Vỗ ợ hơi là một kỹ thuật đơn giản nhưng mang lại rất nhiều lợi ích, giúp trẻ sơ sinh ăn ngủ tốt hơn, đồng thời cải thiện chức năng của hệ tiêu hoá. Trong bài viết hôm nay, Zaracos sẽ bật mí cho bố mẹ những cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh dễ thực hiện, mang lại hiệu quả ngay lập tức. Kéo xuống để đọc tiếp nhé !
1. Tầm quan trọng của việc vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh
Trước khi tham khảo những cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh, bố mẹ hãy cùng Zaracos tìm hiểu tầm quan trọng của phương pháp vỗ ợ hơi đối với sức khỏe của bé. Cụ thể như sau:
Trong giai đoạn đầu đời, hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện. Bên cạnh đó, thời điểm này dạ dày còn nằm ngang và có kích thước rất nhỏ. Lúc mới sinh, dạ dày bằng quả cherry, chỉ chứa khoảng 5 – 7ml sữa. Đến 3 ngày tuổi, dạ dày bằng quả óc chó, chứa được 22 – 27ml sữa.
Vậy mỗi khi bé bú nằm có cần vỗ ợ hơi ? Đây là điều mà bạn nên làm, vì mỗi khi bú xong bé thường nuốt luôn cả không khí vào dạ dày, các bọt khí này dẫn đến tình trạng đầy hơi, nhanh no, gây cảm giác khó chịu. Hoặc nghiêm trọng hơn là bé sẽ bị đau bụng, quấy khóc và nôn trớ.
Tuy nhiên, vấn đề ở trẻ sơ sinh đó là bé không biết cách kiểm soát lượng khí nuốt vào mỗi khi bú, không biết tự ợ hơi như người lớn. Đây chính là lý do các mẹ cần hỗ trợ bé giải phóng bọt khí thừa.
Lúc này, nếu được vỗ lưng ợ hơi, những bọt khí sẽ được giải phóng lên thực quản, sau đó thoát ra ngoài để giúp bé thoải mái hơn. Bên cạnh đó, phương pháp vỗ ợ hơi còn làm giảm tình trạng nôn trớ, giải phóng thể tích dạ dày để bé bú được nhiều sữa hơn, giúp bé no lâu và ngủ ngon giấc.
2. Trẻ mấy tháng không cần vỗ ợ hơi
Sau khoảng 4 – 6 tháng, mẹ có thể ngừng vỗ ợ hơi cho bé. Bởi vì lúc này dạ dày của bé đã lớn hơn, đường tiêu hóa cũng dần hoàn thiện và cơ thể cũng cứng cáp hơn. Bé có thể ngồi và tự đẩy không khí trong dạ dày ra ngoài mà không cần đến sự hỗ trợ của mẹ.
Bên cạnh đó, tình trạng đầy hơi, chướng bụng và nôn trớ của bé cũng sẽ giảm dần khi bé bước qua giai đoạn 6 tháng.
3. Những cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh mà bố mẹ không nên bỏ lỡ
Có rất nhiều cách vỗ ợ hơi cho bé mà bố mẹ có thể thực hiện dễ dàng
Cách 1: Cách vỗ ợ hơi cho trẻ dưới 1 tháng – Đặt bé nằm trên tay
Đây là cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh được rất nhiều bậc phụ huynh lựa chọn. Bố mẹ hãy bế bé ở tư thế nằm thẳng trên tay, hướng phần lưng ra ngoài, phần cằm đặt nhẹ nhàng lên vai của người bế. Tiếp đến, bạn dùng một tay bế bé, tay còn lại khum và vỗ nhẹ vào lưng. Ngoài vỗ lưng, bố mẹ còn có thể dùng tay xoa lưng nhẹ nhàng cho bé theo hình tròn.
Khi vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh theo cách này, bạn không nhất thiết phải ngồi cố định một chỗ mà có thể đứng lên đi bộ xung quanh phòng hoặc ngồi ghế đung đưa để bé nhanh ợ hơi hơn.
Cách gấp gối chống trào ngược cho bé bằng khăn đơn giản 3 bước
Cách 2: Tư thế vỗ ợ hơi – Cho trẻ sơ sinh ngồi trên đùi
Bố mẹ đặt trẻ ngồi trên đùi rồi nghiêng qua một bên, sử dụng bàn tay để đỡ bên dưới vùng cổ, ngực hoặc cằm của trẻ. Với cách này, mẹ không nên tạo quá nhiều áp lực lên vùng cổ họng khiến trẻ thở không thoải mái. Sau khi đã ngồi ổn định, bố mẹ giữ trẻ ngả về phía trước, dùng tay còn lại vỗ nhẹ vào lưng để giúp trẻ ợ hơi.
Cách 3: Cách vỗ ợ hơi đơn giản – Cho trẻ sơ sinh nằm trên đùi
Đây là cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh mang lại hiệu quả cao và dễ thực hiện. Bố mẹ cho trẻ nằm sấp trên đùi, dùng một tay đỡ cằm trẻ một cách nhẹ nhàng, tránh gây áp lực đến phần cổ họng. Sử dụng tay còn lại vỗ nhẹ vào lưng hoặc xoa nhẹ lưng theo hình tròn. Với động tác này, thông thường chỉ sau vài phút là bé đã có thể ợ hơi.
Cách 4: Bế bé mặt hướng ra ngoài
Đây là cách vỗ ợ hơi chỉ áp dụng với những trẻ đã cứng cáp, giữ được cổ thẳng. Bố mẹ bế bé trước ngực, mặt hướng ra ngoài, người bế sử dụng một tay đặt dưới mông bé, tay còn lại ôm vòng qua bụng. Sau đó, bố mẹ sẽ bế bé đi lại nhẹ nhàng hoặc dạo chơi để bé ợ hơi mà không cần thực hiện các động tác vỗ hay xoa lưng.
3. Khi vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh cần lưu ý điều gì?
Ngay bên dưới là những thông tin quan trọng bố mẹ cần lưu ý khi vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh:
- Vỗ ợ hơi có ảnh hưởng cột sống không ? Khi vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh, bàn tay của bố mẹ cần khum lại và thực hiện các động tác một cách nhẹ nhàng. Tuyệt đối tránh vỗ mạnh tay hoặc vỗ bằng cả bàn tay khiến trẻ sợ hãi, bị đau hoặc làm ảnh hưởng đến phổi.
- Nếu trẻ thường xuyên bị nôn trớ, bố mẹ có thể thay động tác vỗ lưng bằng việc vuốt nhẹ sống lưng của trẻ.
- Thời gian vỗ ợ hơi cho bé sẽ tùy thuộc vào lượng khí có trong dạ dày, nhưng thông thường khoảng sau 10 – 15 phút bé có thể ợ hơi.
- Thời gian vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh bú mẹ nhanh hơn trẻ bú bình.
- Bố mẹ có thể vỗ hơi cho bé vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, kể cả ban đêm.
Trên đây là những cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh mà bố mẹ nên học thuộc lòng để thực hiện mỗi ngày. Nếu bạn còn bất kỳ vấn đề nào thắc mắc liên quan đến phương pháp vỗ ợ hơi hay kinh nghiệm chăm con, hãy tương tác ngay với Zaracos để có được câu trả lời chính xác.
- Trẻ sơ sinh uống bao nhiêu ml sữa một lần – Bảng lượng sữa cho bé theo ngày tuổi
- Cách pha sữa công thức cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn nhất
- Trẻ sơ sinh uống sữa quá nóng có sao không ?
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất