[Cảnh báo] Bé 9 tháng chưa mọc răng có thực sự nguy hiểm?

 
 
flash-sale-icon-2
 
 
flash-sale-icon-2
Black
Gray
Giá gốc là: ₫3,625,000.Giá hiện tại là: ₫2,685,000.
Black
Gray
Green Khaki
Giá gốc là: ₫3,585,000.Giá hiện tại là: ₫2,385,000.
BeigeDova
Green
Pink
Giá gốc là: ₫3,285,000.Giá hiện tại là: ₫2,385,000.
Gray
Mint
Pink
Giá gốc là: ₫5,485,000.Giá hiện tại là: ₫3,685,000.

Sáu tháng tuổi là mốc thời điểm đánh dấu quá trình bắt đầu mọc răng của bé, tuy nhiên, có nhiều trường hợp sẽ mọc sớm hoặc muộn hơn. Vậy bé 9 tháng chưa mọc răng có thực sự gây nguy hiểm hay không? Bố mẹ cần làm gì để khắc phục tình trạng chậm mọc răng ở trẻ? Hãy đồng hành cùng Zaracos trong bài viết sau đây để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích bố mẹ nhé!

1. Tìm hiểu chi tiết tiến trình mọc răng của trẻ

Trước khi giải đáp câu hỏi bé 9 tháng chưa mọc răng có nguy hiểm không, bố mẹ hãy tìm hiểu tiến trình mọc răng của bé trong giai đoạn đầu đời. Cụ thể như sau:

Khi được 6 tháng tuổi, bé sẽ mọc chiếc răng đầu tiên và trong 12 tháng đầu đời, bé có khoảng 6 chiếc răng. Tiếp đó, răng hàm trên đầu tiên sẽ mọc khi bé được 13 – 19 tháng, 14 – 18 tháng là thời điểm mọc răng hàm dưới. Răng hàm trên thứ 2 thường mọc trong khoảng 25 – 33 tháng tuổi với hàm trên, còn hàm dưới sẽ mọc lúc 23 – 31 tháng tuổi.

be-9-thang-chua-moc-rang-1

Tiến trình mọc răng ở mỗi trẻ không hoàn toàn giống nhau

Đến mốc 3 tuổi, bé sẽ có 20 chiếc răng chia đều cho cả hàm trên và hàm dưới. Khoảng 5 – 6 tuổi, răng sữa bắt đầu rụng dần và bước vào giai đoạn thay răng vĩnh viễn.

Trên thực tế, tiến trình mọc răng này không đúng với tất cả các bé. Tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhất là việc bổ sung canxi trong giai đoạn mang thai và cho con bú, răng của bé có thể mọc sớm hoặc muộn hơn.

2. Bé 9 tháng chưa mọc răng do những nguyên nhân cơ bản nào ?

Tình trạng chậm mọc răng ở trẻ 9 tháng thường bắt nguồn từ những nguyên nhân cơ bản sau đây:

  • Trẻ sinh non, thiếu tháng, sức đề kháng yếu.
  • Yếu tố di truyền từ gia đình
  • Chế độ ăn uống của bé chưa hợp lý, mất cân bằng chất dinh dưỡng.
  • Bé ăn dặm muộn khiến khả năng phản xạ nhai nuốt kém, ảnh hưởng đến sự phát triển của nướu và mầm răng.
  • Bé bị suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn.
  • Bé thiếu canxi và vitamin D.

be-9-thang-chua-moc-rang-2

Trẻ chậm mọc răng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau

3. Tình trạng trẻ 9 tháng chưa mọc răng có đáng lo ngại?

Trẻ 9 tháng chưa mọc răng có sao không ? Đây được coi là mọc răng chậm, vì quá trình này đã bắt đầu từ giai đoạn 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, việc mọc răng sớm hay muộn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như canxi, chế độ ăn uống, di truyền… Nếu sức khỏe của bé bình thường, ăn ngủ ngoan thì bố mẹ không cần phải lo lắng về tình trạng bé mọc răng muộn hơn so với bạn bè cùng trang lứa.

be-9-thang-chua-moc-rang-3

Trẻ 9 tháng chưa mọc răng là hiện tượng không đáng lo ngại

Trong trường hợp bé mọc răng quá muộn (khoảng 13 tháng tuổi trở lên), bố mẹ nên đưa bé đi khám răng để phát hiện kịp thời những bất thường. Thực tế, việc mọc răng sữa quá muộn dễ dẫn đến những biến chứng như:

  • Răng vĩnh viễn bị vẹo, mọc lệch và mọc không đúng vị trí.
  • Răng yếu, dễ rụng, hạn chế khả năng nhai thức ăn cứng.
  • Tăng nguy cơ bị sâu răng và bệnh răng miệng.
  • Răng sữa và răng vĩnh viễn mọc cùng lúc.

4. Bố mẹ cần làm những gì khi trẻ mọc răng chậm?

4.1 Chế độ dinh dưỡng cho bé

Bé 9 tháng chưa mọc răng cần bổ sung gì? Trên thực tế, chế độ dinh dưỡng của bé cần đa dạng và đầy đủ các nhóm chất cần thiết, trong đó, tập trung bổ sung canxi và vitamin D để thúc đẩy quá trình mọc răng.

  • Canxi: Sữa là nguồn cung cấp canxi tốt nhất và dễ hấp thu nhất dành cho bé. Vì thế, ngay từ giai đoạn mang thai, mẹ nên ăn uống đầy đủ chất, tăng cường thực phẩm giàu canxi và bổ sung 1 – 2 ly sữa mỗi ngày. Đặc biệt, bố mẹ nên đảm bảo cho bé bú đủ sữa trong 12 tháng đầu tiên để không ảnh hưởng đến quá trình mọc răng.
  • Vitamin D: Bố mẹ nên cho bé tắm nắng thường xuyên vào thời điểm trước 9 giờ mỗi ngày, kéo dài khoảng 15 phút. Bên cạnh đó, hãy bổ sung thêm thịt, cá, trứng, sữa vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Ngoài ra, nếu bé đang bú sữa mẹ, mẹ cần ăn uống theo chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ chất, không kiêng khem. Điều này sẽ giúp bé hấp thu được nhiều dưỡng chất thông qua sữa mẹ.

be-9-thang-chua-moc-rang-can-bo-sung-gi
Bé 9 tháng chưa mọc răng cần bổ sung gì

4.2 Giữ vệ sinh răng miệng

Bố mẹ hãy giúp bé vệ sinh khoang miệng và lưỡi mỗi ngày để tránh các bệnh viêm nhiễm răng miệng, hạn chế tình trạng nướu bị tổn thương.

be-9-thang-chua-moc-rang-5
Nên rơ lưỡi bé thường xuyên

4.3 Chế độ sinh hoạt khoa học

Bé cần ngủ đủ giấc để đảm bảo cơ thể phát triển toàn diện, giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em nên từ 20h – 21h. Bên cạnh đó, bố mẹ hãy khuyến khích bé vận động nhiều hơn để thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

Xem thêm:

Bé 9 tháng tuổi chưa mọc răng là một hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, bố mẹ cần theo dõi bé thường xuyên và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, trong trường hợp sau 1 tuổi bé chưa mọc răng thì cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến các cột mốc phát triển của bé, bố mẹ hãy liên hệ với Zaracos để được giải đáp nhé!

[/accordion]
Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.