Tình trang đầu bẹp ở trẻ thường xảy ra và làm cho phụ huynh lo lắng, vậy Hội chứng đầu bẹt là gì ? Đầu lép có thông minh không ? Cùng Zaracos tìm hiểu qua bài viết sau nhé !
1. Đầu bẹp ở trẻ sơ sinh là gì ?
Hội chứng đầu bẹp, hay còn được gọi là đầu phẳng là một tình trạng khi hình dạng đầu của trẻ bị không đối xứng hoặc méo do áp lực lên hộp sọ.
Có hai dạng chính của tật đầu bẹp: hình dạng đầu hình bình hành và hình dạng đầu phẳng.
Hình ảnh trẻ bị bẹp đầu
2. Dấu hiệu của trẻ bị bẹp đầu
Các dấu hiệu của đầu phẳng ở trẻ thường rất dễ nhận thấy. Dưới đây là những dấu hiệu chính:
2.1 Vùng đầu phía sau bị dẹp hơn một bên
Khi nhìn từ phía sau đầu của trẻ, bạn có thể nhận thấy rằng vùng đầu phía sau bị dẹp hơn ở một bên so với bên kia. Đây là một dấu hiệu rõ ràng của hội chứng đầu bẹt.
2.2 Tóc ít hơn ở vùng đầu bị bẹp
Bạn cũng có thể thấy rằng có ít tóc hơn so với các vùng đầu khác. Điều này thường xảy ra do áp lực lên da đầu ở khu vực bị méo.
Các dấu hiệu bé bị méo đầu
2.3 Tai bị đẩy về phía trước
Một dấu hiệu khác của hội chứng đầu bẹp là tai ở cùng bên với vùng đầu bị dẹp có thể bị đẩy về phía trước. Điều này tạo ra một sự không đối xứng rõ rệt trong hình dạng tai của trẻ.
2.4 Trán cùng bên bị nhô ra
Trán ở cùng bên với vùng đầu bẹt cũng có thể bị nhô ra một chút so với phía bên kia. Điều này là kết quả của áp lực không đều lên hộp sọ của trẻ.
3. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị bẹp đầu
Tư thế nằm cố định: Một trong những nguyên nhân chính gây ra trẻ bị méo đầu là tư thế nằm cố định. Khi bé nằm lâu ở cùng một tư thế ngửa hoặc nằm nghiêng về một phía, áp lực sẽ khiến đầu trẻ không được phát triển đều, gây ra hình dạng mất cân đối.
Tác động từ trong bụng mẹ: Trong một số trường hợp, bé có thể gặp phải bẹt đầu trong khi vẫn ở trong bụng mẹ. Áp lực từ vùng xương chậu của mẹ có thể gây méo đầu, hoặc trong trường hợp sinh đôi hoặc sinh ba, các bé nằm sát nhau, đầu của bé dễ dàng chịu áp lực từ bé bên cạnh.
Trẻ thiếu tháng: Trẻ thiếu tháng có nguy cơ mắc hội chứng đầu phẳng cao hơn trẻ sinh đủ tháng. Đầu bé thiếu tháng mềm hơn và việc bé thường nằm yên một chỗ trong lồng ấp dẫn đến tình trạng một bên đầu bị phẳng hơn so với bên còn lại, gây ra méo đầu.
Đầu bé thiếu tháng mềm và có nguy cơ bị bẹt đầu cao hơn
Chứng vẹo cổ:Khiến trẻ khó quay đầu nên trẻ sơ sinh có xu hướng giữ đầu ở cùng một vị trí khi nằm.
4. Trẻ bẹp đầu có kém thông minh hay gây nguy hiểm gì không ?
Nhiều phụ huynh lo lắng không biết trẻ bị đầu lép có thông minh không ? Trong phần lớn các trường hợp, hội chứng đầu bẹt không gây ra vấn đề nghiêm trọng cho trẻ, và hình dạng đầu sẽ tự điều chỉnh theo thời gian mà không ảnh hưởng đến não của bé.
Tuy nhiên, khi đầu bẹt ở mức trung bình hoặc nặng mà không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe như loạn thị, khó nói, khó ăn do trục trặc khớp hàm dưới, và nghiêm trọng là dẫn đến tình trạng trẻ bị gù lưng và động kinh. Tuy nhiên, các trường hợp này là ít phổ biến.
Điều quan trọng là ba mẹ và người chăm sóc trẻ nên chú ý và thực hiện các biện pháp chăm sóc hợp lý để ngăn ngừa và điều trị hội chứng đầu bẹt.
5. Cách chống bẹp đầu cho trẻ sơ sinh
Dưới đây là một số gợi ý để phòng tránh hội chứng đầu bẹt ở trẻ sơ sinh:
5.1 Bế bé thường xuyên
Bạn không nghe nhầm đâu, thay vì để bé nằm cố định ở một tư thế thì bạn nên bế bé linh hoạt theo nhiều hướng khác nhau. Việc này không chỉ giúp ngăn ngừa hội chứng đầu bẹt mà còn tạo cơ hội để gia đình thể hiện tình yêu thương và tận hưởng những khoảnh khắc bình yên bên nhau.
Bạn nên sử dụng địu hoặc xe đẩy cho bé sơ sinhđể tránh việc bế trẻ nhiều gây mệt mỏi.
5.2 Thay đổi vị trí nằm của bé
Khi bé nằm trong nôi cũi hay giường ngủ, hãy thay đổi vị trí nằm của bé thường xuyên. Bạn có thể để bé nằm đầu nôi hoặc cuối nôi để bé thích nghi với môi trường xung quanh và phát triển khả năng quan sát.
Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp hiệu quả để giúp bé yêu ngủ ngon và an toàn thì không nên bỏ qua cũi gấp gọn cho bé thương hiệu Zaracos.
- Thiết kế đa năng 3 tầng: Tầng nhà banh – Tầng nằm – Tầng giúp việc chăm sóc bé thuận tiện hơn.
- Cùng khả năng gấp gọn và bánh xe tích hợp, giúp việc di chuyển nôi trở nên dễ dàng.
5.3 Khuyến khích bé nằm sấp
Thực hiện phương pháp Tummy Time ( Thời gian nằm sấp ) nhằm giảm áp lực lên đầu bé và khuyến khích sự phát triển của các cơ bắp, đầu và cổ của bé. Tuy nhiên cần quan sát bé cẩn thận.
5.4 Massage đầu bé
Massage nhẹ nhàng đầu bé theo vị trí chính xác có thể giúp ngăn ngừa hội chứng đầu bẹt. Bé cảm thấy thư giãn và hứng thú khi được mẹ xoa bóp nhẹ nhàng.
5.5 Sử dụng gối nằm mềm mại
Chọn gối nằm có chất liệu mềm mại để bé nằm. Tránh để bé nằm trên bề mặt cứng và không có gối, gối mềm mại giúp bé di chuyển dễ dàng và thoải mái khi nằm, và cũng giúp bé có giấc ngủ ngon hơn.
Với những thông tin trên, hy vọng đã giải đáp được những thắc mắc cho ba mẹ. Trẻ sơ sinh bị méo đầu sẽ không gây nguy hiểm nếu như bạn lưu ý những điều mà Zaracos đã nêu trong bài, vì vậy yên tâm mẹ nhé !
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất