Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh tại nhà bằng lá trầu không

Tình trạng bé bị hăm tã không chỉ gây đau rát mà còn tạo cảm giác khó chịu cho bé, vì vậy việc áp dụng các cách trị hăm cho trẻ sơ sinh tại nhà không chỉ là sự lựa chọn an toàn mà còn là cách hiệu quả để giữ cho làn da nhạy cảm của trẻ mềm mại và khỏe mạnh.

1. Cách chữa hăm cho bé an toàn bằng thảo dược tự nhiên

Ngày nay, thị trường đầy ắp các loại thuốc chống hăm, nhưng nhiều mẹ đang lo lắng về an toàn và độ “lành tính” của những sản phẩm này. Để giải quyết vấn đề này, hãy cùng Zaracos tìm hiểu về những phương pháp chữa hăm háng cho trẻ sơ sinh sử dụng các bài thuốc dân gian sau đây:

1.1 Chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không

Bé bị hăm rửa nước gì ? Mách mẹ là sử dụng lá trầu không – Với hoạt tính kháng khuẩn mạnh mẽ, không chỉ ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn khi bé gặp vấn đề về hăm tã mà còn cung cấp các “kháng sinh tự nhiên”. Những chất này giúp kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch vùng da bị ảnh hưởng và giảm triệu chứng hăm tã nhanh chóng. Đồng thời, vitamin C, B1 và các chất dinh dưỡng khác trong lá trầu không còn giúp dưỡng ẩm, tái tạo và phục hồi làn da bị tổn thương do hăm tã.

cach-tri-ham-ta-bang-la-trau-khong

Cách thực hiện trị liệu bằng lá trầu không:

Bước 1: Chuẩn bị

  • 3-4 lá trầu không (kích thước bằng bàn tay)
  • 1 thìa muối (5g)
  • Nước ấm
  • Khăn sạch

Bước 2: Rửa và ngâm lá trầu không

  • Rửa sạch lá trầu không và ngâm trong nước muối loãng khoảng 5-7 phút để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn.
  • Đun sôi lá trầu không cùng với 1 lít nước sạch trong 10 phút. Chờ nước ấm (35-38°C) sau đó lọc để lấy nước.

Bước 3: Áp dụng nước lá trầu không

  • Sử dụng khăn sạch thấm vào nước lá trầu không và nhẹ nhàng chấm lên vùng da bị hăm.

Lưu ý: Thực hiện quy trình này 1-2 lần mỗi ngày khi thay tã. Sau 4 ngày, bạn sẽ thấy rõ sự cải thiện đáng kể trong tình trạng hăm tã của bé. Tránh để khăn quá ẩm, vì điều này có thể làm tăng độ ẩm của vùng da hăm và làm chậm quá trình lành của tình trạng hăm

1.2 Trị hăm cho bé bằng lá chè xanh

Chăm sóc bé bị hăm tã bằng lá trà xanh là một biện pháp tự nhiên và hiệu quả. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:

Bước 1: Chuẩn bị

  • 1 nắm lá trà xanh tươi (100g)
  • Nước sạch
  • Khăn mềm
  • 1 thìa cà phê muối (5g)

Bước 2: Rửa và ngâm lá trà xanh

  • Rửa sạch lá trà và ngâm trong nước cùng với ½ thìa cà phê muối trong 5-7 phút để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn trên lá.
  • Đun sôi lá trà xanh và ½ thìa cà phê muối trong 1 lít nước. Sau đó, chờ nước trở nên ấm (35-38°C) rồi lọc để lấy nước, loại bỏ bã lá trà.
  • Dùng khăn mềm thấm nước trà và nhẹ nhàng rửa vùng da bị hăm hoặc có thể pha loãng nước trà để tắm cho bé.
chua-ham-ta-cho-be-bang-che-xanh
Bé bị hăm rửa nước gì – Lá trà có các tinh chất kháng khuẩn rất tốt cho da

Lưu ý: Thực hiện quy trình này 1 lần mỗi ngày. Tránh sử dụng khi da có các vết thương hở, trầy xước, sưng tấy có mủ, vì trà xanh có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho những vùng da này. Đây là biện pháp tự nhiên nhằm giảm triệu chứng hăm tã cho bé một cách an toàn và hiệu quả.

1.3 Cách trị hăm bằng lá khế cho bé

Bước 1: Chuẩn bị

  • 1 nắm lá khế xanh (20 gram)
  • ¼ thìa muối (khoảng 5 hạt gạo)
  • 1 chiếc khăn sạch
  • Nước sạch

tri-ham-bang-la-khe

Bước 2:

  • Ngâm lá khế trong nước muối loãng trong 10-15 phút để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Giã nát lá khế, sau đó đun sôi cùng với 1,5 lít nước và ¼ thìa muối đã chuẩn bị từ trước.
  • Đợi nước nguội, sau đó chắt lấy nước khế và loại bỏ bã lá.

Bước 3: 

  • Dùng khăn sạch thấm nước khế và nhẹ nhàng rửa vùng da bị hăm trong khoảng 5 phút. Rửa lại bằng nước sạch và sử dụng khăn mềm để lau khô.

Lưu ý: Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày khi thay bỉm cho bé. Nước giã lá khế nên được sử dụng ngay, không nên để qua đêm hoặc pha loãng vì có thể làm mất tác dụng chữa trị của lá khế. Đây là phương pháp tự nhiên giúp giảm nhanh các triệu chứng hăm tã ở trẻ một cách an toàn và hiệu quả.

Top 5+ Các loại bỉm chống hăm cho trẻ sơ sinh tốt nhất

1.4 Chữa hăm bỉm cho bé tại nhà bằng lá tràm trà

Dầu tràm trà, với đặc tính nổi bật là khả năng kháng khuẩn, không chỉ giúp ngăn ngừa viêm nhiễm khi trẻ bị hăm tã mà còn là một lựa chọn an toàn và hiệu quả trong quá trình chăm sóc da nhạy cảm của bé.

Bước 1: Chuẩn bị

  • 2.5ml tinh dầu tràm trà
  • 2.5ml dầu nền (loại dầu dùng để pha loãng tinh dầu nguyên chất)
  • Nước sạch (nước ấm 35-38°C)
  • Khăn mềm

tri-ham-ta-bang-la-tram-tra-cho-tre

Bước 2: 

  • Rửa sạch vùng da bị hăm của bé bằng nước, sau đó lau khô bằng khăn mềm. Pha hỗn hợp tinh dầu tràm trà và dầu nền, sau đó thoa lên vùng da bị hăm.

Lưu ý:

  • Thực hiện quy trình này 2-3 lần mỗi ngày, liên tục cho đến khi tình trạng hăm tã cải thiện.
  • Sử dụng tinh dầu tràm trà nguyên chất, chiết xuất từ 100% cây tràm, tránh tinh dầu chứa nhiều chất bảo quản hay được làm thủ công để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất.

1.5 Cách trị hâm mông cho bé bằng lô hội

Lô hội hay còn gọi là nha đam, chứa nhiều acid amin, vitamin và khoáng chất, là chất dưỡng ẩm và chăm sóc da tự nhiên tuyệt vời nhất. Trong nhựa cây lô hội, chúng ta còn tìm thấy chất polysaccharide, acid béo, và nhóm hoạt chất anthraquinon, tạo nên một hỗn hợp có khả năng kháng khuẩn và chống viêm.

Để chữa trị hăm tã cho bé bằng lô hội, có thể áp dụng những phương pháp sau:

Sử dụng lô hội đã chiết xuất

  • Chọn sản phẩm lô hội đã chiết xuất đặc biệt cho làn da nhạy cảm của bé.
  • Theo dõi hướng dẫn sử dụng của sản phẩm để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

dung-lo-hoi-de-tri-ham-mong-be

Dùng lô hội tươi

  • Cắt bỏ vỏ xanh của lô hội để lấy phần thạch bên trong.
  • Thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm và để khô tự nhiên.

Lưu ý: Khi sử dụng lô hội tươi, đảm bảo vệ sinh sạch và tiến hành quy trình với tay sạch để tránh nhiễm khuẩn cho bé. Đây là một phương pháp tự nhiên và an toàn giúp giảm triệu chứng hăm tã, đồng thời cung cấp dưỡng chất cho làn da nhạy cảm của trẻ.

1.6 Trị hăm bằng dầu dừa

Chăm sóc hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa là một phương pháp tự nhiên và an toàn. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:

tri-ham-cho-tre-so-sinh-bang-dau-dua

Bước 1: 

  • 1 Khăn mềm, sạch
  • 5ml dầu dừa (có thể điều chỉnh lượng tùy theo diện tích vùng hăm tã của bé)
  • Nước ấm (35-38°C)

Bước 2:

  • Rửa sạch vùng da bị hăm tã của bé bằng nước ấm (35-38°C). Sử dụng khăn sạch để lau khô tay mẹ và vùng da hăm tã của bé.
  • Thoa một lớp mỏng dầu dừa lên vùng da bị hăm tã của bé.

Thực hiện quy trình này 2 lần mỗi ngày. Rửa tay sạch sẽ trước khi trị hăm tã cho bé bằng dầu dừa, chỉ sử dụng dầu dừa nguyên chất, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn cho làn da nhạy cảm của trẻ.

1.7 Bài thuốc trị hăm tã cho bé bằng Mướp đắng

Bước 1:

  • 2-3 quả mướp đắng non
  • Nước sạch
  • Khăn mềm

Bước 2: 

  • Ngâm quả mướp đắng trong nước muối loãng trong khoảng 5-7 phút, sau đó rửa sạch, loại bỏ hạt, và thái thành lát. Đun sôi 2 lít nước, sau đó đun mướp đắng tiếp trong khoảng 10 phút. Đợi nước mướp đắng nguội đến nhiệt độ (35-38°C), sau đó lọc để lấy nước, bỏ đi bã mướp.

Bước 3:

  • Sử dụng nước mướp đắng để rửa và mát-xa nhẹ nhàng vùng da bị hăm cho bé, sau đó thấm khô bằng khăn mềm (không tráng lại bằng nước thường).

tri-ham-cho-be-bang-muop-dang

Lưu ý: Thực hiện quy trình này một lần mỗi ngày và tránh sử dụng khi vùng da bị hăm có dấu hiệu sưng tấy, mụn mủ, hoặc trầy xước, vì điều này có thể làm tổn thương nặng hơn và làm gia tăng tình trạng khó chịu cho bé. Phương pháp này giúp làm sạch, kháng khuẩn, và ổn định tình trạng hăm tã nhanh chóng cho trẻ sơ sinh một cách an toàn.

Ngoài việc sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên như trên mà Zaracos đã đề cập, còn có một số Mẹo chữa hăm cho trẻ sơ sinh cũng được nhiều mẹ áp dụng. Bạn cũng có thể tham khảo xem thêm:

1.8 Mẹo trị hăm bằng sữa mẹ

Sữa mẹ không chỉ chứa nhiều kháng thể thụ động giúp bảo vệ da trẻ khỏi vi khuẩn và nấm mà còn cung cấp vitamin, khoáng chất giúp dưỡng ẩm và tái tạo da. Phương pháp này không chỉ là một cách trị hăm tã tự nhiên mà còn tận dụng được những lợi ích dinh dưỡng từ sữa mẹ, tạo ra sự chăm sóc đặc biệt cho làn da nhạy cảm của bé.

meo-tri-ham-cho-be-bang-sua-me
Thoa sữa mẹ lên chỗ hăm để dưỡng ẩm và chữa hăm tã cho bé

Bước 1: 

  • 10ml sữa mẹ
  • Nước sạch

Bước 2:

  • Rửa sạch vùng da bị hăm tã của trẻ bằng nước ấm, sau đó sử dụng khăn mềm để lau khô. Nhỏ vài giọt sữa mẹ lên vùng da bị hăm và thoa đều, thực hiện massage nhẹ nhàng cho bé trong khoảng 3-5 phút.
  • Để vùng da được thoa sữa mẹ khô tự nhiên, sau đó mặc tã mới cho bé.

Lưu ý:

Thực hiện quy trình trên 1-2 lần mỗi ngày sau khi thay tã. Sử dụng phần sữa đầu (sữa trong), không sử dụng phần sữa cuối (sữa màu trắng đục) vì nó chứa nhiều chất béo có thể gây bít tắc lỗ chân lông.

1.9 Mẹo trị hăm mông bằng giấm

Nước tiểu với độ kiềm tự nhiên, có thể tạo ra môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm, đặc biệt là khi bé tiếp xúc với nước tiểu trong thời gian dài mà không được thay tã mới. Điều này có thể dẫn đến tình trạng bỏng và làm cho bé phải đối mặt với hăm tã và phát ban. Một phương pháp trị hăm tã cho trẻ sơ sinh trong tình huống này là sử dụng giấm để tái tạo và cân bằng lại độ pH.

meo-tri-ham-ta-bang-giam

Ngâm tã vải bé với giấm

    • Cho nửa chén giấm vào nửa xô nước.
    • Ngâm tã vải của bé vào dung dịch này.
    • Dung dịch giấm giúp cân bằng pH, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm.

Lau trực tiếp

    • Pha một thìa cà phê giấm trắng vào nước sạch.
    • Dùng dung dịch này để lau cho bé khi thay tã.

Zaracos hy vọng những cách trị hăm tã trên đây sẽ giúp ích được cho mẹ, với các loại thảo dược dễ tìm và có thể thực hiện được tại nhà. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng với các trường hợp bé bị nhẹ thôi, nếu có các triệu chứng như lỡ loét, nổi mụn nước thì mẹ nên đến ngay phòng khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị nhé !

https://suckhoedoisong.vn/mach-me-cach-chua-ham-ta-cho-tre-bang-cay-nha-la-vuon-169220525121739534.htm

9+ cách trị hăm tã cho bé AN TOÀN áp dụng ngay tại nhà


Bình luận bài viết (0 bình luận)