[Cập nhật] Bảng cân nặng của bé từ 0 – 10 tuổi theo chuẩn WHO, xem ngay!

Trên thực tế, việc theo dõi cân nặng của bé qua từng giai đoạn có ý nghĩa rất quan trọng. Nhờ đó, bố mẹ sẽ nắm bắt được quá trình phát triển của bé, đồng thời đưa ra những điều chỉnh phù hợp trong chế độ dinh dưỡng. Vậy cụ thể, cân nặng của bé bao nhiêu đạt chuẩn? Bố mẹ cần làm gì nếu bé thiếu cân? Trong bài viết dưới đây, Zaracos sẽ cung cấp đến quý phụ huynh bảng cân nặng của bé theo tiêu chuẩn WHO, hãy theo dõi nhé!

1. [Chi tiết] Bảng cân nặng của bé từ 0 – 10 tuổi theo chuẩn WHO

Sau đây, Zaracos sẽ chia sẻ bảng cân nặng của bé từ 0 – 10 tuổi dựa theo tiêu chuẩn của WHO (Tổ chức Y tế thế giới) để bố mẹ dễ dàng theo dõi cân nặng của bé. Kéo xuống để “cập nhật” ngay nhé!

BÉ TRAI

TUỔI

BÉ GÁI

-2SD

TB

+2SD

-2SD

TB

+2SD

2,5

3,3

4,4

Sơ sinh

2,4

3,2

4,2

3,4

4,5

5,8

1 tháng

3,2

4,2

5,5

4,3

5,6

7,1

2 tháng

3,9

5,1

6,6

5,0

6,4

8,0

3 tháng

4,5

5,8

7,5

5,6

7,0

8,7

4 tháng

5,0

6,4

8,2

6,0

7,5

9,3

5 tháng

5,4

6,9

8,8

6,4

7,9

9,8

6 tháng

5,7

7,3

9,3

6,7

8,3

10,3

7 tháng

6,0

7,6

9,8

6,9

8,6

10,7

8 tháng

6,3

7,9

10,2

7,1

8,9

11,0

9 tháng

6,5

8,2

10,5

7,4

9,2

11,4

10 tháng

6,7

8,5

10,9

7,6

9,4

11,7

11 tháng

6,9

8,7

11,2

7,7

9,6

12,0

12 tháng

7,0

8,9

11,5

8,3

10,3

12,8

15 tháng

7,6

9,6

12,4

8,8

10,9

13,7

18 tháng

8,1

10,2

13,2

9,2

11,5

14,5

21 tháng

8,6

10,9

14,0

9,7

12,2

15,3

24 tháng

9,0

11,5

14,8

10,5

13,3

16,9

2,5 tuổi

10,0

12,7

16,5

11,3

14,3

18,3

3 tuổi

10,8

13,9

18,1

12,0

15,3

19,7

3,5 tuổi

11,6

15,0

19,8

12,7

16,3

21,2

4 tuổi

12,3

16,1

21,5

13,4

17,3

22,7

4,5 tuổi

13,0

16,2

23,2

14,1

18,3

24,2

5 tuổi

13,7

18,2

24,9

15,0

19,4

25,5

5,5 tuổi

14,6

19,1

26,2

15,9

20,5

27,1

6 tuổi

15,3

20,2

27,8

16,8

21,7

28,9

6,5 tuổi

16,0

21,2

29,6

17,7

22,9

30,7

7 tuổi

16,8

22,4

31,4

18,6

24,1

32,6

7,5 tuổi

17,6

23,6

33,5

19,5

25,4

34,7

8 tuổi

18,6

25,0

35,8

20,4

26,7

37,0

8,5 tuổi

19,6

26,6

38,3

21,3

28,1

39,4

9 tuổi

20,8

28,2

41,0

22,2

29,6

42,1

9,5 tuổi

22,0

30,0

43,8

23,2

31,2

45,0

10 tuổi

22,3

31,9

46,9

Trong đó:

  • Đơn vị tính: kg
  • -2SD: Số đo thể hiện bé bị thiếu cân, suy dinh dưỡng
  • TB: Cân nặng dao động ở mức trung bình
  • +2SD: Số đo thể hiện bé bị thừa cân, béo phì

Lưu ý: Hiện nay, bảng tiêu chuẩn cân nặng của bé chưa thực sự thống nhất trên toàn thế giới với sự chênh lệch ở nhiều chỉ số. Tuy nhiên, bảng cân nặng chuẩn của bé theo WHO được đa số các tổ chức, bệnh viện, phụ huynh áp dụng, do đó bố mẹ có thể hoàn toàn tin tưởng.

bang_can_nang_chuan_cua_be_so_sinh

Bảng cân nặng chuẩn hỗ trợ bố mẹ theo dõi sự phát triển của bé một cách dễ dàng

2. Điểm danh các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của bé

Bên cạnh việc theo dõi cân nặng theo bảng tiêu chuẩn trên đây, bố mẹ cần tìm hiểu thêm những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cân nặng của bé. Từ đó, bố mẹ sẽ xác định được nguyên nhân bé bị thừa cân hoặc thiếu cân để đưa ra cách giải quyết phù hợp.

