khỏe mạnh hơn.
1. Những cách làm hết mùi nước tiểu trên nệm hiệu quả
Trước khi bắt đầu xử lý mùi khai, dù là của trẻ nhỏ hay người lớn tuổi, việc quan trọng nhất là bạn cần xử lý ngay lập tức. Tránh để lâu vì khi nước tiểu khô sẽ bám vào nệm, khiến việc làm sạch trở nên khó khăn hơn nhiều. Cách đơn giản nhất là sử dụng giấy ăn đặt lên vùng bị ướt để hút bớt độ ẩm, sau đó mới tiến hành các bước khử mùi tiếp theo.
1.1 Dùng dầu khuynh diệp hoặc tinh dầu tràm
Bạn có thể sử dụng dầu khuynh diệp hoặc tinh dầu tràm để xử lý mùi nước tiểu nhờ vào đặc tính kháng khuẩn và khử mùi mạnh mẽ của chúng. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần pha loãng với nước (khoảng 10-15 giọt tinh dầu cho 1 lít nước) và sử dụng dung dịch này để lau sàn hoặc các bề mặt có mùi nước tiểu. Điều này giúp khử mùi và diệt khuẩn hiệu quả.
1.2 Cách xử lý nước tiểu trên nệm cao su bằng cồn 90 độ
Trước hết, đổ một ít nước lên chỗ bé tè trên nệm và nhanh chóng thấm khô bằng khăn khô. Hãy dùng lực, đè mạnh khăn xuống để vết bẩn và nước thấm vào khăn. Sau đó, đổ cồn 90 độ lên khu vực bị dính nước tiểu và để nệm tự khô. Để tăng hiệu quả, bạn có thể bật quạt thông gió hoặc rắc phấn rơm lên chỗ còn ướt để nệm khô và bay mùi nhanh hơn. Nếu vết nước tiểu đã lâu ngày, bạn cần lặp lại quy trình này nhiều lần để đẩy hoàn toàn mùi khai và vi khuẩn gây hại ra khỏi nệm.
1.3 Khử mùi khai nước tiểu trên nệm phấn rôm hoặc bột Baking Soda
Mẹo khử mùi khai trên nệm tiếp theo là sử dụng phấn rôm, đây là sản phẩm quen thuộc và không thể thiếu đối với những gia đình có con nhỏ, giúp loại bỏ mùi hôi tự nhiên bằng cách hút ẩm bề mặt, giữ cho nệm luôn khô ráo và thơm tho suốt ngày dài. Cách này cũng có thể áp dụng hiệu quả với bột Baking Soda.
Bạn chỉ cần rắc bột phấn rôm hoặc Baking Soda lên vùng bị dính nước tiểu, nên rắc thành nhiều lớp để bột có thể hút hết nước tiểu từ sâu bên trong nệm. Khi bột đã thấm ướt, dùng máy hút bụi để hút sạch bột cùng với nước tiểu đã được hấp thụ. Để khử hoàn toàn mùi khai, bạn có thể xịt giấm ăn lên vết nước tiểu, sau đó để nệm tự khô hoặc bật quạt để hong khô nệm nhanh chóng.
1.4 Dùng giấm và nước rửa chén
Nếu không có sẵn cồn 90 độ hoặc phấn rôm, mẹ cũng có thể sử dụng bột bắp và nước rửa chén để khử mùi khai nước tiểu bé trên nệm. Trước tiên, trộn đều hỗn hợp giấm và rửa chén rồi đổ toàn bộ hỗn hợp này lên bề mặt nệm bị dính nước tiểu. ( Pha một lượng vừa đủ để mau khô )
Tiếp theo, rắc đều bột bắp lên khu vực này để tiến hành khử mùi khai do nước tiểu gây ra. Cuối cùng, sử dụng máy hút bụi để làm sạch và vệ sinh nệm, đảm bảo nệm luôn sạch sẽ và không còn mùi hôi.
1.5 Nước cốt chanh
Chanh có tính axit và khả năng kháng khuẩn, là một giải pháp tuyệt vời để khử mùi hôi và tiêu diệt vi khuẩn trong nước tiểu trên nệm. Bạn có thể dễ dàng áp dụng phương pháp này nhờ vào chanh có sẵn trong bếp. Để thực hiện, hãy vắt lấy nước cốt, sau đó pha với 2-3 thìa baking soda và ½ thìa cà phê muối.
Đổ hỗn hợp này lên vùng nệm bị dính nước tiểu và dùng bàn chải chải nhẹ nhàng vết bẩn. Đợi hỗn hợp ngấm và khử mùi, sau đó dùng nước ấm để lau lại và khăn khô để thấm cho đến khi bề mặt nệm khô thoáng. Cuối cùng, dùng máy hút bụi để hút sạch bề mặt nệm và kiểm tra lại. Nếu vẫn còn mùi hôi, lặp lại quy trình một lần nữa.
Ngoài ra, vỏ chanh và bưởi chứa nhiều tinh dầu cũng có thể tận dụng bằng cách đun sôi rồi cho vào bình xịt. Phun dung dịch này lên nệm hoặc khắp phòng để triệt mùi, mang lại không khí dễ chịu và còn đuổi muỗi cho bé.
1.6 Sử dụng sả cây
Để khử mùi nước tiểu trên nệm bằng sả, bạn chỉ cần rửa sạch sả, cắt đều hai đầu, sau đó đập dập và buộc thành bó. Treo bó sả này trong phòng ngủ, gần cửa sổ hoặc chân giường. Phương pháp này không chỉ giúp giảm mùi khai đáng kể mà còn mang lại hương thơm dễ chịu, giúp tinh thần thoải mái và xua đuổi muỗi hiệu quả.
2. Vài lưu ý khi khử mùi khai nước tiểu trên nệm
Xử lý ngay khi có thể: Ngay khi phát hiện vết nước tiểu trên nệm, hãy xử lý ngay lập tức. Để vết nước tiểu lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm nệm bị ố vàng.
Hong khô đúng cách: Để bảo đảm tuổi thọ của nệm, chỉ nên hong nệm dưới quạt hoặc máy sấy ở chế độ gió mát. Tránh phơi nệm trực tiếp dưới ánh nắng hoặc sử dụng chế độ hơi nóng, vì điều này có thể làm hỏng cấu trúc và chất liệu của nệm.
Không làm khô bằng bàn ủi Tuyệt đối không dùng bàn là để làm khô nệm. Nhiệt độ cao từ bàn là có thể gây hại cho nệm, làm biến dạng và giảm độ bền.
Lặp lại nhiều lần: Với những vết nước tiểu đã khô và bám lâu ngày, công đoạn làm sạch cần được lặp đi lặp lại nhiều lần để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn mùi hôi và vi khuẩn.
Tránh dùng nước hoa: Không nên xịt nước hoa lên nệm khi vết nước tiểu chưa được xử lý triệt để. Sự kết hợp giữa mùi nước hoa và nước tiểu sẽ tạo ra một mùi khó chịu và khó xử lý hơn.
Ngoài ra để tránh trường hợp này xảy ra, dưới đây là những lời khuyên mà mẹ nên áp dụng ngay:
- Drap chống thấm là một giải pháp hiệu quả để bảo vệ nệm khỏi nước tiểu và các chất lỏng khác. Chúng giúp ngăn ngừa nước tiểu thấm vào nệm, dễ dàng vệ sinh và giữ cho nệm luôn sạch sẽ.
- Tạo thói quen cho bé đi tiểu trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giảm thiểu nguy cơ bé tè dầm trong đêm, giúp bé có một giấc ngủ ngon và sâu hơn.
- Đối với những bé còn nhỏ và chưa thể kiểm soát việc đi tiểu, sử dụng các loại bỉm ban đêm có khả năng thấm hút tốt. Bỉm chất lượng cao sẽ giúp bé thoải mái và giữ cho nệm luôn khô ráo.
- Giường lưới với thiết kế thông thoáng là một lựa chọn tuyệt vời. Loại giường này không chỉ giúp bé ngủ thoải mái mà còn dễ dàng vệ sinh khi có sự cố. Giường lưới cũng giúp tránh tình trạng ẩm ướt và giữ cho không khí lưu thông tốt.
Áp dụng các cách xử lý mùi khai nước tiểu trên nệm trên đây không chỉ giúp duy trì không gian ngủ sạch sẽ và đảm bảo sức khỏe cho bé, mà còn làm tăng tuổi thọ cho nệm. Đừng quên áp dụng những biện pháp phòng tránh để hạn chế tình trạng nước tiểu làm ướt nệm trong tương lai.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích và giúp bạn giải quyết được vấn đề một cách dễ dàng và hiệu quả !
Có thể bạn quan tâm:
- Áp dụng ngay 5 cách cai võng cho bé hiệu quả nhất
- Giường lưới cho bé loại nào tốt nhất hiện nay ?
- Khoa học chứng minh: Trẻ ngủ nằm sấp thông minh và IQ cao !
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất