Mách mẹ 5+ Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon không vặn mình

Tình trạng trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ khiến không ít bà mẹ lo lắng và mất ngủ theo con. Thay vì loay hoay tìm kiếm những giải pháp phức tạp, bạn có thể thử những mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, giúp bé yêu có giấc ngủ yên bình và sâu giấc hơn.

1. Hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh là gì ? Nguyên nhân do đâu ?

Hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh là một trạng thái thường gặp, có biểu hiện là gồng người vặn mình, mặt đỏ lên trong vài phút khi thức hoặc ngủ. Thông thường, hiện tượng này xuất hiện thời điểm bé vài tuần tuổi đến 2 tháng và thường giảm dần khi trẻ đạt 3-4 tháng tuổi. Đây được coi là biểu hiện sinh lý bình thường, phát sinh do trẻ chưa thích ứng hoàn toàn với môi trường bên ngoài tử cung và hệ thống cơ bắp chưa phát triển đầy đủ.

Hiện tượng trẻ sơ sinh vặn mình có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm cả yếu tố sinh lý và bệnh lý.

tre-so-sinh-van-minh-do-mat-khi-ngu
Vặn mình là một biểu hiện sinh lý bình thường

1.1 Biểu hiện sinh lý

  • Ngủ trên đệm quá cứng, gối đầu cao hoặc tư thế ngủ không thoải mái. – Ánh sáng hoặc tiếng ồn lớn xung quanh gây kích thích trẻ.
  • Trẻ bị nóng quá hoặc lạnh quá có thể tạo ra biểu hiện vặn mình.
  • Trẻ đói thể hiện biểu hiện đầu cựa quậy, vặn mình, uốn người.
  • Bé bị ướt tã, bỉm do đi tiểu nhiều, côn trùng cắn làm bé cảm thấy khó chịu và phản ứng bằng cách vặn mình.

Xem ngay: Dấu hiệu trẻ bị lạnh khi ngủ

1.2 Trẻ vặn mình đỏ mặt do bệnh lý

  • Khi trẻ sơ sinh vặn mình liên tục kèm theo các biểu hiện như ọc sữa, trẻ ra mồ hôi nhiều khi ngủ, và quấy khóc, có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như thiếu vitamin D, canxi hoặc các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa.
  • Bệnh lý khác như da tổn thương, ngứa, nóng rát cũng có thể làm trẻ khó ngủ yên giấc và phản ứng với hiện tượng vặn mình.

2. Áp dụng ngay mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh

Làm thế nào để trẻ hết vặn mình khi ngủ ? Bạn có thể thử áp dụng những biện pháp của bệnh viện đa khoa Vinmec gợi ý sau đây:

2.1 Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoải mái khi ngủ

Chọn những bộ quần áo kiểu dáng rộng rãi, nhưng vẫn đảm bảo bé không bị lạnh khi ngủ và thoải mái hoạt động. Ưu tiên chất liệu cotton thoáng khí và mềm mại để không kích ứng da trẻ.

cach-mac-do-cho-tre-so-sinh-nhanh-chong
Cho trẻ mặc đồ thoải mái là cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon, không vặn mình

Ngoài ra chú ý thay tã thường xuyên để tránh bị tràn tã, chọn các loại thấm hút tốt giúp duy trì làn da khô ráo.

Xem ngay: Trẻ sơ sinh nên mặc đồ liền hay đồ rời

2.2 Sử dụng ánh sáng từ đèn ngủ

Tiếng ồn cũng là một nguyên nhân làm giật mình khi ngủ, vì vậy nơi ngủ bé cần yên tĩnh. Một mẹo nhỏ là bạn nên mở các bài nhạc êm dịu vừa giúp ru trẻ ngủ, vừa để át các tiếng ồn khác. Nhiệt độ phòng cho trẻ nên duy trì trong khoảng 25 – 26 độ là phù hợp, tránh để quá nóng hoặc quá lạnh ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.
giu-phong-ngu-be-khong-qua-sang
Tránh tắt mở đột ngột ánh sáng từ đèn phòng và không nên để phòng quá tối. Ánh sáng nhẹ từ đèn ngủ giúp trẻ cảm thấy yên tâm và giúp bạn theo dõi bé dễ dàng.

2.3 Mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình – Đảm bảo bé bú no trước khi ngủ

Khi đói bé có thể vặn mình tỉnh giấc, vì vậy mẹ nên đảm bảo bé được bú no trước khi ngủ. Ngoài ra, việc thiếu hụt canxi – Một chất dinh dưỡng quan trọng thường được cung cấp thông qua sữa mẹ.
Để đảm bảo sữa mẹ của mẹ đủ canxi và dinh dưỡng, việc ăn uống đa dạng là quan trọng. Rau ngót, rau dền, cá nục, mè, đậu phụ, đậu cô ve, cá thu, cá hồi là những thực phẩm giàu canxi mà mẹ nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Ngoài ra, nên kết hợp với việc tắm nắng cho trẻ thường xuyên – Giúp cung cấp Vitamin D và canxi cũng rất cần thiết.

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp hiệu quả để giúp bé yêu ngủ ngon và an toàn thì không nên bỏ qua nôi vải gấp gọn thương hiệu Zaracos.

  • Thiết kế đa năng 3 tầng: Tầng nhà banh – Tầng nằm – Tầng giúp việc chăm sóc bé thuận tiện hơn.
  • Cùng khả năng gấp gọn và bánh xe tích hợp, giúp việc di chuyển nôi trở nên dễ dàng.
noi-cui-cho-be-chinh-hang-thuong-hieu-zaracos

2.4 Kiểm tra các vùng da của bé

Khi trẻ thể hiện các dấu hiệu như vặn mình, quấy khóc, hay khó chịu, mẹ cần quan sát các vùng da của bé xem có xuất hiện. vết mẩn đỏ, viêm…từ dị ứng hay côn trùng cắn hay không. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào, việc đưa bé đến thăm bác sĩ sẽ giúp đảm bảo điều trị kịp thời.

kiem-tra-da-be-co-bi-con-trung-can-hay-khong

2.5 Mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh – Hơ lá trầu

Lá trầu không – Với tính chất ấm thường được các bà mẹ chữa mẹo vặn mình cho bé, cách thực hiện như sau:

  • Chọn những lá không quá già cũng không quá non, đem rửa sạch bằng nước muối và để ráo.
  • Hơ 2 mặt lá trầu lên bếp để tạo độ ấm vừa phải. Nên chú ý nhiệt độ vừa phải không quá nóng.
  • Lấy lá trầu hơ rồi đắp lên trán, cánh tay, mông đùi…..Vào tối trước khi ngủ để giữ ấm cho bé.

meo-dan-gian-tri-be-van-minh-khi-ngu

Ngoài ra còn một số mẹo dân gian khác như: đặt nhánh tỏi, dao gần giường, sử dụng lòng đỏ trứng gà và chanh để bôi lên người bé. Tuy nhiên những phương pháp này không được chứng minh khoa học nên mẹ chỉ nên tham khảo.

Bài viết “Mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh” mà Zaracos chia sẻ trên đây hy vọng đã cung cấp những thông tin cần thiết đến bạn. Mặc dù tình trạng vặn mình đỏ mặt ở trẻ khi ngủ không gây nguy hiểm, nhưng khi kéo dài sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự phát triển của trẻ. Chúc bạn thành công trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng con yêu !

Bình luận bài viết (0 bình luận)