Trên thực tế, cân nặng của bé chịu ảnh hưởng chủ yếu từ những yếu tố sau đây:

  • Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng góp phần to lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là yếu tố cân nặng. Nếu không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cơ thể của bé sẽ phát triển chậm lại, thiếu cân, suy dinh dưỡng, sức khỏe của răng và xương suy giảm nghiêm trọng. Ngược lại, trong trường hợp chế độ ăn uống của bé được duy trì khoa học, cân nặng sẽ luôn đạt mức tiêu chuẩn, khả năng chống chọi bệnh tật tăng lên đáng kể.

dinh_duong_anh_huong_den_bang_can_nang_cua_tre

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cân nặng của bé

  • Môi trường sống: Môi trường ô nhiễm nặng nề, không khí ngột ngạt dễ khiến bé bị mắc các bệnh liên quan đến hệ hô hấp. Điều này dẫn đến cân nặng bị giảm đáng kể. Tốt nhất, bố mẹ hãy đảm bảo không gian sống của bé luôn sạch sẽ, thoáng mát và trong lành, đầy đủ ánh sáng, không có nhiều tiếng ồn.
  • Gen di truyền: Theo một số nghiên cứu khoa học, gen di truyền quyết định 23% quá trình tăng trưởng cân nặng của bé. Do đó, để khắc phục tình trạng bé thiếu cân, bố mẹ hãy bổ sung vitamin, protein cùng các chất dinh dưỡng cần thiết khác ngay từ giai đoạn mới sinh để bé phát triển toàn diện hơn.
  • Bệnh lý: Bé sẽ không đáp ứng được các chỉ số trong bảng cân nặng chuẩn của bé nếu như có bệnh lý bẩm sinh hoặc thường xuyên bị virus, vi khuẩn tấn công. Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh cũng làm gián đoạn sự phát triển cân nặng của bé, nghiêm trọng hơn, bé có thể bị suy nhược và sút cân quá nhiều.
  • Sức khoẻ của mẹ trong thời kỳ mang thai: Trong suốt thai kỳ, nếu sức khoẻ của mẹ không tốt, cân nặng của bé thường không đạt tiêu chuẩn và sức đề kháng cũng yếu hơn những bé khác. Vì thế, để bé có được nền tảng phát triển cân nặng tốt nhất, mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và giữ tinh thần thoải mái trong suốt giai đoạn mang thai.

suc-khoe-me-trong-thai-ki-cung-anh-huong-can-nang-cua-con

Sức khoẻ của mẹ ổn định trong thời gian mang bầu giúp bé đạt được cân nặng tiêu chuẩn

3. Bố mẹ cần làm gì khi cân nặng của bé không đạt tiêu chuẩn?

Trong trường hợp cân nặng của bé không đạt tiêu chuẩn, bố mẹ hãy áp dụng ngay những tuyệt chiêu sau đây:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của bé. Trong các bữa ăn cần cung cấp đầy đủ các nhóm chất cần thiết như chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất…

che_do_dinh_duong_cho_be_tang_can

Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bé đạt được các chỉ số cân nặng theo tiêu chuẩn WHO

  • Bố mẹ hãy tăng cường bổ sung các loại vitamin tổng hợp để giúp bé hấp thu tốt hơn, tăng cân nhanh hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi bé sẽ cần những nhóm chất khác nhau, vì thế, các bậc phụ huynh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn sản phẩm phù hợp cho bé.
  • Vận động thường xuyên, tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp bé ăn ngon miệng hơn, tinh thần và thể chất được nâng cao, từ đó cân nặng sẽ được duy trì ở chỉ số tốt nhất.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về bảng cân nặng của bé từ 0 – 10 tuổi theo tiêu chuẩn WHO. Mong rằng những thông tin trong bài viết thực sự hữu ích. Qua đó, giúp bố mẹ theo dõi sự phát triển cân nặng của bé một cách dễ dàng, đồng thời nhanh chóng phát hiện những dấu hiệu bệnh lý liên quan đến tình trạng thiếu cân, thừa cân. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề trên, các bậc phụ huynh hãy liên hệ ngay với Zaracos để được giải đáp nhé!

Bình luận bài viết (0 bình luận)