Bạn có từng nghe về “khủng hoảng tuổi lên 2” hay còn gọi là Terrible Twos chưa ? Đây là giai đoạn mà hầu hết các bậc cha mẹ phải đối mặt với những thách thức không nhỏ trong việc nuôi dạy con. Để giúp con vượt qua giai đoạn này, chúng ta cần hiểu rõ về nó và tìm ra cách thức hỗ trợ con một cách hiệu quả. Hãy cùng khám phá những thông tin hữu ích về khủng hoảng tuổi lên 2 và cách khác phục
1. Khủng hoảng tuổi lên 2 bắt đầu khi nào
Bạn đã từng thắc mắc tại sao đứa trẻ ngày hôm qua vẫn ngoan ngoãn bỗng chốc trở nên nổi loạn và khó chịu không? Đó có thể là dấu hiệu cho thấy con đã bước vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 hay còn được gọi là “Terrible Twos” trong tiếng Anh, là một giai đoạn phát triển tự nhiên và hoàn toàn bình thường trong quá trình phát triển của bé. Giai đoạn này thường bắt đầu khi trẻ tiếp cận tuổi 2 và kéo dài khoảng một năm.
Thời kỳ này thường đi kèm với những thay đổi đáng kể trong hành vi và tâm lý của trẻ, và cha mẹ thường quan sát thấy những biểu hiện này.Thông thường, giai đoạn này bắt đầu từ khi trẻ 18 tháng tuổi và có thể kéo dài đến 3 tuổi.
2. Nguyên nhân dẫn đến trẻ khủng hoảng tuổi lên 2
Để cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 2, chúng ta cần hiểu vì sao trẻ lại có những biểu hiện đó. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
Giai đoạn này, trẻ đang trải qua quá trình phát triển nhanh chóng về thể chất và trí tuệ. Điều này đồng nghĩa với việc trẻ cần phải thích nghi với những thay đổi mới mẻ trong cơ thể mình, dẫn đến việc dễ bị kích thích và nổi loạn hơn.
- Yếu tố môi trường: Môi trường sống và hoạt động hàng ngày cũng ảnh hưởng đến hành vi của trẻ. Trẻ có thể bắt chước hành vi của người lớn hoặc bạn bè, và nếu không được hướng dẫn đúng cách, trẻ sẽ tiếp tục có những hành vi tiêu cực.
- Môi trường giáo dục và nuôi dạy: Cách thức giáo dục và nuôi dạy của cha mẹ cũng góp phần quan trọng trong việc hình thành hành vi của trẻ.
3. Dấu hiệu khủng hoảng tuổi lên 2
3.1 Không kiểm soát được hành vi
Trẻ trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 thường bộc lộ cảm xúc một cách dữ dội và đột ngột, dễ dàng bị xúc động và tức giận vì những lý do nhỏ nhặt. Chẳng hạn, khi bé gặp khó khăn trong việc tự đi giày, tìm kiếm đồ chơi yêu thích, hoặc không thể giao tiếp được với cha mẹ, trẻ có thể bất ngờ bật khóc hay gào thét vô cớ.
Nguyên nhân của những biểu hiện này là do bé chưa thể diễn đạt được lời nói của mình cho người khác hiểu.
Ngoài ra, trẻ cũng thường phản đối mạnh mẽ mọi yêu cầu từ phía người lớn trong giai đoạn này. Khi trẻ liên tục nói “không” với cha mẹ, điều đó không hẳn là phủ định mà chính là cách trẻ thể hiện sự chú ý, muốn khẳng định bản thân và tạo ra sự khác biệt với người lớn.
Trẻ mong muốn nhận được phản hồi từ người lớn thông qua sự tương tác hoặc những biểu hiện cảm xúc rõ rệt. Điều này khiến trẻ cảm thấy thích thú và hấp dẫn.
3.2 Không kiểm soát được cảm xúc
Biểu hiện khủng hoảng tuổi lên 2 dễ nhận thấy tiếp theo là trẻ có các cung bậc cảm xúc khó nắm bắt và dễ bị thay đổi đột ngột, có thể thấy vừa cười đó, lúc sau lại quấy khóc, cáu gắt.
Bên cạnh đó, khi có điều gì đó không như mong muốn, bé có thể tức giận, bực bội ngay tức thì, bộc lộ qua những hành động như ăn vạ, vứt bỏ đồ đạc, cào cấu, và thậm chí cắn người khác. Tất cả những biểu hiện này đều cho thấy sự phức tạp của cảm xúc trẻ trong giai đoạn này.
3.3 Muốn tự làm mọi việc theo ý mình
Trẻ bị khủng hoảng tuổi lên 2 có xu hướng thích tự thực hiện mọi việc theo cách của chính mình, không muốn tuân theo những quy tắc hay phương pháp mà ba mẹ đã áp dụng trước đây. Ví dụ như trẻ tự xúc cơm dù cầm thìa chưa đúng, mặc dép trái phải lộn xộn, đeo găng tay không đúng cặp, hay thậm chí là đeo tất khác màu với nhau.
Nguyên nhân dẫn đến hành động này xuất phát từ những thay đổi tâm lý trong giai đoạn này, khi trẻ muốn thể hiện sự độc lập và khẳng định bản thân. Điều này giúp trẻ có cơ hội thể hiện sở thích cá nhân và khám phá thế giới xung quanh một cách tự do hơn.
3.4 Biểu hiện biếng ăn
Đây là một vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh phải đối mặt, khi con mất hứng thú với việc ăn uống. Trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi, hoặc lại quá chú tâm vào việc chơi nên không muốn ăn.
3.5 Khủng hoảng tuổi lên 2 khóc đêm
Trẻ thường ngủ nhiều vào ban ngày và thức dậy đêm để quấy khóc, đòi chơi… Nguyên nhân là do trẻ trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc mạnh mẽ trong ngày, như sự phấn khích, cảm giác vui và buồn lẫn lộn, hoặc không kìm nén được sự háo hức muốn thể hiện những kỹ năng mới mà mình vừa học được.
> > > Xem thêm : Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em
4. Kinh nghiệm vượt qua khủng hoảng tuổi lên 2
Trẻ nhỏ là một cá thể độc lập và các con luôn muốn được thừa nhận, cư xử như “một người trưởng thành”. Vì vậy, bất cứ khi trẻ buồn, khóc hay bực bội… trẻ luôn cần người lớn thấu hiểu và đồng cảm với bé. Dưới đây là một số phương pháp hỗ trợ ba mẹ trong việc thấu hiểu và giúp con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 2.
4.1 Phương pháp Glenn Doman: Hiểu và đồng cảm cho trẻ
Khi được hỏi về khả năng kiểm soát cảm xúc trước hành động ăn vạ, mè nheo của con, nhiều ba mẹ cho rằng họ không giữ nổi bình tĩnh. Đó là lý do ở nhiều gia đình, người lớn thường quát mắng “Không được, mẹ cấm nghe chưa!”, “Hơi tí là ăn vạ, hư quá!”, “Nín ngay”… hoặc sử dụng các hình phạt, đòn roi để răn đe trẻ.
Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, tất cả những câu cấm đoán, ra lệnh đó chỉ làm tăng cảm giác khó chịu trong con. Con sẽ càng ngang bướng, khó bảo, cảm thấy mất an toàn và có xu hướng bạo lực. Tính cách này ảnh hưởng tới hành vi ứng xử của con với người khác, thậm chí gây nên những hậu quả khôn lường.
Vì vậy, hãy lắng nghe, quan sát những hành động, lời nói của con để thấu hiểu vấn đề con gặp phải. Hãy cho con những lời gợi mở sự chia sẻ để con trải lòng như “À, con không thích cái này phải không?”, “Con bị ngã nên con đau đúng không?”, “Con muốn ăn bánh à?”, “Con đang khó chịu trong người phải không”… Điều này không chỉ giúp bé nguôi ngoai, dễ chịu mà còn tạo dựng niềm tin giữa con cái và ba mẹ hơn.
4.2 Quan sát để ngăn ngừa cơn giận dữ của con
Phụ huynh có thể dự đoán thời điểm trẻ kích động để xoa dịu tâm trạng và giúp con lấy lại bình tĩnh trong thời kỳ khủng hoảng tuổi lên 2. Quan sát từng hành động, cử chỉ, hành vi giúp dự đoán được sự thay đổi cảm xúc và hành động của con.
4.3 Không áp đặt, hãy tạo điều kiện để con tự lập
Ở giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, ba mẹ nên cho phép trẻ tư quyết định và đưa ra ý kiến cá nhân về sở thích: như cho con tự chọn đồ chơi mình thích, lựa chọn mình muốn ăn gì V..v. Không nên áp đặt, nên tạo điều kiện để con tự lập và cảm thấy bản thân mình có ích và được tôn trọng như một người lớn.
4.4 Dạy bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ
Một trong những lý do dẫn đến khủng hoảng tuổi lên 2 của trẻ là vì chưa hoàn thiện kỹ năng ngôn ngữ và bộc lộ cảm xúc. Ba mẹ nên dạy trẻ phát triển các kỹ năng bằng cách thường xuyên trò chuyện cùng trẻ, đọc sách cho trẻ nghe , giải thích ý nghĩa của từ mới và khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ để bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình. Điều này sẽ giúp con dễ dàng hơn trong việc giao tiếp và giảm bớt sự thất vọng do không thể bày tỏ được cảm xúc của mình.
4.5 Khuyến khích bé biết chia sẻ và hòa đồng với mọi người
Ba mẹ nên tổ chức những buổi chơi cùng bạn bè hoặc anh chị em, để bé có cơ hội tương tác, chơi đồng đội và chia sẻ. Điều này sẽ giúp con phát triển kỹ năng giao tiếp, thích nghi xã hội và giảm bớt sự ích kỷ, bảo vệ tính riêng tư ở giai đoạn này.
4.6 Luôn ủng hộ và khuyến khích con
Đừng quên động viên và khen ngợi con khi con vượt qua những khó khăn hoặc hoàn thành công việc tốt. Sự ủng hộ và khuyến khích này sẽ giúp trẻ có động lực để tiếp tục phát triển và giảm bớt những cơn giận dữ trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2.
4.7 Giữ thái độ kiên nhẫn, không quát nạt bé
Ba mẹ nên giữ thái độ kiên nhẫn, yêu thương và chấp nhận sự thay đổi của con trong giai đoạn này. Đừng quá lo lắng hay bị ảnh hưởng bởi sự giận dữ của con, không quát nạt hay đánh bé, hãy nhớ rằng đó chỉ là một giai đoạn phát triển bình thường mà hầu hết trẻ em đều trải qua.
5. Các câu hỏi thường gặp trong giai đoạn trẻ bị khủng hoảng lên 2
5.1 Phải làm gì khi trẻ biếng ăn trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2
- Quan sát thói quen ăn uống của con để đưa ra thực đơn phù hợp với sở thích.
- Thay đổi thực đơn của trẻ liên tục để tránh nhàm chán.
- Trang trí món ăn đẹp mắt để thu hút trẻ.
- Không nên bắt ép trẻ ăn theo ý mình mà hãy tôn trọng thói quen dùng bữa của trẻ.
5.2 Hướng dẫn giúp trẻ không khóc đêm trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2
- Chuẩn bị cho trẻ một không gian yên tĩnh, tránh tiếng ồn hay ánh sáng tivi, thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
- Bật nhạc không lời, đọc truyện để bé dễ dàng đi vào giấc ngủ.
- Thường xuyên trò chuyện, trao đổi với bé về những sự việc, hiện tượng xảy ra ban ngày để bé được giãi bày cảm xúc, tăng khả năng tương tác với ba mẹ
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ mát mẻ, giúp trẻ ngủ sâu hơn và giảm giật mình.
Khủng hoảng tuổi lên 2 là một giai đoạn không tránh khỏi trong quá trình phát triển của trẻ. Để cùng con vượt qua giai đoạn này, cha mẹ cần nắm vững kiến thức, kỹ năng giáo dục, cũng như thấu hiểu tâm lý con. Đừng ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia, gia đình và bạn bè để có được những kinh nghiệm quý giá trong việc nuôi dạy con. Hãy luôn kiên nhẫn, yêu thương và hỗ trợ con trong suốt quá trình này.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất