Nhiều bé có thói quen ngậm thức ăn, khiến việc đút bé trở nên khó khăn và mất thời gian. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng mà bé hấp thụ mà còn kéo theo nhiều vấn đề khác. Vậy phải làm sao khi bé ăn hay ngậm? Hãy thử áp dụng những mẹo dân gian dưới đây để giúp bé từ bỏ thói quen này.
1. Mách mẹ 9 mẹo dân gian trị bé ăn ngậm
Dưới đây là những cách được nhiều mẹ áp dụng và đã thành công, bạn hãy tham khảo và làm theo thử nhé:
1.1 Đợi cho trẻ thật đói rồi mới cho ăn
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ hay ngậm thức ăn là do bé không cảm thấy đói. Vì vậy đây là phương pháp hiệu quả để trị trẻ biếng ăn, khi đó bé sẽ tự đòi ăn và quá trình ăn sẽ trở nên dễ dàng và ngon miệng hơn. Quan trọng là trong thời gian đó mẹ không cho bé ăn vặt như bánh, sữa chua….
1.2 Đổi món thường xuyên – Trang trí món ăn bắt mắt
Việc thay đổi thực đơn mỗi ngày rất quan trọng, dù món đó có ngon hay bé thích như thế nào, cũng không nên để bé ăn nhiều lần sẽ làm cho bé nhanh ngán. Nếu mẹ khéo tay, hãy thử trang trí hoặc làm những món ăn với nhiều màu sắc và hình dáng đáng yêu để tạo sự hứng thú cho bé khi ăn. Ngoài ra đồ ăn dặm của bé phải theo trình tự độ tuổi thích hợp như sau:
- Trẻ 5-6 tháng tuổi: Mẹ nên cho bé ăn bột hoặc thức ăn nhuyễn như cháo, súp, để dễ dàng nuốt và tiêu hóa.
- Trẻ 7-8 tháng tuổi: Thức ăn nên được ninh mềm và nghiền sơ, giúp bé có thể làm tan bằng lưỡi và nuốt dễ dàng hơn.
- Trẻ 9-11 tháng tuổi: Thức ăn cần được nấu mềm nhưng không cần nghiền nát, có thể cắt thành miếng to khoảng 0.5cm đến 2-3cm để bé tự bốc và nhai.
- Trẻ 12-15 tháng tuổi: Mẹ chỉ cần nấu thức ăn mềm đủ để bé có thể nhai dễ dàng mà không cần phải nghiền nát.
1.3 Cho bé ngồi ăn cùng gia đình
Bé ăn hay ngậm phải làm sao ? Trong giai đoạn này, bé rất thích quan sát và bắt chước hành động của người lớn xung quanh. Đó là lý do tại sao mẹ có thể cho trẻ ngồi cùng bàn ăn với gia đình để có cơ hội tương tác với mọi người và cảm nhận được sự khích lệ khi ngồi ăn ngoan hơn. Điều này không chỉ giúp bé phát triển kỹ năng giao tiếp mà còn tạo ra một môi trường tích cực để bé học hỏi và phát triển từ những người xung quanh.
Được thiết kế để hỗ trợ giai đoạn tập ăn đầu tiên của bé, Ghế cho bé ăn dặm Zaracos Leeroy 3306 là lựa chọn lý tưởng để giúp bé làm quen với việc ăn uống một cách an toàn và thuận tiện.
- Dạng ghế cao có thể cho bé ngồi vào bàn ăn cùng gia đình.
- Chuyển đổi thành 5 chức năng khác nhau, sử dụng được cho bé tới 8 tuổi.
- Giúp xây dựng thói quen ăn uống nghiêm túc cho bé khi tới giờ ăn phải ngồi vào bàn
- [Ưu đãi] Giảm đến 30% kèm bảo hành 3 năm chỉ hôm nay !
1.4 Giúp trẻ tập trung khi ăn
Nhiều mẹ có thói quen vừa cho bé ăn vừa mở tivi, ipad hoặc ẵm bé đi quanh nhà. Tuy nhiên, đây là một sai lầm vì tạo ra thói quen xấu và khiến bé mất tập trung dẫn tới ngậm thức ăn. hãy tạo ra thói quen tập trung ăn hết bữa trước khi làm việc khác. Bạn có thể trò chuyện, động viên để giúp bé tập trung hơn.
1.5 Tách riêng từng món không trộn chung
Tránh thói quen trộn cơm và canh lại với nhau. thậm chí, nhiều mẹ còn xay nhuyễn cháo và nấu thành một hỗn hợp duy nhất. Thói quen này kéo dài có thể làm trẻ cảm thấy chán và mất hứng thú với đồ ăn. Để khắc phục tình trạng trẻ ngậm thức ăn, mẹ nên tách riêng từng món ăn. Việc này giúp bé có thể cảm nhận được hương vị riêng biệt của từng loại thực phẩm, từ đó kích thích vị giác của bé phát triển tốt hơn.
1.6 Mỗi bữa ăn chỉ nên trong 30 phút
Mẹ nên giới hạn bữa ăn chỉ trong khoảng 30 phút, bé có thể ăn được bao nhiêu thì ăn, không nên ép. Tránh cảm giác chán ghét việc ăn, đồng thời thức ăn khi để lâu sẽ mất ngon. Theo thời gian, bé sẽ học cách ăn nhanh hơn để no, vì biết rằng nếu ăn ít sẽ đói. Điều này giúp bé cải thiện thói quen ngậm thức ăn một cách hiệu quả.
2. Tìm hiểu lý do vì sao trẻ ngậm khi ăn
Không tập cho trẻ ăn thức ăn thô từ giai đoạn ăn dặm: Nhiều mẹ lo sợ con sẽ bị hóc hoặc khó tiêu hóa nên cho trẻ ăn đồ xay nhuyễn trong thời gian dài. Việc này dẫn đến trẻ bị mất phản xạ nhai và các chức năng của cơ hàm.
Thức ăn không phù hợp: Thức ăn quá dai, cứng, nhạt nhẽo, quá nguội, tanh, hoặc đơn điệu về mùi vị và dạng thức ăn có thể khiến trẻ không hứng thú và chán ăn.
Tình trạng sức khỏe: Các vấn đề sức khỏe như mọc răng, sưng lợi, viêm họng, nhiệt miệng, tay chân miệng, hay nhiễm siêu vi có thể làm trẻ mệt mỏi, khó nhai và nuốt. Ngoài ra trẻ biếng ăn thường thiếu một số chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin nhóm B, kẽm, selen, axit amin thiết yếu như Lysine, vitamin B1, protein, Omega 3, Omega 6, DHA, sắt và canxi, mẹ có thể bổ sung các chất này bằng các loại siro biếng ăn như fitobimbi, baby plus……(Tham khảo thêm tại đây )
Trẻ biếng ăn và kéo dài thời gian ăn: Một số trẻ biếng ăn có xu hướng ngậm thức ăn để tránh phải ăn nhiều. Ngoài ra, việc ngậm thức ăn lâu cũng có thể khiến trẻ cảm thấy thức ăn ngọt hơn do men tiêu hóa trong tuyến nước bọt chuyển hóa thức ăn thành đường, làm trẻ thích ngậm đồ ăn hơn.
3. Tác hại của việc ngậm cơm
Thói quen ngậm thức ăn không chỉ khiến bữa ăn trở nên căng thẳng và mệt mỏi, mà về lâu dài còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ. Việc ngậm cơm có thể dẫn đến sâu răng, do vi khuẩn trong miệng có thời gian dài để tấn công men răng. Ngoài ra, thói quen này còn gây thiếu hụt dưỡng chất cần thiết, khiến trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Để khắc phục tình trạng bé ăn hay ngậm, điều cần nhất chính là sự kiên nhẫn của mẹ. Vì để thay đổi thói quen này không phải dễ dàng, Và khá nhiều mẹ stress, trầm cảm vì điều này. Hãy áp dụng những mẹo mà Zaracos đã nêu trên đây và chúc bé yêu nhà bạn ăn ngoan mau lớn nhé !
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất