Hội chứng SIDS là gì? Cảnh báo hiện tượng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh – CDC Hoa Kỳ, mỗi năm tại đây có khoảng 2,500 trẻ từ 1 tháng đến 1 tuổi bị hội chứng đột tử. Vậy cụ thể, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh hay hội chứng SIDS là gì? Xem ngay bài viết sau của Zaracos để được giải đáp.

1. Hội chứng tử vong ở trẻ sơ sinh (Sids) là gì?

SIDS là tên viết tắt của Sudden Infant Death Syndrome, hay còn được gọi là hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Đây không phải một căn bệnh hay bệnh lý thông thường, mà đúng hơn, tình trạng này được chuẩn đoán khi trẻ dưới 1 tuổi bị tử vong đột ngột mà không thể ngay lập tức xác định rõ nguyên nhân.

hoi-chung-sids-gay-ra-cai-chet-dot-ngot-o-tre
Hội chứng tử vong ở trẻ sơ sinh (sids) gây nên những cái chết đột ngột mà không thể xác định chính xác nguyên nhân

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh là nỗi ám ảnh của nhiều gia đình trên toàn thế giới vì không có dấu hiệu cảnh báo. Bên cạnh đó, việc làm rõ nguyên nhân gây bệnh cũng gặp nhiều khó khăn. Thông thường, khi phát hiện trẻ tử vong, các chuyên gia y tế sẽ tìm hiểu tiền sử bệnh tật của bé lẫn bố mẹ, khám nghiệm tử vi và kiểm tra vị trí bé tử vong.

Hội chứng SIDS có thể xảy ra vào mọi thời điểm trong ngày, nhưng phổ biến nhất là trong khoảng thời gian bé ngủ từ 10 giờ tối đến 10 giờ sáng. Hội chứng này chủ yếu xảy ra với trẻ dưới 1 tuổi, trong đó 90% là trẻ dưới 6 tháng tuổi.

2. Nguyên nhân gây hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Hiện nay, các nhà khoa học và chuyên gia y tế chưa thể lý giải rõ ràng nguyên nhân dẫn đến hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh – SIDS. Vì trong nhiều trường hợp, trẻ đang khoẻ mạnh nhưng vẫn đột ngột tử vong trong khi ngủ. Tuy nhiên, về cơ bản, hội chứng này thường xảy ra do các yếu tố chính sau đây:

  • Trẻ có khuyết tật nghiêm trọng ở hệ hô hấp, tim hoặc các cơ quan phản ứng chưa phát triển toàn diện.
  • Đường thở bị chèn ép trong khi ngủ do nhiều yếu tố như bé lật khi ngủ, nằm giữa bố mẹ, trên giường bố trí quá nhiều vật dụng không cần thiết… 
  • Trẻ bị đột tử do mức serotonin trong não thấp hơn nhiều so với mức bình thường. Serotonin là một chất có tác dụng điều hoà nhịp tim, nhịp thở và huyết áp trong khi ngủ.
  • Trẻ sơ sinh quấn quá nhiều khăn và quần áo khiến thân nhiệt tăng nhanh, dẫn đến mất kiểm soát nhịp thở.
tre-sinh-non-de-gap-nguy-co-dot-tu
Rất khó để xác định nguyên nhân đột tử ở trẻ sơ sinh, nhưng phần lớn trẻ gặp hội chứng này có vấn đề về đường thở

Ngoài ra, trẻ sơ sinh còn bị đột tử do một số nguyên nhân khác như:

  • Trẻ sinh non, nhẹ cân, có dị tật bẩm sinh.
  • Trẻ sơ sinh tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá.
  • Nhiệt độ phòng quá nóng.
  • Trong quá trình mang thai và cho con bú mẹ hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, chất gây nghiện.
  • Mẹ trẻ tuổi hoặc mang thai dày, không khám thai đầy đủ, gặp vấn đề về thần kinh.

3. Những dấu hiệu của hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Hội chứng tử vong ở trẻ sơ sinh (sids) không có những triệu chứng rõ ràng và dấu hiệu cảnh báo như các bệnh lý thông thường. Trước khi bị đột tử, bé không có cảm giác đau hay khó chịu, cũng không khóc hay thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, một số bé sẽ có triệu chứng bệnh liên quan đến hệ hô hấp và hệ tiêu hoá trong một khoảng thời gian ngắn trước đó.

Trong trường hợp trẻ sinh non, nhẹ cân hoặc gặp những vấn đề về đường hô hấp, trẻ cần được theo dõi tích cực ở bệnh viện để dự phòng nguy cơ đột tử. Dù vậy, trẻ sơ sinh vẫn có thể bị đột tử trong khi ngủ ở bất kỳ thời điểm nào, ngay cả khi thể trạng khoẻ mạnh. 

kho-xac-dinh-nguyen-nhan-dot-tu-o-tre-so-sinh
Trẻ sinh non và gặp vấn đề về đường hô hấp cần theo dõi tích cực để dự phòng nguy cơ đột tử

Các bậc phụ huynh hãy đảm bảo tương tác thường xuyên với bác sĩ để nắm được phương pháp chẩn đoán, điều trị và cách xử lý tốt nhất cho bé trong những tình huống cấp bách.

[Bí quyết bỉm sửa] Nuôi con theo phương pháp EASY

4. Làm thế nào để phòng ngừa hội chứng SIDS hiệu quả?

Để phòng ngừa hội chứng đột tử xảy ra đối với trẻ sơ sinh, bố mẹ cần:

  • Cho trẻ ngủ với tư thế nằm ngửa.
  • Tránh nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Tuyệt đối không mặc quá nhiều quần áo hoặc quấn nhiều lớp khăn.
  • Trẻ nên ngủ trong nôi cũi và đặt chung trong phòng bố mẹ thay vì ngủ cùng giường.

noi-cho-be-so-huu-nhieu-cong-dung

  • Thực hiện tiêm chủng đầy đủ cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Đảm bảo giường ngủ thông thoáng, gọn gàng, không để nhiều đồ chơi hoặc các loại đồ dùng.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ cho bé.
phong-ngua-hoi-chung-dot-tu-sids-o-tre
Bố mẹ cần cho bé tiêm chủng đầy đủ và thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường để phòng ngừa đột tử
  • Nên bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục đến khi bé được 2 tuổi.
  • Khi mang thai và cho con bú, mẹ không được hút thuốc lá, không uống rượu bia, không sử dụng chất ma tuý.
  • Khám thai định kỳ để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường.
  • Cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả sau khi đã biết bú mẹ thành thạo.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi nằm nôi được không

Hi vọng với những chia sẻ hữu ích trên đây, quý phụ huynh đã nắm bắt được hội chứng SIDS là gì, nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa hội chứng nguy hiểm này. Để không bỏ lỡ những kinh nghiệm nuôi con khoa học, bố mẹ hãy tiếp tục đồng hành cùng Zaracos nhé!

Bình luận bài viết (0 bình luận)