Mặc dù nhiều mẹ có quan điểm phản đối việc sử dụng ti giả, nhưng không thể phủ nhận rằng chúng mang lại nhiều lợi ích cho bé và trong việc chăm con. Ti giả dễ dàng thay thế nếu bị mất hoặc hỏng, và có công dụng làm dịu bé một cách hiệu quả. Tuy nhiên, việc xác định thời điểm để trẻ ngừng sử dụng ti giả cho bé là quan trọng, cùng với việc áp dụng các phương pháp cai ti giả mà không gây ra căng thẳng cho cả mẹ và bé. Vậy khi nào nên cai ti cho bé ? Cách cai ti đêm cho bé như thế nào ?
1. Cai ti giả cho bé khi nào – Thời điểm thích hợp nhất
Một trong những câu hỏi thường gặp của các bậc cha mẹ là: “Khi nào nên cai ti cho trẻ ?” Việc quyết định thời điểm phù hợp để bé ngừng sử dụng ti giả có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển của bé. Theo các chuyên gia, dưới đây thời điểm bé nên ngừng sử dụng ti giả:
Từ 5-6 tháng tuổi: Thời điểm này được xem là lý tưởng để bắt đầu ngừng sử dụng ti giả cho bé. Trong giai đoạn này, bé đã phát triển đủ để tự an ủi bản thân mà không cần dựa vào ti giả.
Trước 2 tuổi: Thời điểm này là thời hạn trễ nhất để bé ngừng sử dụng ti giả. Đối với nhiều phụ huynh, việc này trở nên cần thiết khi bé bắt đầu thức dậy nhiều lần trong đêm và quấy khóc khi rớt ti giả, gây mất ngủ cho cả bé và cha mẹ.
Nguy cơ rối loạn ngôn ngữ: Nghiên cứu từ Đại học Washington đã chỉ ra rằng sử dụng ti giả quá lâu có thể gây ra nguy cơ mắc phải rối loạn ngôn ngữ. Trẻ trên 3 tuổi sử dụng ti giả hoặc mút ngón tay có thể đối diện với nguy cơ rối loạn ngôn ngữ nhiều gấp ba lần. Vì vậy, hạn chế việc sử dụng ti giả sau tuổi 3 là một quyết định quan trọng để bảo vệ khả năng phát triển ngôn ngữ của bé.( Nguồn https://www.washington.edu/news/2009/10/21/infant-sucking-habits-may-affect-how-baby-talks-2 )
Ảnh hưởng đến cơ miệng và vị trí răng: Sử dụng ti giả trong thời gian dài cũng có thể ảnh hưởng đến cơ miệng và vị trí của các răng của bé. Ti giả đẩy lưỡi ra phía trước giữa hai hàm răng, có thể dẫn đến các vấn đề về phát triển miệng.
2. Mách mẹ 5 cách cai ti giả cho bé
Zaracos muốn chia sẻ với mẹ những mẹo quý báu về cách cai ti giả cho bé một cách hiệu quả nhất, các gợi ý này có thể giúp bé của bạn dễ dàng vượt qua giai đoạn này:
2.1 Để ti khỏi tầm mắt của trẻ
Ban đầu, hãy bắt đầu giảm dần thời gian bé ngậm ti giả, thời điểm lý tưởng nhất là khi bé ngủ dể bé quen dần với việc không có ti giả, hãy tạm thời cất ti giả ở một nơi bé không thể thấy được. Khi bé đòi ti giả, hãy giải thích rằng bạn sẽ đưa nó cho bé sau. Trong quá trình này, quan trọng nhất là trấn an bé rằng bé sẽ không có vấn đề gì.
2.2 Làm cho bé quên việc ngậm ti
Để giúp bé quên dần về việc ngậm ti giả, hãy tạo ra những hoạt động thú vị và bổ ích khác để bé chuyển tập trung. Dẫn bé đi chơi hoặc tham gia các hoạt động vui nhộn, cho bé ăn vặt… Khi tham gia một cách vui vẻ và đắm chìm trong những hoạt động này, bé sẽ ít quan tâm đến ti giả hơn, và việc cai ti giả sẽ dễ dàng hơn cho bé và mẹ.
Cách ru trẻ sơ sinh ngủ mà không cần dùng ti
2.3 Cắt một lỗ trên đầu ti – Cách cai ti giả cho con hiệu quả
Đây là một cách được nhiều mẹ áp dụng và đã thành công, cách làm đơn giản như sau: Mỗi ngày bạn sẽ cắt một lỗ trên đầu ti giả khiến bé khó mút hơn. Khi này bé sẽ tự nghĩ là nó đã hỏng và không còn thích ngậm nữa.
2.4 Dùng biện pháp cứng rắn
Cách cai ti này cần mẹ phải quyết tâm và không được mềm lòng dù bé có khóc, la hết như thế nào. Bạn cần giữ lập trường của mình và nhất quyết không được đưa cho bé. Tuy nhiên, cần lựa chọn đúng thời điểm sử dụng cách này. Trong vòng 1-2 tuần, bạn sẽ rèn được bé từ bỏ ti giả.
2.5 Trò chuyện và động viên bé
Với những trẻ đã trên 2 tuổi, bạn có thể thử nói chuyện và động viên con bỏ ti giả. Một cách hiệu quả là lập một bảng ghi thành tích theo ngày tháng cho bé. Mỗi ngày bé không sử dụng ti giả, hãy dán một “hoa bé ngoan” lên bảng và động viên bé rằng con đã làm rất tốt, nếu bé đòi ti giả, hãy cho bé biết rằng nếu làm vậy, bé sẽ không được nhận “hoa bé ngoan”. Phương pháp này thường rất hiệu quả đối với các bé thích thể hiện và muốn làm người lớn.
Nếu bạn đã thử nhiều cách cai ti giả cho bé nhưng chưa thành công, hãy bình tĩnh và đừng áp lực lên bản thân và bé. Một thực tế quan trọng là việc dạy bé từ bỏ một thói quen hoặc học một kỹ năng mới có thể phụ thuộc vào thời điểm cụ thể và mức độ sẵn sàng của bé. Mỗi đứa trẻ có mức độ sẵn sàng riêng, vì vậy không nên so sánh bé của bạn với những đứa trẻ khác cùng tuổi. Theo dõi Zaracos để xem thêm nhiều thông tin hữu ích về kinh nghiệm chăm con khác mẹ nhé !
- Cách quấn khăn cho be ngủ không giật mình, sâu giấc hơn
- Kinh nghiệm rèn con tự ngủ xuyên đêm không cần mẹ dỗ
- Trẻ sơ sinh có nằm được ghế nhún không – Có nên sử dụng cho bé ?
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất