Sốt siêu vi ở trẻ em là bệnh rất phổ biến, có thể nhanh chóng điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, khi để lâu, bệnh này dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Sau đây, Zaracos sẽ cung cấp một số thông tin về bệnh sốt siêu vi để bố mẹ chủ động phòng ngừa và có thể chăm sóc bé một cách tốt nhất. Kéo xuống để đọc tiếp nhé!
1. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sốt siêu vi ở trẻ em
Bệnh sốt siêu vi ở trẻ em (hay còn gọi là sốt virus) xuất hiện khi cơ thể của bé bị nhiễm các loại virus, ví dụ như Coronavirus, Adenovirus, virus cúm, Enterovirus, Rhinovirus… Bệnh này thường gặp ở cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tập trung chủ yếu vào thời điểm thời tiết giao mùa chuyển từ mùa thu sang mùa đông.
1.1 Sau đây là các triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em :
- Sốt cao: Khi bị sốt virus, nhiệt độ cơ thể của bé sẽ dao động trong khoảng từ 38 – 40 độ, thậm chí hơn 40 độ. Thông thường, trong những ngày đầu tiên bị sốt siêu vi, bé sẽ sốt rất cao và khó hạ nhiệt độ.
- Quấy khóc: Tình trạng sốt cao khiến bé mệt mỏi, đau nhức cơ bắp dẫn đến trẻ quấy khóc liên tục.
- Viêm đường hô hấp: Sốt siêu vi thường dẫn đến tình trạng ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, viêm họng…
- Rối loạn tiêu hoá: Triệu chứng này thường xuất hiện sớm nếu sốt siêu vi do virus gây ra tại đường tiêu hoá. Lúc này, bé có thể bị đi ngoài phân lỏng, buồn nôn, nôn…
- Phát ban: Đây là triệu chứng sẽ xuất hiện sau khi bé sốt cao từ 2 – 3 ngày, các vết mẩn đỏ mọc dày khắp cơ thể.
- Các triệu chứng khác: Đau đầu, viêm hạch, viêm kết mạc mắt…
1.2 Sốt siêu vi ở trẻ em kéo dài mấy ngày thì khỏi ?
Đa số các triệu chứng của sốt siêu vi ở trẻ em kéo dài 3-5 ngày bùng phát rầm rộ và sẽ khỏi hoàn toàn sau 7-10 ngày kể từ khi bệnh bùng phát nếu trẻ được điều trị kịp thời và đúng cách. Ngoài ra, bệnh có thể kéo dài đến 14 ngày.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh tiến triển nhanh chóng nhưng không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời, sốt siêu vi ở trẻ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, phụ huynh hoặc người chăm sóc cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị đúng bệnh.
Không chỉ vậy, trong quá trình chăm sóc tại nhà, bố mẹ cần chú ý theo dõi sự thay đổi các triệu chứng bệnh để sớm phát hiện bất thường và có hướng xử lý kịp thời.
2. Sốt siêu vi ở trẻ em có nguy hiểm không?
Trẻ em sốt siêu vi là vấn đề thường gặp, nhưng nếu không can thiệp kịp thời, bệnh này dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm thanh quản, viêm cơ tim, co giật và hôn mê, gây di chứng ở não… Vì thế, trong những trường hợp sau, bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay:
Sốt siêu vi là bệnh phổ biến nhưng dễ dẫn đến nhiều biến chứng khó lường
- Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi bị sốt cao không hạ.
- Bé bị sốt kéo dài hơn 5 ngày.
- Bé liên tục sốt cao và không đáp ứng thuốc hạ sốt.
- Sốt cao kèm một số dấu hiệu nguy hiểm như tiêu chảy, xuất huyết dưới da, co giật.
- Bé xuất hiện dấu hiệu lơ mơ, mất ý thức, ngủ li bì.
3. Chăm sóc bé bị sốt siêu vi như thế nào tốt nhất?
Sau đây là cách hạ sốt nhanh nhất cho trẻ và chăm sóc trẻ sốt siêu vi tại nhà mà bố mẹ có thể áp dụng ngay:
- Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt, không đắp nhiều chăn. Điều này sẽ giúp giảm tình trạng sốt và ngăn nhiệt độ tăng quá nhanh.
- Khi bé sốt từ 38.5 độ trở lên, bố mẹ cần dùng thuốc hạ sốt cho bé theo đúng điều lượng khuyến cáo, tránh lạm dụng thuốc gây ảnh hưởng đến cơ thể.
- Sử dụng khăn để lau, chườm cho bé hạ sốt tại các vị trí như trán, hai bên thái dương, nách, bẹn. Tuy nhiên, cách này chỉ nên áp dụng với những bé từ 6 tháng đến 5 tuổi, không áp dụng cho trẻ sơ sinh.
Bố mẹ nên thường xuyên dùng khăn ấm lau cơ thể cho bé để nhiệt độ được hạ nhanh chóng
- Cho bé nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn, đảm bảo không gian phòng ở luôn sạch sẽ, yên tĩnh và thoải mái.
- Bù nước và chất điện giải cho bé bằng cách bổ sung nhiều nước lọc, oresol, nước ép hoa quả.
- Tăng cường rau củ quả trong thực đơn của bé, những thực phẩm này có chức năng tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể bé phục hồi nhanh chóng.
- Cho bé ăn uống theo nhu cầu, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để bé tiêu hoá tốt hơn, ưu tiên các món ăn lỏng như cháo, súp, canh…
4. Hướng dẫn cách phòng ngừa sốt siêu vi ở trẻ em
Để ngăn ngừa sốt siêu vi ở trẻ nhỏ, bố mẹ có thể áp dụng những phương pháp sau:
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, đồng thời tăng cường bổ sung các dưỡng chất có chức năng tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể của trẻ trước những yếu tố gây bệnh.
Các loại rau củ quả giúp bé tăng sức đề kháng, hồi phục sức khỏe nhanh chóng
- Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh đầy đủ theo đúng lịch quy định.
- Không cho trẻ tiếp xúc gần với những người đang bị bệnh.
- Giữ ấm cho bé khi trời lạnh, không để bé tắm mưa hoặc vui chơi dưới thời tiết nắng gắt.
- Thường xuyên vệ sinh đồ chơi và không gian nhà ở để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, tránh các yếu tố gây bệnh “tấn công” cơ thể của bé.
- Tập cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi ở bên ngoài trở về nhà, sau khi đi vệ sinh…
Mong rằng những thông tin về bệnh sốt siêu vi ở trẻ em được cung cấp trên đây sẽ giúp bố mẹ chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh cho bé, hạn chế xuống mức thấp nhất những biến chứng nguy hiểm. Nếu bố mẹ còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến sốt siêu vi cũng như cách chăm sóc bé, hãy đặt câu hỏi ngay với Zaracos để được giải đáp nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất