Nhận biết các dấu hiệu trẻ bị lạnh khi ngủ

Bên cạnh đảm bảo hai nhu cầu cơ bản là ăn và ngủ, bố mẹ cần chú trọng đến việc giữ ấm cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, thời điểm này bé chưa biết nói nên đòi hỏi các bậc phụ huynh phải học cách nhận biết dấu hiệu trẻ bị lạnh khi ngủ để có biện pháp kịp thời.

1. Vì sao cần giữ ấm cho trẻ sơ sinh ?

Trước khi tìm hiểu những dấu hiệu trẻ bị lạnh khi ngủ, bố mẹ hãy tham khảo tầm quan trọng của việc giữ ấm cho trẻ sơ sinh đúng cách.

Về cơ bản, các bé ở độ tuổi này khó có thể thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ như người lớn. Vì thế bé thường mất nhiệt cực kỳ nhanh, thậm chí nhanh hơn gấp 4 lần so với người lớn. Đối với trẻ sinh non hoặc sinh nhẹ cân, khả năng kiểm soát thân nhiệt của trẻ rất kém, ngay cả trong môi trường ấm áp.

dau-hieu-tre-bi-lanh-khi-ngu
Việc nhận biết các dấu hiệu trẻ bị lạnh khi ngủ rất quan trọng trong quá trình chăm sóc

Đối với trẻ sơ sinh đủ tháng và có sức khỏe bình thường, bé có thể tự giữ ấm trong điều kiện nhiệt độ phù hợp. Tuy nhiên, nếu môi trường quá lạnh hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột, bé không thể tự điều chỉnh cơ thể. Lúc này, bé sẽ sử dụng năng lượng và oxy để tạo hơi ấm.

Từ những lý do trên, có thể kết luận rằng việc nhận biết các dấu hiệu trẻ bị lạnh là rất cần thiết, giúp bé dự trữ được năng lượng để phục vụ cho quá trình phát triển. Đối với trẻ sinh non thiếu tháng và trẻ đang bị ốm, việc này càng đặc biệt quan trọng.

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm điều hoà 24/24 – Nhiệt độ phòng thích hợp cho trẻ

2. Những dấu hiệu trẻ bị lạnh khi ngủ có thể bố mẹ chưa biết

Đối với trẻ sơ sinh, mức thân nhiệt dao động trong khoảng từ 36,6 đến 37 độ C là ổn định, chứng tỏ tình trạng sức khỏe bình thường. Lúc này làn da của bé sẽ ấm áp, hồng hào, bé vui vẻ, bú tốt, ngủ sâu giấc.

Trong trường hợp bé xuất hiện những dấu hiệu sau đây, bố mẹ hãy hết sức lưu ý vì rất có thể bé đang bị hạ thân nhiệt:

  • Bàn tay, bàn chân, vùng da gáy lạnh.
  • Trẻ quấy khóc không rõ lý do.
cac-dau-hieu-tre-bi-lanh-khi-ngu
Trẻ sơ sinh đột ngột quấy khóc rất có thể là dấu hiệu trẻ bị lạnh khi ngủ
  • Da tái nhợt – dấu hiệu hạ thân nhiệt rõ ràng nhất đối với trẻ sơ sinh.
  • Môi tái xanh, xuất hiện tình trạng rùng mình.
  • Trẻ rơi vào trạng thái mệt mỏi, bú kém, ngủ không sâu giấc.
  • Trẻ lừ đừ, ít hoạt động do thân nhiệt bị hạ xuống mức quá thấp.
  • Trẻ bị hắt xì khi cảm lạnh, đây là phản xạ liên quan đến vùng dưới đồi – nơi kiểm soát nhiệt độ trung tâm của cơ thể.
tre-bi-chay-mui-hat-xi-la-dau-hieu-bi-lanh
Khi cơ thể bị lạnh, trẻ sơ sinh thường gặp hiện tượng chảy mũi, hắt xì

[Cực sốc] Nôi gấp gọn cho bé Zaracos giảm đến 40%

3. Làm thế nào để trẻ không bị lạnh khi ngủ

  • Bố mẹ cần giữ ấm tay, chân, lưng và bụng cho trẻ sơ sinh, đây là những vị trí đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên không nên ủ ấm quá kỹ khiến bé bị đổ mồ hôi, khi mồ hôi thấm ngược vào phổi sẽ gây ra tình trạng viêm phổi hoặc cảm lạnh.
can-giu-am-cho-tre-khi-ngu
Trẻ sơ sinh cần được giữ ấm khi ngủ nhưng không ủ quá nóng khiến bé ra nhiều mồ hôi
  • Khi ủ ấm, phần đầu và gương mặt của bé phải để lộ ra ngoài, tránh ủ quá kín khiến bé bị khó chịu, ngột ngạt, bức bối. Ngoài ra, việc ủ ấm quá nóng còn làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Bố mẹ nên lựa chọn cho bé những bộ quần áo rộng rãi, làm từ vải mềm, chất liệu cotton có độ co giãn thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt, không ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh, tránh mặc quá 4 lớp quần áo. Trong trường hợp nhiệt độ quá thấp, các bậc phụ huynh nên cho bé đeo tất tay, tất chân, đội mũ khi ngủ để tránh thân nhiệt hạ nghiêm trọng.
  • Theo ý kiến của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ – AAP, bố mẹ nên quấn tã sơ sinh cho trẻ khi ngủ. Phương pháp này vừa giúp bé ngủ ngon, ngủ sâu giấc vừa mang đến cảm giác ấm áp, thoải mái như đang ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên, bạn không nên quấn tã quá chặt, nhất là ở quanh hông.
  • Bố mẹ cần duy trì nhiệt độ phòng ngủ của bé ở mức hợp lý, dao động trong khoảng từ 26 đến 28 độ C, đóng cửa sổ để tránh gió lùa. Ngoài ra, phòng ngủ cần được dọn dẹp thường xuyên, đảm bảo bầu không khí sạch sẽ, thoáng đãng, không gian gọn gàng và ngăn nắp.
dieu-chinh-nhiet-do-phong-phu-hop-cho-tre
Bố mẹ hãy đảm bảo phòng ngủ của bé có nhiệt độ ổn định trong khoảng 26 – 28 độ C
  • Sử dụng các loại dầu dành riêng cho trẻ sơ sinh như dầu tràm, dầu khuynh diệp để xoa vào các vị trí như lòng bàn chân, lưng, bụng. Việc này sẽ giúp giữ ấm ngực, ấm chân, phòng ngừa cảm lạnh, ho và một số bệnh liên quan đến đường hô hấp.
  • Nếu bé ngủ một mình trong nôi cũi, hãy cho bé mặc ấm hơn khi ngủ chung với bố mẹ, đồng thời đắp cho bé một chiếc chăn mỏng nhẹ để đảm bảo bé không bị lạnh vào ban đêm.

Trên đây, Zaracos đã tổng hợp các dấu hiệu trẻ bị lạnh khi ngủ, đồng thời tiết lộ phương pháp giữ ấm cho trẻ sơ sinh đúng cách. Hi vọng từ những chia sẻ trong bài viết, bố mẹ sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích để giúp hành trình nuôi con trở nên tuyệt vời.

Bình luận bài viết (0 bình luận)