[Hướng dẫn] Cách làm gối bằng lá đinh lăng cho trẻ đơn giản

Có thể nhiều mẹ chưa biết, đinh lăng không chỉ là một loại rau thông thường mà còn được sử dụng để làm gối cho trẻ, với công dụng giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn. Trong bài viết sau, cùng Zaracos tìm hiểu cách làm gối bằng lá đinh lăng cho trẻ đơn giản.

1. Gối đinh lăng có tác dụng gì ?

Tại sao lại lại có tên là gối đinh lăng?  Vì trong gối không phải 100% là bông gòn mà nó còn có lá đinh lăng. Được sấy khô và trộn với bông theo tỉ lệ thích hợp. Việc chia tỷ lệ này đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng, vì nếu lượng lá đinh lăng quá nhiều, có thể tạo ra mùi hắc khó chịu, trong khi lượng ít có thể ảnh hưởng đến chất lượng của gối. Lá đinh lăng được lựa chọn từ cây có tuổi thọ cao, ít nhất 5 năm, đảm bảo rằng sản phẩm sẽ mang lại mùi hương thơm lâu dài và chất lượng ổn định.

goi-dinh-lang-la-gi

Gối đinh lăng có tác dụng gì ? Gối giúp nâng đỡ tốt phần đầu và vai bé sẽ có cảm giác dễ chịu hơn bởi độ êm ái và mềm mại. Không chỉ vậy, gối đinh lăng còn có khả năng hút ẩm tốt, nên da đầu của trẻ sẽ luôn được khô ráo, giúp giấc ngủ thoải mái và sâu giấc hơn.

Bé đổ mồ hôi trộm trong lúc ngủ dễ dẫn đến các bệnh như viêm phổi hay viêm phế quản. Tình trạng này sẽ được cải thiện khi sử dụng gối đinh lăng. Chiếc gối này sẽ rất hữu ích với những bé hay quấy khóc giữa đêm. Vì trong gối đinh lăng còn có những tinh chất có tác dụng an thần và ổn định hoạt động của các nơron thần kinh.

Ngoài ra, một số loại côn trùng còn sợ mùi của lá gối đinh lăng và có thể sẽ không đến gần được bé. Con có thể ngủ giấc ngủ ngoan mà không bị quấy rầy bởi những con côn trùng ấy.

2. Trẻ mấy tháng nằm được gối đinh lăng

Mặc dù gối đinh lăng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bé, nhưng không phải trẻ nào đều cần sử dụng gối đinh lăng, mà có những quy tắc cụ thể cần được tuân thủ.

tac-dung-cua-goi-dinh-lang-voi-tre

Theo các chuyên gia y tế, trẻ sơ sinh trong vài tuần đầu nên hạn chế việc sử dụng gối. Lý do là cột sống của bé trong giai đoạn này còn non nớt và chỉ cần đặt trẻ nằm trên một lớp vải mỏng mềm mại, đảm bảo phẳng và không chênh lệch độ cao, đã đủ để giúp bé ngủ thoải mái mà không ảnh hưởng đến sự phát triển.

Thời điểm “lý tưởng” để sử dụng gối đinh lăng cho trẻ là khi bé đã đạt 3 tháng tuổi. Khi đó, cột sống bé bắt đầu hình thành đường cong sinh lý ở phần gáy và cổ. Việc sử dụng gối đinh lăng chất lượng, có độ cao vừa phải, có thể mang lại nhiều hiệu quả đáng kinh ngạc và hỗ trợ sự phát triển của trẻ.

3. Hướng dẫn cách làm gối đinh lăng cho bé

Sau khi ba mẹ đã tìm hiểu qua công dụng của lá đinh lăng, ba mẹ có thể xem ngay cách làm gối đinh lăng cho bé qua phần dưới đây.

Đầu tiên các bạn hãy chuẩn bị những nguyên liệu sau để có được 1 chiếc gối đinh lăng hoàn hảo:

  • Nguyên liệu đầu tiên là lá đinh lăng, các bạn nên chọn các lá tươi, không lấy lá bị dập và héo hoặc dính trứng côn trùng. Chỉ lấy phần lá, bỏ phần cành và cuốn.
  • Ruột rối làm từ bông gòn thì chúng ta nên chọn 1 trong 2 loại gòn polyester hoặc gòn tự nhiên.
  • Với vỏ rối thì ta nên chọn loại vải mềm mại, không bí bách phù hợp với da trẻ như: cotton, linen, lụa…
  • Cuối cùng là kim và chỉ.

Tiếp theo chúng ta đến với các bước làm gối đinh lăng như sau:

Bước 1: Rửa thật sạch lá đinh lăng, ba mẹ khi rửa hãy nhẹ tay và nhớ không vò lá vì khi phơi khô sẽ bị nát vụn.

phoi-kho-la-dinh-lang

Bước 2: Phơi lá đinh lăng, đây là bước quan trọng nhất trong các công đoạn làm gối. Khi phơi ta hãy trải đều các lá ra mặt phẳng và phơi dưới bóng râm. Tuyệt đối không phơi dưới ánh nắng mặt trời vì sẽ làm cho lá bị cháy mất  đi dược tính vốn có. Mỗi khi phơi sau 2 đến 3 giờ thì bạn nên đảo lá để phơi được đều hết các mặt. Chỉ cần phơi đến khi lá khô vừa tới. Phơi quá khô sẽ làm cho lá bị bay mất mùi và quá vụn. Ngoài ra, không nên sơ í phơi ẩu sẽ làm lá bị nấm mốc và toả ra mùi khó chịu.

Bước 3: Mang lá đinh lăng đi sấy khô hoặc sao vàng, bạn cần thực hiện quá trình này trong 10 đến 15 phút ở nhiệt độ 50 đến 60 độ C. Thời gian và nhiệt độ khi sấy khá quan trọng nên bạn cần chú ý, để đảm bảo lá khô ráo nhưng vẫn có được độ dẻo nhất định.

Bước 4: Trộn lá đinh lăng và bông gòn theo tỉ lệ 1:1. Tỷ lệ này sẽ ổn định được gối có mùi hương vừa phải, không bị nhiều quá gây mùi nồng như thuốc bắc.

huong-dan-cach-lam-goi-tu-la-dinh-lang

Bước 5: May vỏ gối và ruột gối phù hợp với bé, các bạn có thể may theo các số đo mẫu như sau: trẻ từ 18 tháng tuổi trở xuống là 25 x 35cm; trẻ từ 18 đến 24 tháng là 30 x 40 cm. Bạn cũng có thể thêu thêm lên vỏ gối các hình ảnh bông, hoa hoặc hình các con vật dễ thương…Sau khi may xong, cuối cùng lồng ruột gối vào vỏ gối.

may-vo-goi-theo-kich-thuoc-phu-hop

Vậy là đã xong các bước làm gối đinh lăng cho trẻ sơ sinh, tuy đơn giản thế nhưng lại đem tới khá nhiều lợi ích cho bé đó nha.

>>> Xem ngay: Cách gấp chăn làm gối chống trào ngược cho bé

4. Gối đinh lăng có giặt được không ? Những điều cần lưu ý khi cho con sử dụng gối đinh lăng

Ngoài hướng dẫn cách làm gối đinh lăng cho trẻ sơ sinh, sau đây Zaracos sẽ nói thêm những lưu ý nhỏ về gối, ba mẹ có thể tham khảo để biết rõ hơn nhé.

goi-dinh-lang-co-giat-duoc-khong

  • Ba mẹ hãy thường xuyên vệ sinh gối bằng cách phơi ruột gối trong bóng râm và nên thay vỏ gối 2 đến 3 ngày/1 lần. Việc này sẽ tránh làm gối bị ẩm mốc và giúp cho mùi hương của đinh lăng ít bị mất. Nhớ rằng, không nên phơi ruột gối dưới ánh nắng mặt trời hoặc nơi có nhiệt độ quá cao.
  • Không thể sử dụng gối đinh lăng trong thời gian quá dài. Chỉ nên sử dụng gối khoảng 6 đến 8 tháng rồi thay chiếc gối đinh lăng khác. Để tránh tình trạng gối bị nấm mốc và bảo đảm an toàn sức khỏe cho bé cưng.
  • Bạn nên làm 1 lần 2 hay 3 chiếc gối hoặc nhiều hơn để tiện cho việc vệ sinh, phòng trường hợp trẻ bị nôn trớ và ọc sữa ra gối.
  • Bé từ 4 tháng tuổi trở lên mới có thể bắt đầu sử dụng gối đinh lăng.

>>> Xem ngay: 8+ Mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình

Với những thông tin trên, Zaracos chúc cho ba mẹ có thể thành công làm ra 1 chiếc gối đinh lăng an toàn và nhiều lợi ích cho cục cưng nhà mình nhé!

Bình luận bài viết (0 bình luận)