Trọng lượng của bé theo từng tháng tuổi là một thước đo quan trọng để đảm bảo rằng bé đang phát triển đúng cách hay không, để từ đó mẹ có thể điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, chăm sóc con phù hợp. Vậy Quá trình tăng cân của trẻ sơ sinh như thế nào ? Mỗi tháng trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu kg là đạt chuẩn ? Cùng Zaracos tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
1. Trẻ sơ sinh tháng đầu tăng bao nhiêu kg là chuẩn ?
Nhiều mẹ thắc mắc “Bé sơ sinh mỗi tháng tăng bao nhiêu kg” ? Đối với câu hỏi này, bạn có thể so sánh dựa theo bảng tiêu chuẩn cân nặng của WHO, tuy nhiên cần lưu ý rằng đây chỉ là một mốc để tham khảo vì mỗi bé sẽ phát triển theo một mức độ khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn tăng cân cho trẻ sơ sinh theo giới tính:
2.1 Bé sơ sinh tháng đầu tăng bao nhiêu cân ?
- Tháng đầu tiên: Tăng 1,2kg.
- Tháng thứ hai: Tăng ít nhất 1,1kg.
- Tháng thứ 3, 4, 5: Tăng cân với mức tương ứng là 0,8kg, 0,6kg, 0,5kg.
2.2 Bàng tăng cân bé gái đến 6 tháng
- Tháng đầu tiên: Tăng 1 kg.
- Tháng thứ hai: Tăng 0,9kg.
- Tháng thứ 3, 4, 5: Tăng cân với mức tương ứng là 0,7kg, 0,6kg, 0,5kg.
Các bảng tăng cân này là chỉ số tổng quát và có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra, sự tăng cân của bé cũng phụ thuộc vào việc bạn cho con bú sữa mẹ hoàn toàn hay có bổ sung thêm sữa dinh dưỡng từ nguồn khác.
Đặc biệt, trong tuần đầu tiên sau sinh, trẻ thường trải qua hiện tượng sụt cân sinh lý. Tuy nhiên, từ tuần thứ 2 đến thứ 3, trẻ sẽ bắt đầu tăng cân đều và có sự phát triển mạnh mẽ.
Nếu bé của bạn có hiện tượng giảm cân đột ngột hoặc tăng cân chậm so với đồng lứa, không cần quá lo lắng. Theo tiêu chuẩn, việc giảm từ 5% đến 10% cân nặng trong tuần đầu tiên là bình thường. Trong 3 tháng đầu, trẻ sơ sinh có thể tăng từ 1kg đến 1.2kg mỗi tháng, và sau đó, mức tăng cân có thể giảm xuống khoảng 600g mỗi tháng trong giai đoạn 4-6 tháng. Giai đoạn 8-12 tháng, trẻ chỉ tăng từ 300-400g.
Trong năm đầu đời, chiều dài của trẻ có thể tăng lên 1,5 lần và chu vi đầu cũng có sự tăng lên đạt 11cm.
Đối với trẻ mới sinh có trọng lượng dưới 2,5kg, được coi là suy dinh dưỡng bào thai, và nếu bé sinh thiếu tháng, gọi là sinh non.
Dưới đây là tiêu chuẩn cân nặng của trẻ vừa sinh theo Viện dinh dưỡng, bạn có thể đánh giá con mình đang thuộc chuẩn cân nặng nào:
- Trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng: Là trẻ vừa sinh ra đạt trọng lượng dưới 2.5kg (đối với nam) và 2.4kg (đối với nữ).
- Trẻ sơ sinh có nguy cơ suy dinh dưỡng: Là trẻ vừa sinh ra đạt trọng lượng dưới 2.9kg (đối với nam) và 2.8kg (đối với nữ).
- Trẻ sơ sinh khỏe mạnh: Là trẻ vừa sinh ra đạt trọng lượng từ 2.9 – 3.9kg (đối với nam) và từ 2.8 – 3.7kg đối với nữ.
- Trẻ sơ sinh có nguy cơ thừa cân: Là trẻ vừa sinh ra đạt trọng lượng trên 3.9kg (đối với nam) và 3.7kg (đối với nữ).
- Trẻ sơ sinh thừa cân: Là trẻ vừa sinh ra đạt trọng lượng trên 4.4kg (đối với nam) và 4.2kg (đối với nữ).
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
Trước khi tìm hiểu trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào là đạt chuẩn, chúng ta cùng xem qua các yếu tố chính ảnh hưởng đến cân nặng bé sau đây:
1.1 Dinh dưỡng
Đây chính là một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng cân nặng của trẻ sơ sinh. Sự lựa chọn giữa việc bú mẹ và sử dụng sữa công thức có tác động đáng kể. Trong 3 tháng đầu đời, trẻ bú mẹ thường tăng cân nhanh hơn so với trẻ sử dụng sữa công thức. Tuy nhiên, từ tháng thứ 3 trở đi nếu trẻ sử dụng sữa công thức có thể có sự “bứt phá” cân nặng mạnh mẽ.
1.2 Môi trường sống
Nếu bé sống trong một vùng ô nhiễm không khí, nguồn nước hay nằm gần nhiều mầm bệnh, chắc chắn bé sẽ thường xuyên mắc các loại bệnh lý viêm, nhiễm do vi trùng, vi khuẩn và vi-rút. Lúc này cơ thể sẽ tập trung năng lượng để tăng sức đề kháng chống lại những mầm bệnh này, dẫn đến trẻ sẽ bị thiếu hụt năng lượng, thường xuyên uể oải, mệt mỏi.
1.3 Gen di truyền
Yếu tố di truyền chi phối một phần quan trọng trong quá trình tăng trưởng của trẻ. Trọng lượng của bố, mẹ khi mới sinh ra có thể đóng vai trò trong khoảng 2-5% trọng lượng của em bé sau khi chào đời.
1.4 Sức khỏe của mẹ khi mang thai
Theo các nghiên cứu, đến 64.3% trẻ sơ sinh nhẹ cân thường được sinh ra từ những bà mẹ không duy trì được một trạng thái sức khỏe tốt. Do đó, nếu trong thời kỳ thai nghén, mẹ thường xuyên thiếu hụt các dạng vi chất quan trọng như sắt, vitamin B9 hay mắc các vấn đề sức khỏe thì thai nhi khi chào đời thường có xu hướng sinh non, còi cọc, và có khả năng nhẹ cân hơn so với quy chuẩn trong bảng cân nặng của trẻ sơ sinh do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra, hoặc có thể phải đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng bào thai.
3. Hướng dẫn mẹ cách cân trẻ sơ sinh tại nhà đơn giản
Nếu mẹ muốn theo dõi sự tăng cân của trẻ sơ sinh tại nhà, có một số phương pháp đơn giản mà bạn có thể thực hiện để đo lường trọng lượng của bé một cách chính xác:
Sử dụng cân điện tử
- Bước 1: Đặt cân điện tử ở một bề mặt cứng và phẳng.
- Bước 2: Đảm bảo rằng cân đã được hiệu chỉnh và đang ở chế độ đo trọng lượng.
- Bước 3: Ôm bé và đứng lên cân, chú ý giữ vững bé đảm bảo không cựa quậy.
- Bước 4: Ghi lại trọng lượng được hiển thị.
- Bước 5: Tiếp theo, mẹ đứng lên cân mà không có bé. Ghi lại trọng lượng của mình.
- Bước 6: Trừ trọng lượng của bạn khỏi tổng trọng lượng để có trọng lượng chính xác của bé.
Sử dụng cân thường và chậu tắm
- Bước 1: Gỡ đĩa cân ra khỏi cân thường và đặt nó trên một bề mặt phẳng.
- Bước 2: Đặt thau tắm rỗng lên đĩa cân và ghi lại trọng lượng của thau.
- Bước 3: Đặt bé vào thau tắm và ghi lại trọng lượng mới của thau cùng bé.
- Bước 4: Trừ trọng lượng ban đầu của thau để có trọng lượng chính xác của bé.
4. Cách chăm sóc để trẻ đạt được cân nặng chuẩn
Sau khi tham khảo bảng cân nặng trên, bạn đã trẻ sơ sinh mỗi tháng tăng bao nhiêu kg rồi đúng không ? Tuy nhiên, để đạt được trọng lượng chuẩn đó, cách chăm sóc của mẹ đóng vai trò quan trọng. Dưới đây là những điều mẹ cần lưu ý:
4.1 Cho con bú thường xuyên
- Đảm bảo bé được bú ít nhất 6 lần/ngày khi bé đạt 1 tháng tuổi.
- Nếu đang cho bé bú sữa mẹ, có thể tăng số lần bú lên đến 12 lần/ngày.
- Hãy tạo điều kiện để bé tự chủ động việc ăn uống của mình và tránh kiểm soát thời gian cho bú quá nhiều.
4.2 Chất lượng nguồn sữa
- Chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mẹ, vì những thực phẩm mẹ ăn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa.
- Bổ sung chế độ ăn uống với các thực phẩm như sữa tươi, đậu, thịt gà, hạt khô, quả bơ, trứng luộc, và trái cây tươi.
4.3 Đảm bảo bé ngủ đủ
- Đảm bảo bé có giấc ngủ đủ giấc để tăng cường trao đổi chất và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
- Hãy tạo điều kiện tốt như chỗ nằm, nhiệt độ phù hợp để trẻ có giấc ngủ ngon và xuyên đêm
4.4 Khuyến khích trẻ vận động
- Dù bé không thể trườn hay bò, nhưng các bài tập thể dục đơn giản có thể giúp bé hoạt động và kích thích hệ tiêu hóa.
- Thời gian tập thể dục nên được thực hiện sau khi bé mới ngủ dậy và khoảng 30 phút sau khi bé bú mẹ.
4.5 Massage cho trẻ
- Massage giúp bé có giấc ngủ ngon và còn có ảnh hưởng tích cực đối với hệ tiêu hóa.
- Massage cùng với chế độ dinh dưỡng và việc cho bé bú mẹ phù hợp sẽ giúp bé nhanh chóng tăng cân.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về vấn đề mỗi tháng trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu kg là chuẩn. Tuy nhiên những số liệu trên chỉ là tham khảo và không thể áp đặt cho mọi trẻ. Theo dõi Zaracos để xem thêm nhiều tin tức khác trong hành trinh chăm con bạn nhé !
Zaracos – Thương hiệu xe đẩy cho bé sơ sinh từ USA. Với sứ mệnh mang lại sự tiện ích và an toàn tuyệt đối cho bé yêu, chúng tôi luôn đặt việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm lên hàng đầu.
- Lưng nằm nhiều tư thế cho trẻ từ sơ sinh đến 3 tuổi.
- Gấp siêu gọn, trọng lượng chỉ từ 4,5 Kg.
- Tay đẩy hai chiều, chống xóc toàn xe
Cùng chế độ bảo hành 3 năm, sẽ là người bạn đồng hành cùng bé trong những năm tháng đầu đời.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất