Cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả có tốt không ?

Ti giả là một vật dụng quen thuộc đối với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên lại có nhiều ý kiến trái chiều về việc cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả có tốt không ? Bé ngậm ti thời gian dài có bị hô hay ảnh hưởng đến sự phát triển răng miệng không ? Cùng Zaracos tìm hiểu các vấn đề này trong bài viết sau nhé !

1. Có nên cho trẻ ngậm núm giả hay không ?

Việc quyết định có nên cho bé ngậm ti giả là một trong những thách thức đầu tiên mà bạn phải đối mặt. Núm giả có thể trở thành một vật dụng hữu ích trong việc chăm sóc con, nhưng nếu sử dụng sai cách sẽ ảnh hưởng đến bé. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Zaracos điểm qua các khía cạnh tích cực và tiêu cực của việc cho trẻ sử dụng núm giả.

1.1 Lợi ích của việc cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả

Cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả có tốt không ? Hầu hết các loại ti giả hiện nay được chế tạo từ các loại vật liệu mềm và thiết kế mô phỏng phần đầu ti của mẹ. Điều này giúp giảm bớt thói quen bé ngậm ti mẹ khi không có nhu cầu bú sữa. Đặc biệt, đối với những bé thích ngậm vú mẹ khi ngủ, thì ti giả có thể coi là một giải pháp hữu ích. Khi trẻ đã quen với việc ngậm ti sẽ giúp bé dễ dàng hơn mỗi khi ngủ mà không cần mẹ ẵm hay ru bồng.

Ngoài ra một số trẻ thường có thói quen ngậm tay hoặc đưa đồ chơi vào miệng, việc cho trẻ ngậm núm giả sẽ hạn chế được tình trạng này.

loi-ich-cua-viec-cho-tre-so-sinh-ngam-num-gia
Bé ngậm ti hạn chế được việc mút tay hoặc các vật nhỏ nguy hiểm

Trong tình huống khi trẻ đói và quấy khóc mà mẹ chưa kịp chuẩn bị sữa, sử dụng ti giả có thể là một cách để an ủi bé. Ngoài ra, trong các tình huống khi bé cảm thấy lo lắng hoặc quấy khóc ở nơi đông người như đi chơi, siêu thị…… Cho bé ngậm ti giả có thể giúp bé cảm thấy an toàn hơn mà không gây ảnh hưởng đến người xung quanh.

Một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng núm giả khi bé ngủ có thể giúp giảm nguy cơ SIDS – Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh bằng cách tạo ra khoảng trống giữa miệng và mũi của bé với các vật dụng xung quanh như chăn, gối,… giúp giảm thiểu tối đa tình trạng bé có thể bị ngạt thở do các vật dụng này gây ra.

1.2 Tác hại của việc ngậm núm giả thường xuyên

Mặc dù việc sử dụng ti giả có thể có lợi, nhưng cũng cần lưu ý đến những rủi ro mà trẻ sơ sinh có thể phải đối mặt khi sử dụng ti giả:

  • Ngậm ti giả có bị đầy hơi không ? Câu trả lời là có nhé mẹ, việc ngậm ti giả quá lâu có thể khiến trẻ nuốt nhiều không khí vào bụng, gây ra tình trạng đầy bụng khó chịu và khó tiêu hóa.
  • Ngoài ra việc ngậm ti giả sẽ làm thay đổi áp suất không khí trong ống eustachian và có thể khiến chất lỏng đọng lại trong tai thay vì chảy vào cổ họng như thông thường, dễ dẫn đến tình trạng bị viêm tai giữa.
  • Mẹ không nên cho bé ngậm ti giả lâu dài (trước khi 2 tuổi). Từ 2 tuổi trở đi, nếu tiếp tục cho bé ngậm ti giả sẽ khiến bé gặp các vấn đề về răng nghiêm trọng. Răng cửa bên trên và bên dưới của bé có thể bị mọc nghiêng.
  • Nhiều trẻ có thể cắn đứt ti giả, và nếu không cẩn thận, mảnh đứt này có thể bị nuốt vào họng, tạo nguy cơ hóc.
  • Nếu không vệ sinh ti thường xuyên có thể gây nhiễm khuẩn đường ruột cho trẻ, dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề khác về tiêu hóa.
co-nen-cho-tre-so-sinh-ngam-ti
Trẻ sơ sinh ngậm ti giả nhiều có sao không

Nếu trẻ quen với việc ngậm ti giả, bé có thể trở nên phụ thuộc vào nó và khó ngủ khi không có ti giả. Quá trình cai ti giả cho trẻ có thể trở thành một thách thức đối với cha mẹ.

[Bí quyết] 5 Cách cai ti giả cho bé hiệu quả nhất

2. Cho trẻ ngậm núm giả khi nào ?

Nếu bạn thấy bé thích mút ngón tay cái hoặc có dấu hiệu ngậm ti mẹ để ngủ, đây có thể là dấu hiệu bé đang cảm thấy thoải mái và cần một sự an ủi. Tuy nhiên, việc sử dụng ti giả cho bé cần tuân theo một số quy tắc quan trọng.

Nên dùng ti giả cho bé khi bé đã đủ 1 – 2 tháng tuổi. Trong giai đoạn đầu đời, bé cần làm quen và phát triển thói quen bú ti mẹ hoặc bình sữa. Sử dụng ti giả khi bé còn quá nhỏ có thể làm cho bé lười bú ti mẹ.

khi-nao-cho-tre-so-sinh-ngam-ti-gia
Có nên cho trẻ ngậm núm giả khi ngủ ?

Nếu bé không có thói quen mút ngón tay cái hoặc ngậm ti mẹ để ngủ, không nhất thiết phải cho bé dùng ti giả. Điều quan trọng là đáp ứng nhu cầu và sự thoải mái của bé.

Khi bé lớn hơn, trẻ sẽ tập bò và là giai đoạn tập nói, cần hạn chế việc sử dụng ti giả. Mút ti giả trong thời gian bé thức và chơi có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ của bé. Nên dừng việc sử dụng ti giả trước khi bé đạt mốc 12 tháng tuổi.

2.1 Trẻ ngậm ti giả có bị hô không ?

Khi mút ti giả vào miệng, sẽ tạo lực ép vào hàm, mút nhiều, liên tục trong thời gian dài càng làm cho hàm chịu áp lực ép mạnh và lâu, làm cho xương hàm không phát triển được ở vùng bị ép. Răng và hàm trẻ con đang trong giai đoạn phát triển, bị ép nhiều sẽ làm răng và hàm phát triển lệch lạc. Hậu quả là hàm trên phát triển nhô ra phía trước, hàm dưới thụt vào, hiện tượng này gọi nôm na là “vẩu”.

ngam-ti-gia-co-bi-ho-hay-khong
Có nên cho trẻ ngậm ti giả – Sử dụng ti giả có bị hô không ?

Không những bị “vẩu”, trẻ con có thể bị hẹp hàm, nghĩa là hàm không phát triển ra hai bên được, sẽ làm ảnh hưởng tới chức năng nhai của răng, thậm chí làm biến dạng cung hàm. Mẹ có thể dùng ti giả để con đỡ quấy khóc, tuy nhiên, không nên lạm dụng quá mức. Không nên cho con ngậm qúa 6 giờ đồng hồ liên tục, vì như thế dễ hình thành thói quen xấu ở trẻ, trẻ sẽ quấy khóc khi không có ti giả trong miệng.

2.2 Trường hợp bé không chịu ngậm ti giả

be-khong-chiu-ngam-ti-gia-phai-lam-sao

Bé không chịu ngậm ti giả thì phải làm sao ? Mỗi trẻ có thể có sở thích và phản ứng khác nhau đối với việc ngậm núm giả. Trong trường hợp bé không hợp tác, thì bạn nên tôn trọng quyết định của bé và không nên ép bé làm theo. Hoặc có thể thử sử dụng nhiều loại ti khác có hình dáng ngộ nghĩnh hoặc chất liệu khác. Ngoài ra, có thể thử cung cấp ti giả khi bé đang ở trong tình trạng thoải mái và yên tĩnh, chẳng hạn khi bé đang thức dậy từ giấc ngủ. Đôi khi, bé có thể chấp nhận dễ dàng hơn khi không cảm thấy bị ép buộc.

Nhớ rằng, việc sử dụng ti giả không phải là bắt buộc và không phải là lựa chọn tốt nhất cho mọi trẻ . Quan trọng nhất vẫn là tạo ra môi trường thoải mái và an toàn cho bé phát triển.

Nguồn tham khảo: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/ngam-ti-gia-lam-bien-dang-ham-rang-tre-17214112.htm

3. Lựa Chọn và Sử Dụng Ti Giả Cho Bé Một Cách An Toàn

Khi chọn và sử dụng ti giả cho bé, có một số điểm quan trọng mà bố mẹ nên xem xét để đảm bảo an toàn và sức khỏe của bé:

Chọn Ti Giả Không Chứa BPA: Bố mẹ nên xem xét nguồn gốc và thành phần của ti giả trước khi mua. Chọn mua ti giả từ các thương hiệu uy tín để đảm bảo sản phẩm không chứa chất BPA, một chất có thể gây hại cho sức khỏe của bé.

Một điều quan trọng cần lưu ý khi chọn núm vú giả cho bé là đảm bảo lựa chọn loại núm vú giả nguyên khối một mảnh, có tấm chắn nhựa lớn để trẻ không thể đưa toàn bộ núm vú giả vào miệng. Loại núm vú giả có các phần rời nhau có thể tạo ra nguy cơ ngạt thở cho bé. Hơn nữa, tấm chắn của núm vú giả cần phải có lỗ thông gió để đảm bảo không khí lưu thông một cách an toàn.

cach-chon-ti-gia-cho-be

Kích Thước Phù Hợp: Hãy chọn ti giả có kích thước phù hợp với độ tuổi và miệng của bé. Điều này giúp bé cảm thấy thoải mái khi ngậm và đảm bảo rằng ti giả có các lá chắn đủ lớn để bé không nuốt phải.

Không Sử Dụng Quá Sớm: Tránh cho bé ngậm ti giả trong 3 – 4 tuần đầu sau khi sinh. Thời gian này quan trọng để bé làm quen với bú sữa mẹ và đảm bảo rằng sữa mẹ cung cấp đủ dưỡng chất cho bé.

Vệ Sinh Đúng Cách: Sau khi sử dụng và trước khi sử dụng, hãy vệ sinh ti giả bằng nước nóng. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp và ruột.

Thay Ti Giả Định Kỳ: Để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bé, hãy thay ti giả sau khoảng thời gian từ 30 – 40 ngày sử dụng. Điều này giúp đảm bảo rằng bé luôn sử dụng ti giả mới và sạch sẽ.

4. Cách vệ sinh ti giả cho bé

Trước khi sử dụng núm vú giả lần đầu, bạn nên rửa sạch nó bằng xà phòng và nước sạch. Sử dụng loại xà phòng được thiết kế đặc biệt để rửa núm vú giả hoặc nước rửa bình sữa và đun sôi nó trong nước trong khoảng 5 phút để loại bỏ hóa chất dư thừa.

Sau mỗi lần sử dụng ti giả cho bé, bạn cần rửa sạch và tiệt trùng lại. Sử dụng nước sôi hoặc máy tiệt trùng bình sữa để đảm bảo vệ sinh an toàn. Sau đó, để núm vú giả tự nhiên khô hoặc ở nơi sạch sẽ và thoáng mát.

cach-ve-sinh-ti-gia-cho-be

Nếu bé làm rơi núm vú giả xuống sàn, bạn chỉ cần rửa sạch nó bằng nước nóng và trả lại cho bé. Tuy nhiên, nếu núm vú giả bị rơi trên vỉa hè hoặc nơi bẩn, hãy dùng một núm vú giả sạch khác thay cho bé, tránh để trẻ ngậm lại dễ bị nhiễm khuẩn.

Có nên cho trẻ ngậm núm giả hay không ? Tùy vào tình huống cụ thể của bé mà mẹ có thể cho bé sử dụng, tuy nhiên chỉ cho bé dùng đến 2 tuổi nếu cảm thấy rằng núm giả có lợi cho bé trong việc an ủi và thư giãn. Quan trọng là hạn chế thời gian sử dụng núm giả và đảm bảo bé không phụ thuộc vào nó quá lâu. Đồng thời, luôn kiểm tra núm giả cho bé để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho bé trong quá trình sử dụng.

Có thể bạn quan tâm:

 

Bình luận bài viết (0 bình luận)