Trầm cảm sau sinh là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe tinh thần của người mẹ. Mặc dù đây là một hiện tượng phổ biến, nhưng hậu quả của trầm cảm sau sinh sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ, bé và cả gia đình nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
1. Nguyên nhân gây ra trầm cảm sau sinh
Hiện tại, dù đã có nhiều nghiên cứu về trầm cảm sau khi sinh con ở phụ nữ, tuy nhiên, khoa học vẫn chưa đưa ra một kết luận chính xác về nguyên nhân cụ thể do mức độ trầm cảm sau sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng thể chất, tinh thần và hoàn cảnh cá nhân của từng người. Tuy vậy, có một số nhóm nguyên nhân thường xuyên gặp trong trường hợp này:
Thay đổi nội tiết tố: Trong quá trình mang thai, phụ nữ thường trải qua sự tăng đột ngột trong nồng độ nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone. Tuy nhiên, sau khi sinh con, mức nồng độ của những hormone này giảm mạnh về mức bình thường. Những biến đổi nhanh chóng này trong hormone có thể góp phần gây ra tình trạng trầm cảm ở phụ nữ mang thai và sau sinh.
Tiền sử rối loạn tâm lý: Những mẹ có tiền sử của rối loạn tâm lý, đặc biệt là trầm cảm, trước hoặc trong thời kỳ mang thai, có nguy cơ cao hơn để phát triển trầm cảm sau khi sinh con. Tiền sử này có thể tạo ra sự tổn thương tâm lý và tạo điều kiện cho trầm cảm tái phát.
Sức khỏe suy giảm: Phụ nữ sau khi sinh con thường trải qua sự suy giảm về tình trạng sức khỏe, đặc biệt là trong quá trình sinh nở. Sự đau đớn kéo dài, cùng với khó khăn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh, có thể tạo ra một môi trường tâm lý không ổn định. Hậu quả của trầm cảm sau sinh khi này dễ dẫn tâm trạng bực tức, cáu giận, và thậm chí cảm thấy ghét bản thân và đứa bé.
Điều kiện kinh tế gia đình: Điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu sự hỗ trợ từ phía chồng và gia đình, áp lực về các áp lực với các hủ tục sau sinh, mâu thuẫn trong các quan niệm chăm nuôi con nhỏ giữa các thế hệ sẽ làm gia tăng cảm xúc tiêu cực từ phụ nữ dẫn đến trầm cảm.
Ngoài những nguyên nhân chung nêu trên, có một số yếu tố nguy cơ khác có thể góp phần làm tăng nguy cơ phụ nữ sau sinh bị trầm cảm, bao gồm:
- Tuổi thai kỳ (người mang thai ở tuổi trẻ có nguy cơ cao hơn).
- Xảy ra mâu thuẫn liên quan đến quá trình mang thai.
- Tiền sử gia đình về các bệnh rối loạn tâm thần.
- Kinh qua các sự kiện căng thẳng như mất việc làm hoặc khủng hoảng sức khỏe.
- Trẻ sơ sinh yếu ớt, có vấn đề sức khỏe hoặc dị tật.
- Phụ nữ có nhiều con hoặc mang thai nhiều lần.
- Sống một mình và thiếu hỗ trợ từ người khác do các ràng buộc xã hội hoặc dịch bệnh.
- Xảy ra xung đột hôn nhân sau khi sinh con hoặc bị bạo lực gia đình.
- Thiếu ngủ và mệt mỏi vì thức đêm chăm sóc trẻ, lo lắng và nghi ngờ về khả năng nuôi con của bản thân.
- Lo lắng về ngoại hình, tăng cân không kiểm soát hoặc sụt cân sau khi sinh.
2. Trầm cảm sau sinh nguy hiểm như thế nào – Hậu quả của trầm cảm sau sinh
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm sau sinh trên toàn thế giới là từ 10% – 20%. Tại Việt Nam, tỷ lệ này có thể lên đến 33%, tức là mỗi khi có 10 người phụ nữ, có khoảng 3 người có nguy cơ mắc phải bệnh trầm cảm sau sinh. Vậy trầm cảm sau sinh nguy hiểm như thế nào ?
2.1 Hậu quả của bệnh trầm cảm sau sinh đối với mẹ
- Luôn có ý muốn tự tử, tiêu cực
Người mẹ bị trầm cảm thường trải qua tâm lý tự ti, không thể chăm sóc con tốt, cảm thấy mình là gánh nặng cho người khác. Những cảm xúc tiêu cực này có thể dẫn đến ý định tự tử. Nguy cơ tự tử đặc biệt cao ở những người có tiền sử rối loạn tâm thần và sử dụng chất gây nghiện. Để đánh giá nguy cơ tự tử ở những người mẹ bị trầm cảm sau sinh, cần xem xét các yếu tố như tiền sử sử dụng chất gây nghiện, tình trạng rối loạn tâm thần (trước và sau khi mang thai), bạo lực gia đình…..
- Ảnh hưởng tim mạch
Trầm cảm có thể có tác động đến sức khỏe tim mạch của người mẹ. Nó tăng nguy cơ tử vong và có thể gây ra các vấn đề về tim như nhồi máu cơ tim hoặc suy tim. Hiệp hội Tim mạch Mỹ đã xác định trầm cảm là một yếu tố gây ảnh hưởng xấu đối với tim.
- Suy yếu hệ miễn dịch
Khi trầm cảm, người mẹ sản xuất hormone gây stress trong cơ thể một thời gian dài. Điều này làm cho hệ miễn dịch giảm sức đề kháng, dẫn đến nguy cơ mắc phải các bệnh khác như cảm lạnh và cúm.
- Trầm cảm sau khi sinh và hậu quả dễ bị rối Loạn Tâm Thần
Tỷ lệ rối loạn tâm thần 1/500 trường hợp sau khi phụ nữ sinh con, thường xuất hiện từ 2-4 tuần sau sinh. Các dấu hiệu của rối loạn tâm thần có thể bao gồm:
+ Suy nghĩ lộn xộn và không tập trung, hay quên.
+ Cảm xúc không ổn định, hay cáu gắt, khóc…
+ Xuất hiện ảo giác hoặc ý nghĩ hoang tưởng.
- Nguy Cơ Sát Hại Con
Trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, những người mẹ có thể thúc đẩy mình đến hành động sát hại con, đặc biệt trong tình huống mẹ sinh con ngoài ý muốn, sử dụng các chất gây nghiện, hoặc có thù hận với cha của đứa trẻ. Đây là hậu quả nguy hiểm nhất của trầm cảm sau sinh, đặc biệt khi nó kết hợp với rối loạn tâm thần. Thống kê cho thấy có khoảng 16-29% người mẹ thực hiện hành động sát hại con cái của họ và sau đó thậm chí tự tử. Do đó, mọi biểu hiện suy nghĩ thoáng qua về việc hại đứa trẻ cũng cần được xem xét nghiêm túc, để tránh những bi kịch do trầm cảm gây ra.
https://vtv.vn/xa-hoi/bi-kich-tram-cam-sau-sinh-va-nhung-cai-gia-tra-qua-dat-20230505113042185.htm
https://cand.com.vn/Phong-su/dau-long-bi-kich-tram-cam-sau-sinh-i686390/
2.2 Hậu quả trầm cảm sau sinh đối với trẻ
Khi bị trầm cảm, người mẹ thường gặp khó khăn trong việc chăm sóc con. Họ có thể trải qua một loạt cảm xúc tiêu cực, bao gồm sự chán nản và khó lòng đáp ứng các nhu cầu của bé ( cho con bú, ẵm bồng, ôm ấp bé…..). Mối quan hệ giữa mẹ và con trở nên căng thẳng và khó khăn. Trẻ thường không nhận được đủ tình yêu thương và quan tâm từ phía mẹ, điều này có thể gây ra những tác động không tốt đối với sự phát triển sau này.
- Vấn Đề về Hành Vi
Trẻ mắc kẹt trong môi trường có mẹ bị trầm cảm có thể thể hiện các vấn đề về hành vi như rối loạn giấc ngủ, dễ kích động, hoặc các hành vi không bình thường khác. Sự không ổn định và thiếu sự quan tâm từ mẹ có thể tạo ra những khó khăn cho quá trình phát triển của trẻ.
- Vấn Đề về Xã Hội
Trẻ có mẹ bị trầm cảm sau sinh thường gặp khó khăn trong môi trường xã hội, đặc biệt là trong việc hòa nhập tại trường học hoặc trong các mối quan hệ với bạn bè cùng lứa. Trở nên e dè, thu mình, hoặc có cư xử khác thường, điều này có thể cản trở quá trình hòa nhập xã hội của trẻ.
- Vấn Đề về Cảm Xúc
Bé thường trải qua sự thiếu tự tin, lo âu và sợ hãi. Trở nên thụ động hơn so với những đứa trẻ khác và có nguy cơ cao hơn mắc bệnh tự kỷ ở trẻ em.
- Chậm trong Phát Triển Nhận Thức
Chậm trong phát triển nhận thức, bao gồm việc nói, đi và các kỹ năng học tập. Sự thiếu quan tâm và tương tác tích cực từ mẹ có thể ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển của trẻ ở trường.
2.3 Hậu quả đối với người chồng
Khi người mẹ bị trầm cảm sau sinh, nguy cơ mắc trầm cảm ở ba của bé cũng có thể tăng lên, đặc biệt là đối với những người lần đầu làm cha. Mặc dù dấu hiệu của trầm cảm sau sinh ở nam giới thường ít được biểu lộ ra ngoài, họ có thể trải qua cảm xúc khép kín, cáu gắt, mất kiểm soát, sự mệt mỏi, mong muốn khóc, và đau đầu. Nếu không được giải quyết tâm lý, trầm cảm có thể dẫn đến hành động tiêu cực khác.
Gây ra căng thẳng khi tiếp xúc với con, bi quan và cảm giác xa lánh bé, cảm thấy khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ với con, ảnh hưởng đến khả năng gắn kết của gia đình.
3. Cách giúp mẹ tránh trầm cảm sau khi sinh
Để tránh những hậu quả của trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến bạn và gia đình, dưới đây là một số cách để tránh rơi vào tình trạng đáng sợ này.
Nếu bạn cảm thấy tâm trạng buồn vui thất thường sau khi sinh con, hãy tìm đến một bác sĩ tâm lý. Họ có thể cung cấp lời khuyên và hướng dẫn về cách điều tiết cảm xúc để tránh trầm cảm.
Dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để thư giãn bằng cách thiền, hít thở sâu, hoặc tắm nước ấm. Thư giãn sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn để chăm sóc bé.
Dù có nhiều công việc cần hoàn thành, nhưng bạn cũng cần ngủ khi con ngủ. Thường xuyên thức trông con sẽ làm bạn dễ bị trầm cảm. Hãy nhờ người thân để bạn có thời gian nghỉ ngơi.
Tập thể dục là một hình thức thư giãn tốt. Tập thể dục trước và sau khi sinh có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn và giảm nguy cơ mắc trầm cảm. Tuy nhiên, hãy tập thể dục nhẹ nhàng và không ép mình quá nhiều.
Đừng tự áp lực bản thân phải là người mẹ hoàn hảo. Mọi người đều có lỗi sai, và việc lần đầu làm mẹ không thể chăm sóc con tốt là điều bình thường. Không nên tự đặt áp lực quá lớn lên bản thân.
Tham gia vào các nhóm hỗ trợ cho bà mẹ mới sinh con giúp bạn chia sẻ và học hỏi từ những người có cùng trải nghiệm. Điều này giúp bạn cảm thấy kết nối với những người có hoàn cảnh tương tự và tăng cường lòng tự tin trong việc chăm sóc con.
Hãy chuẩn bị tinh thần và hành trang kỹ lưỡng cũng như kinh nghiệm chăm sóc con trước khi sinh. Nhận thức rằng mang thai và nuôi dưỡng con là một công việc dài hạn và đòi hỏi sự kiên nhẫn và thời gian.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hậu quả của trầm cảm sau sinh để có những sự chuẩn bị tốt nhất, hãy luôn giữ tinh thần thoải mái và đừng tạo áp lực lên bản thân mẹ nhé. Zaracos xin chúc bạn có một giai đoạn chăm con nhàn tênh, thoải mái.
- Những điều kiêng kỵ khi chăm sóc trẻ sơ sinh mà mẹ cần tránh
- Cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả có tốt không ?
- Trẻ sơ sinh ngủ ít không sâu giấc có sao không – Cách giúp trẻ ngủ nhanh
- Thời điểm nào dùng nôi ngủ – Nên mua nôi loại nào cho trẻ sơ sinh
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất