Hình ảnh nhũ hoa và bầu ngực khi mới mang thai thay đổi ra sao

Mang thai là một giai đoạn đặc biệt trong cuộc đời của một người phụ nữ. Khi cơ thể trải qua nhiều sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Một trong những thay đổi đáng chú ý xảy ra tại vùng nhũ hoa và ngực. Trên thực tế, những sự biến đổi này có thể là một trải nghiệm thú vị cho các bà bầu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai sẽ thay đổi ra sao nhé !

1. Hình ảnh đầu nhũ hoa khi mang thai tháng đầu

1.1 Căng tức nhũ hoa – Cách nhận biết nhũ hoa khi mang thai

Một trong những cách nhận biết có thai tại nhà không cần que thử  là cảm giác căng và đau ngực, cũng như sự thay đổi về kích thước của vòng ngực. Cảm giác căng và đau ngực thường là dấu hiệu mà nhiều phụ nữ gặp phải trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, đây cũng là một dấu hiệu của mang thai nên nhiều người không nhận ra và cho rằng chỉ là tín hiệu chuẩn bị cho kỳ kinh sắp tới.

Đầu nhũ hoa khi mang thai tháng đầu có thể nhạy cảm hơn khi chạm vào, và bạn có thể trải qua cảm giác đau nhói ở nhũ hoa khi mặc áo ngực. Sự nhạy cảm này thường bắt đầu từ tuần thứ 4 đến 6 và kéo dài trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

Nếu bạn nhận thấy những thay đổi này và cảm thấy đau ngực khi mang thai, có một số biện pháp giảm đau bạn có thể thử áp dụng trong giai đoạn này.

20230623_aiDl4JJN.jpg

hình ảnh nhũ hoa khi mới có thai

Nên làm gì khi bị căng tức ngực:

  • Nếu bạn chưa chắc chắn về việc mang thai và nhận thấy những thay đổi ở nhũ hoa, hãy thử kiểm tra thai.
  • Chọn mua áo ngực phù hợp với kích cỡ và hỗ trợ ngực.
  • Bổ sung vitamin từ rau quả để tăng cường sự phát triển của thai nhi.
  • Duy trì chế độ ăn uống cân đối và đầy đủ dưỡng chất trong suốt thai kỳ.
  • Nghỉ ngơi đúng mức để duy trì sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái.

Mẹ cần tránh các việc sau:

  • Tránh thức khuya, vì điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và sự phát triển của thai nhi.
  • Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm mặn, vì điều này không tốt cho sức khỏe và có thể dẫn đến các vấn đề như cao huyết áp khi mang thai.
  • Tránh sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất kích thích, vì điều này có thể gây hại cho cả bạn và thai nhi.
  • Không hút thuốc, vì điều này không tốt cho sức khỏe của bạn và thai nhi.

1.2 Kích thước vòng ngực tăng:

Sự thay đổi này thường bắt đầu từ giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ và kéo dài suốt quãng thời gian mang thai. Sự tăng trưởng nhanh chóng này có thể gây ngứa da và thậm chí tạo ra các vết căng da trên bề mặt ngực. Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, ngực có thể tiếp tục phát triển kích thước, và do đó, mẹ bầu cần sử dụng áo ngực dành riêng cho việc cho con bú để hỗ trợ sự phát triển lớn hơn của ngực.

hinh-anh-su-thay-doi-o-nguc-khi-mang-thai
Hình ảnh núm vú thay đổi khi mang thai

1.3 Nổi tĩnh mạch và gân xanh:

Nhiều chị em thắc mắc nổi gân xanh ở ngực có phải mang thai ?  Điều này xảy ra do lượng máu trong cơ thể của bạn tăng lên khoảng 20-40% khi mang thai. Nhờ sự gia tăng này, các tĩnh mạch dưới da trở nên rõ nét hơn, chịu trách nhiệm vận chuyển máu, chất dinh dưỡng và oxy đến cho thai nhi đang phát triển.

xuat-hien-gan-xanh-o-bau-nguc-khi-mang-thai
Ngực nổi gân xanh có phải có thai ?

Do lượng máu tăng, các tĩnh mạch dưới da bầu ngực trở nên hiển thị rõ hơn, dẫn đến bầu ngực nổi gân xanh. Tuy tình trạng này sẽ tự giảm sau khi sinh con và nhũ hoa trở lại trạng thái bình thường. Một số phụ nữ có thể thấy gân xanh trên ngực khi cho con bú, nhưng tình trạng này cũng sẽ dần hết khi ngừng cho con bú.

2. Hình ảnh nhũ hoa ở tam cá nguyệt thứ 2

Trong giai đoạn từ tuần thứ 14 đến 27 của thai kỳ, hình ảnh nhũ hoa khi mang thai cũng có những thay đổi đáng chú ý. Hãy cùng tìm hiểu những biểu hiện này:

2.1 Vùng da ở quầng vú sẫm màu hơn:

Lúc này quầng vú sẽ thay đổi không chỉ về kích thước mà còn về màu sắc. Màu sắc của quầng vú trở nên tối hơn và sẫm màu hơn so với trước đó, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sậm màu này có thể là kết quả của sự tác động của các nội tiết tố trong cơ thể của phụ nữ. Thông thường, sau khi kết thúc giai đoạn cho con bú, quầng vú sẽ trở lại màu sắc ban đầu, nhưng đôi khi vẫn đậm hơn một hoặc hai màu so với trước khi mang thai.

2.2 Xuất hiện dịch sữa non sớm:

Từ tuần thai thứ 16 trở đi, ngực của mẹ có thể bắt đầu tiết ra sữa non, cảm giác như dòng chảy nhẹ nhàng đang diễn ra trong nhũ hoa của mình. Khi đến những tháng cuối thai kỳ, một số mẹ bầu có thể thấy sữa non màu vàng nhạt chảy từ nhũ hoa. Đây là những giọt sữa đầu tiên do cơ thể mẹ bầu sản xuất, chứa nhiều kháng thể có lợi cho sức khỏe của bé.

Ngoài việc tiết ra dưới dạng lỏng, ở tháng cuối thai kỳ có sữa non có thể ở dạng màng hoặc chất đóng cục. Do đó trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ nên sử dụng áo ngực đặc biệt dành riêng cho thai phụ để hỗ trợ sự phát triển của nhũ hoa và chuẩn bị cho việc cho con bú sau này.

nguc-tiet-sua-non-som-khi-mang-thai

2.3 Nổi cục ở nhũ hoa khi mang thai:

Trong thời kỳ mang thai, bạn có thể thấy những cục u xuất hiện trên bầu ngực. Tuy nhiên không cần lo lắng vì thường những khối u này không gây nguy hiểm, chúng có thể là do ống dẫn sữa bị tắc, u xơ tuyến hoặc khối u lành tính trong vùng vú. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên thông báo với bác sĩ về bất kỳ khối u nào xuất hiện. Dù nguy cơ ung thư vú khi mang thai thấp, đặc biệt là ở phụ nữ dưới 35 tuổi, việc chẩn đoán và điều trị ung thư vú trong thời kỳ mang thai có thể khó khăn hơn.

Xung quanh nhũ hoa có hạt báo hiệu bệnh gì ?

noi-cuc-u-o-nguc-khi-mang-thai

3. Thay đổi ở nhũ hoa khi mang thai tam cá nguyệt thứ ba

Lúc này bạn đã bước vào tuần 28 – 40 của thai kỳ, vòng 1 khi mang thai trong giai đoạn này sẽ có thay đổi như sau:

3.1 Ngực tiếp tục tăng trưởng:

Vùng ngực của mẹ có thể trở nên to và nặng hơn do sự phát triển của các mô và tuyến sữa. Núm vú tiếp tục giữ màu sậm và có thể xuất hiện hiện tượng rỉ sữa non một cách thường xuyên hơn.

Sự tăng trưởng này nhằm chuẩn bị cho việc cho con bú sau khi sinh, cơ thể bạn đang chuẩn bị sẵn sàng để cung cấp sữa cho em bé. Việc núm vú tiếp tục sậm màu và sữa non rỉ ra là một dấu hiệu bình thường trong quá trình chuẩn bị này nên bạn không cần lo lắng khi thấy đầu vú bị nứt đâu nhé !

3.2 Xuất hiện các vết rạn ở ngực:

Theo nghiên cứu, khoảng 50-90% phụ nữ mang thai bị mắc phải vấn đề này, và vùng ngực, bụng và đùi là những nơi thường xuyên xuất hiện vết rạn da, nguyên nhân là do sự phát triển nhanh chóng của các mô và da căng ra. Thường thì những vết rạn da này xuất hiện vào khoảng tháng thứ 6 và 7 trong thai kỳ, tuy nhiên cũng có trường hợp vết rạn da xuất hiện trước hoặc sau thời điểm này.

[Xem ngay] Rạn da khi mang thai có hết không

ran-nguc-khi-mang-thai
Hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai 3 tháng đầu

4. Cách chăm sóc nhũ hoa và bầu ngực trong suốt thai kỳ

Sau khi đã nhận biết sự thay đổi hình ảnh nhũ hoa khi mang thai, hãy xem những gợi ý từ chuyên gia giúp chăm sóc và bảo vệ ngực của bạn trong suốt thai kỳ. Dưới đây là một số bí quyết để bạn lưu ý:

Massage nhẹ nhàng: Massage ngực giúp ngăn ngừa tắc sữa, giảm đau và rạn da. Bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc dầu ô liu để massage xung quanh vùng nhũ hoa, thực hiện các động tác tròn nhẹ bằng đầu ngón tay. Đối với những trường hợp tụt núm vú, bạn cũng có thể nhẹ nhàng kéo núm vú ra ngoài trong khoảng năm phút.

massage-nguc-nhe-nhang-giup-giam-tac-sua

Tập thể dục đều đặn: Việc tập thể dục cho bà bầu và thực hiện các bài tập kéo căng nhẹ nhàng có thể làm săn chắc phần trên cơ thể. Đặc biệt, các động tác duỗi cánh tay giúp tăng cường sức mạnh cơ ngực và có thể giảm đau vú.

Chọn áo ngực phù hợp: Hãy chọn áo ngực được làm bằng cotton, có khả năng nâng đỡ ngực tốt trong thời gian mang thai. Áo ngực thể thao cũng là một lựa chọn tốt, giữ cho cơ bên dưới ngực săn chắc, khỏe mạnh và ngăn ngừa chảy xệ.

chon-ao-nguc-cho-ba-bau

Kiểm tra vú thường xuyên: Hãy tự kiểm tra vú thường xuyên để phát hiện bất kỳ thay đổi bất thường nào. Nếu bạn thấy có bất kỳ biểu hiện lạ hay cảm thấy lo lắng, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe.

Cách vệ sinh đầu nhũ hoa khi mang thai

Để vệ sinh đầu nhũ hoa khi mang thai đúng cách, mẹ bầu cần tuân thủ các bước sau:

Tắm rửa thường xuyên: Mẹ bầu nên tắm rửa người hàng ngày và vệ sinh bầu ngực. Sử dụng nước ấm và một khăn mềm để rửa sạch đầu vú. Quan trọng là loại bỏ các chất khô và tiết tích tụ quanh núm vú.

cach-ve-sinh-nguc-khi-mang-thai
Cách vệ sinh đầu nhũ hoa khi mang thai 3 tháng đầu

Hạn chế sử dụng xà phòng: Tránh sử dụng xà phòng để vệ sinh vùng ngực, vì điều này có thể làm khô và làm nứt núm vú. Thay vào đó, sử dụng nước ấm và khăn mềm để làm sạch nhẹ nhàng.

Nặn nhẹ đầu vú khi da đang mềm: Khi tắm, khi da đang mềm sau khi tiếp xúc với nước, mẹ bầu có thể nặn nhẹ đầu vú để ra một ít sữa non. Điều này giúp các lỗ tiết trên đầu vú thông thoáng và tránh tình trạng tắc nghẽn sữa sau này.

Các thông tin về hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai như Zaracos đã chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở ngực hoặc lo lắng về sức khỏe, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra kỹ hơn. Bên cạnh đó, đảm bảo vệ sinh và chăm sóc ngực đúng cách cũng rất quan trọng để hỗ trợ quá trình sản xuất sữa sau này. Xem thêm “Hành trình làm mẹ” tại Zaracos để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác mẹ nhé !

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.