Mẹ nên làm gì nếu bé không chịu ngồi ghế ăn dặm?

Sau 6 tháng, sữa mẹ không còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính mà bé cần được bổ sung thêm các thực phẩm khác. Đây cũng là thời gian “thử thách” ba mẹ khi nhiều bé không hợp tác trong chuyện ăn uống. Một tình trạng thường xảy ra khiến mẹ đau đầu không biết phải làm sao đó là bé không chịu ngồi ghế ăn dặm. Hãy cùng tìm hiểu các bí quyết để bé chịu ngồi ghế ăn dặm ngoan ngoãn qua bài viết dưới đây nhé!

1. Vì sao bé không chịu ngồi ghế ăn dặm?

Ghế cho bé ngồi ăn dặm được xem là công cụ cần thiết cho các mẹ trong thời kỳ bé ăn dặm. Ghế sẽ có cấu trúc đặc biệt gồm lưng tựa, khay ăn, tay vịn, dây đai bảo vệ để đảm bảo an toàn và sự thoải mái cho bé trong suốt bữa ăn. Có ghế ăn dặm, những bé chưa ngồi vững cũng có thể tự ngồi ăn. Việc dùng ghế ăn dặm được xem là cách hiệu quả để bé có bữa ăn chất lượng, hình thành thói quen khi ăn và nói không với bế đút. 

Khi bé đến giai đoạn ăn dặm, nhiều mẹ tỏ ra lúng túng vì bé không hợp tác ngồi ghế ăn dặm dù đã thử rất nhiều cách. Vậy, nguyên nhân là do đâu?

Dưới đây là những lý do khiến bé khó chịu với việc ngồi ghế ăn dặm mà mẹ cần biết.

1.1 Bé bị mỏi

  • Không phải loại ghế ăn dặm nào cũng giống nhau. Việc chọn sai ghế ăn dặm có thể khiến bé bị mỏi vì khay ăn cao hơn so với trẻ. Vì thế, ba mẹ có thể chèn thêm gối ở lưng hoặc mông. Nhưng tốt nhất, mẹ nên chọn ghế phù hợp với con hơn.

1.2 Bé không cầm được đồ ăn khi ngồi ghế

  • Nhiều bé không thể cầm nắm đồ ăn trên khay ghế ăn dặm để đưa lên miệng. Có thể do đồ ăn mẹ chuẩn bị quá mềm, quá ngắn. Và lúc này, bé con sẽ quấy khóc và đòi ra khỏi ghế. 

1.3 Quen với ẵm bồng, không thích sự gò bó

  • Sử dụng ghế ăn dặm được xem là cách để hình thành thói quen ngồi ăn đúng cho trẻ. Tuy nhiên, nhiều gia đình hiện nay vẫn có thói quen bế bồng, chơi đùa khi ăn. Vì thế, bé sẽ không chịu được sự gò bó khi ngồi ghế ăn dặm vì đã quen với việc được bế ẵm đút ăn như trước.

be-khong-chiu-ngoi-ghe-an-dam-do-nhieu-ly-do.jpg

Có nhiều lý do khiến trẻ không chịu ngồi ghế ăn dặm

1.4 Con bị đau hoặc khó chịu

  • Mẹ hãy thử kiểm tra xem con có bị đau hay khó chịu ở đâu khi ngồi ghế không. Bởi, có những chiếc ghế không phù hợp và làm trẻ bị đau hoặc không thoải mái. Nhiều bé sẽ có cảm giác bị bó buộc trong không gian chật hẹp và điều này khiến chúng sợ hãi, quấy khóc đòi ra khỏi ghế.

1.5 Bé bị mệt hoặc gặp vấn đề sức khỏe

  • Một lý do khiến bé không chịu ngồi ghế ăn dặm đó là bé đang gặp các vấn đề sức khỏe như ốm sốt, mệt mỏi. Hoặc, bé cũng khó chịu, khóc lóc do thiếu ngủ, bị mệt. 

Xem thêm:

2. Phải làm thế nào khi bé không chịu ngồi ghế ăn dặm?

Bé không ngồi ghế ăn dặm khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Bởi, việc bé không chịu ngồi ghế sẽ mất nhiều thời gian cho bữa ăn hơn. Vậy, phải làm thế nào nếu tập vài lần cho con nhưng vẫn không ngoan ngoãn?

Nếu bé đang không hợp tác, uốn khóc, hất đồ ăn hay thậm chí la hét, đòi ra khỏi ghế thì ba mẹ có thể tham khảo những bí quyết dưới đây.

2.1 Đảm bảo tư thế ngồi cho con thoải mái nhất

  • Mẹ hãy tìm hiểu nhiều loại ghế ăn dặm cho bé và chọn ra loại ghế phù hợp để đảm bảo tư thế ngồi cho con thoải mái nhất. Có nhiều bé thích ngồi ghế mà chân chạm vào nền nhà hoặc có chỗ để, nếu vậy mẹ hãy chọn ghế thấp thay vì ghế cao. Ngoài ra, ghế có đệm lót lưng, lót mông êm ai sẽ làm cho bé thích thú và chịu khó ngồi yên đến khi ăn xong.

be-khong-chiu-ngoi-ghe-an-dam.jpg

Cho bé ngồi ăn ở tư thế thoải mái nhất

2.2 Hạn chế bế rong, ẵm bồng khi con ăn

  • Muốn trẻ hợp tác ghế ăn dặm thì ngay từ đầu ba mẹ không nên bế con đi ăn rong hay cho bé xem tivi khi ăn. Đây là những thói quen không tốt. Ba mẹ hãy từ bỏ những thói quen xấu này và tập cho trẻ ngồi ghế ăn dặm ngay từ ban đầu. 

2.3 Cho con ăn những món con thích

  • Một nguyên nhân thường gặp khi bé quấy khóc không hợp tác với ghế ăn dặm đó là vì mẹ cho bé ăn những đồ ăn mà bé không thích. Giải pháp ở đây đó là mẹ hãy xem lại thực đơn đã nấu cho con, thay những món bé không thích bằng những món ngon hấp dẫn, bắt mắt. Ban đầu khi tập bé ngồi ghế ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn những món bé thích để bé ăn ngon, chịu ngồi yên trên ghế.

Cách cho trẻ ăn dặm mà không khóc

2.4 Giới hạn giờ ăn uống

  • Một nguyên tắc bố mẹ nên nắm để giúp con có quá trình ăn dặm hiệu quả đó là giới hạn đồ ăn. Một vài bé khi không thích ngồi ghế ăn dặm sẽ kéo dài thời gian ăn bằng cách quậy phá, ngậm đồ ăn. Mẹ hãy giới hạn giờ ăn mỗi bữa của con trong khoảng 20-25 phút. Nếu quá thời gian này mà bé ăn chưa xong, hãy cất đồ ăn. Mẹ chỉ cần duy trì nguyên tắc này 4-5 lần sẽ giúp bé nhận thức được tầm quan trọng của món ăn, từ đó chủ động ngồi ăn ngoan ngoãn.

2.5 Để con đói khi ăn

  • Mẹ cần nhận biết những dấu hiệu con đang đói như liếm môi, khóc tìm, tém miệng… Những lúc như vậy, ba mẹ hãy cho con ngồi vào ghế ăn dặm.

2.6 Cho bé ngồi chơi trên ghế trước khi ăn

  • Mẹ hãy giúp bé có cảm giác thích thú khi ngồi trên ghế ăn thay vì bị ép buộc. Hãy cho bé chơi cùng đồ chơi trên ghế ăn trước khi ăn. Như thế sẽ giúp bé vui vẻ hơn khi ngồi trên ghế.

2.7 Ngồi cùng con

  • Một cách để giúp bé làm quen và hợp tác với ghế ăn dặm đó là mẹ hãy ngồi ăn cùng bàn với con. Việc làm này sẽ gắn kết sâu sắc giữa cha mẹ và con cái. Không chỉ thế, bé còn có thể quan sát và bắt chước hành động của người lớn trong bữa ăn như cầm muỗng thìa xúc ăn.

me-ngoi-an-cung-be-giup-tang-su-gan-ket.jpg

Ngồi ăn cùng con để tạo sự thích thú và gắn kết

3. Lưu ý quan trọng cần nắm khi sử dụng ghế ăn dặm cho trẻ

Mẹ nên bỏ túi một vài lưu ý quan trọng khi cho bé ngồi ghế ăn dặm dưới đây:

  • Vệ sinh ghế thường xuyên, nhất là khay ăn vì đây là nơi đặt trực tiếp thức ăn
  • Thắt đai an toàn cho trẻ trong suốt thời gian ngồi ghế
  • Chọn loại ghế chất lượng tốt, an toàn

> > > Xem ngay : Ghế ăn dặm cho bé giá bao nhiêu

ghe-an-5-trong-1-zaracos-leeroy-3306.png

Trên đây là những chia sẻ cho ba mẹ về vấn đề bé không chịu ngồi ghế ăn dặm. Zaracos.vn hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bậc phụ huynh không còn “đau đầu” mỗi lần cho con ăn dặm, thay vào đó, bữa ăn với trẻ sẽ ngập tràn niềm vui. 

 

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.