Giấc ngủ là một phần quan trọng của cuộc sống, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Trong chu kỳ giấc ngủ, có một giai đoạn đặc biệt gọi là Giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement) đang thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về sức khỏe và giáo dục. Hãy cùng Zaracos khám phá tầm quan trọng và những điều thú vị xoay quanh giấc ngủ REM ở trẻ nhé !
1. Giấc ngủ rem ở trẻ sơ sinh là gì ?
REM sáng, hay còn được gọi là chu kỳ REM trong giấc ngủ của trẻ sơ sinh, thường diễn ra vào buổi sáng sớm. Trong giai đoạn này, mặc dù mắt vẫn nhắm tịt, nhưng bé phát ra những âm thanh gầm ghè và có thể trở mình nhiều hơn so với các thời điểm khác trong đêm.
Trong quá trình chăm sóc bé sơ sinh, chắc chắn bạn sẽ trải qua tình trạng này. Gần đến thời điểm sáng, trẻ sẽ trở nên “hoạt động” hơn. Bạn có thể nhìn thấy bé ậm ọe trên giường và có dấu hiệu khó chịu, khi bạn tiến lại gần để kiểm tra, bé vẫn dường như đang ngủ.
Giấc ngủ rem là sao
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh có những đặc điểm riêng, và REM sáng là một trong những hiện tượng phổ biến và hoàn toàn bình thường. Trong giai đoạn này, mặc dù bé vẫn còn trong giấc ngủ REM, nhưng não bộ đã bắt đầu hoạt động mạnh mẽ để chuẩn bị cho một ngày mới. Điều này có thể liên quan đến điều chỉnh nội tiết tố và hoạt động não bộ.
Xem thêm:
- Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có sao không ?
- Nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ ở trẻ
- Có nên tập Tummy Time – Phương pháp nằm sấp cho con ?
Chu kỳ REM ở trẻ sơ sinh
Khác với người lớn, chu kỳ ngủ ở trẻ sơ sinh chỉ kéo dài từ 40 đến 50 phút. Điều này có nghĩa là trong mỗi chu kỳ ngủ ngắn này, khoảng 20% thời gian bé ngủ là ở trạng thái ngủ sâu, trong khi 80% còn lại là ở trạng thái ngủ động, được gọi là REM (Rapid Eye Movement).
Khi bé đạt 3 tháng tuổi, thì thời lượng ngủ sâu trong chu kỳ tăng lên khoảng 50% (~20 phút/ chu kỳ), và 50% còn lại là thời gian ngủ nông (REM).
2. Giấc ngủ rem có tốt với bé không ?
1. Phát triển não bộ: Giấc ngủ REM cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho não bộ, giúp phát triển và hình thành các mạng lưới thần kinh quan trọng. Đây là giai đoạn con học làm chủ các giác quan và các kỹ năng đầu đời như nắm tay, lẫy, bò, ngồi, đứng và đi.
2. Hỗ trợ sự tăng trưởng và phục hồi: Trong giai đoạn rem sáng ở trẻ sơ sinh, cơ thể sẽ tiết hormone tăng trưởng và tăng cường quá trình tái tạo và phục hồi các mô và tế bào.
3. Hỗ trợ hệ miễn dịch: Trong giai đoạn này, cơ thể tiết ra các chất gắn kết miễn dịch và kháng thể, giúp bảo vệ bé khỏi các bệnh tật và bảo vệ sức khỏe tổng thể của bé.
4. Quá trình học và nhớ: Rem sáng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường quá trình học và nhớ của trẻ sơ sinh. Trong giai đoạn này, não bộ xử lý thông tin, tạo ra kết nối giữa các ông thần kinh và ghi nhớ thông tin mới. Điều này rất quan trọng cho sự phát triển trí tuệ của bé.
3. Cách khắc phục REM sáng ở trẻ sơ sinh
1. Theo Nếp Sinh Hoạt EASY (EAT, ACTIVITY, SLEEP, YOU)
Phương pháp EASY hữu ích trong việc giúp bạn thiết lập một nếp sinh hoạt ổn định và phù hợp cho bé. Đây là một chu kỳ sinh hoạt cho trẻ được lặp lại mỗi ngày bao gồm Ăn – Hoạt Động – Ngủ – Thời Gian Thư Giản cho mẹ. Giúp bé có một lịch trình rõ ràng, giúp dễ dàng hơn trong việc quản lý giấc ngủ.
2. Hướng Dẫn Bé Tự Ngủ
Hãy tập bé tự ngủ lại sau khi bị đánh thức trong chu kỳ REM. Tránh việc tặng bé để ngủ mỗi khi bé khóc, mà hãy để bé tự trấn an bản thân. Bạn có thể sử dụng các kỹ thuật như “rút tay ra” dần dần để bé tự ngủ mà không cần sự hỗ trợ của bạn.
3. Bữa Ăn Đủ No Và Hiệu Quả Trong Ngày
Đảm bảo rằng bé được ăn đủ và no vào ban ngày. Điều này giúp bé có giấc ngủ dài và không bị thức dậy do đói đêm. Hãy nhớ rằng khi bé khóc đêm, không phải lúc nào cũng là do bé đói. Điều này dẫn tới bữa ăn sáng đầu ngày (một bữa ăn quan trọng) của con bị ảnh hưởng.
4. Phương Pháp Wake to Sleep
Phương pháp “wake to sleep” là một cách để khắc phục giấc ngủ REM sáng. Bằng cách đánh thức bé trước khi bé tự thức tự giác vào giai đoạn REM, bạn có thể giúp bé chuyển sang giai đoạn ngủ khác mà không cần hỗ trợ của bạn.
Giấc ngủ REM ở trẻ sơ sinh có vai trò quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng của bé. Để đảm bảo bé có đủ giấc ngủ REM, hãy tạo môi trường ngủ thoải mái và đúng giờ cho bé, theo dõi thời lượng giấc ngủ của bé và đảm bảo bé được nghỉ ngơi đầy đủ.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hội chứng SIDS là gì? Cảnh báo hiện tượng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh
[Cập nhật] Bảng cân nặng của bé từ 0 – 10 tuổi theo chuẩn WHO, xem ngay!
Phương pháp Cry It Out là gì – Mẹ có nên luyện ngủ CIO cho bé không ?
Có nên tập đứng cho bé không ? Trẻ mấy tháng tập đứng được ?
Trẻ sơ sinh có nên nằm điều hoà? Đâu là cách dùng tốt nhất cho trẻ?
Trẻ Sơ Sinh Bị Gù Lưng – Nguyên Nhân Và Cách Nhận Biết
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Cập nhật] Những đồ dùng cần thiết cho bé đi du lịch, xem ngay!
Bé 9 tháng biết làm gì và những điều ba mẹ cần biết
Lập lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi: Tạo nền tảng cho sự phát triển
Phân biệt sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai
[Tư vấn] Con gái sinh năm 2023 đặt tên gì hay và ý nghĩa?
Thực Đơn Cho Mẹ Sau Sinh – Ăn Gì Để Mẹ Khoẻ Mạnh Và Có Nhiều Sữa?