Thời điểm bé mới chào đời, thường bố mẹ sẽ gặp rất nhiều bỡ ngỡ và trở ngại khi cho bé ngủ mỗi tối. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này đó là do bé chưa quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ và bố mẹ cũng chưa thực sự hiểu về thói quen ngủ của bé. Ngay bên dưới, Zaracos đã tổng hợp một số cách ru bé sơ sinh ngủ ngon, bố mẹ hãy thử áp dụng ngay nhé!
1. Tìm hiểu về giấc ngủ của bé sơ sinh
Trước khi tham khảo những cách ru trẻ sơ sinh ngủ được Zaracos tổng hợp, bố mẹ hãy tìm hiểu thông tin tổng quan về giấc ngủ của con yêu trong giai đoạn đầu đời.
Cụ thể, lúc mới chào đời đến khi tròn một tháng tuổi, bé sẽ ngủ cả ngày cả đêm và chỉ thức giấc để bú sữa, trung bình khoảng 2 giờ đồng hồ/lần. Hơn nữa, đây là thời kỳ bé chưa phân biệt được rõ ràng ngày và đêm, vì thế bé có thể ngủ “mọi lúc mọi nơi” và thức giấc bất kỳ lúc nào.
Từ mốc 3 tháng tuổi trở lên hoặc khi cân nặng của bé đạt mốc ổn định là 6 kg, bé sẽ bắt đầu ngủ xuyên đêm. Trong giai đoạn này, trung bình mỗi đêm bé sẽ ngủ được liên tục từ 6 – 8 giờ đồng hồ. Và tất nhiên, bố mẹ không cần đánh thức để cho bé bú.
2. [Điểm danh] Những cách ru bé sơ sinh ngủ ngon
2.1. Kể chuyện cho bé nghe
Kể chuyện cổ tích cho bé ngủ ngon với giọng điệu nhẹ nhàng cho bé nghe hàng đêm. Điều này vừa giúp bé dễ đi vào giấc ngủ vừa nâng cao khả năng sáng tạo, tư duy của bé.
2.2. Hát ru cho bé ngủ – Cách ru trẻ sơ sinh ngủ nhanh nhất
Hát ru là phương pháp được nhiều bậc phụ huynh áp dụng khi dỗ cho bé sơ sinh ngủ. Thông thường, bố mẹ sẽ chọn những ca khúc hát ru nhẹ nhàng, tình cảm, giai điệu du dương để bé thư giãn và dễ ngủ hơn.
2.3. Lắc lư trẻ một cách nhẹ nhàng
Thay vì đung đưa bé trong nôi, bố mẹ có thể bế bé trên tay và lắc lư nhẹ nhàng. Đây chính là phương pháp ru bé ngủ nhanh hơn. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh chỉ nên dùng động tác thực sự nhẹ nhàng và chậm để không ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các cơ quan trên cơ thể bé.
2.4. Cho bé tập trung nhìn vào một món đồ
Trên thực tế, phương pháp này rất dễ áp dụng và không gây tốn nhiều thời gian, công sức. Bố mẹ chỉ cần chuẩn bị một món đồ chơi và treo ngang tầm mắt của bé, khi bé tập trung nhìn vào món đồ này thì mắt sẽ rất nhanh mỏi và ngay lập tức nhắm lại để ngủ.
2.5. Đưa tay nhẹ nhàng qua mặt bé
Mẹ chỉ cần dùng tay đưa qua đưa lại trước mặt bé một cách chậm rãi và nhẹ nhàng để bé ngủ nhanh hơn. Phương pháp này được đánh giá cao nhờ dễ thực hiện, không tốn thời gian và công sức, không cần chuẩn bị dụng cụ hỗ trợ.
Tuy nhiên, bố mẹ không được đưa tay quá sát mặt khiến bé bị giật mình và tỉnh giấc.
2.6. Hạn chế cho bé ngủ ngày nhiều
Để giấc ngủ đêm của bé diễn ra hiệu quả, bố mẹ không nên cho bé ngủ quá nhiều vào ban ngày và chỉ duy trì giấc ngủ trưa ngắn. Hơn hết, việc ngủ sâu giấc vào ban đêm sẽ giúp bé phát triển toàn diện, cơ thể khỏe mạnh và cứng cáp hơn.
3. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ, quấy khóc
Ngoài việc “học thuộc lòng” những bí kíp giúp bé ngủ ngon giấc, bố mẹ cần tìm hiểu thêm các nguyên nhân khiến bé khó ngủ và quấy khóc để tìm hướng giải quyết phù hợp. Vậy cụ thể, trẻ sơ sinh khóc đêm và ngủ không sâu giấc do những yếu tố cơ bản nào?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé khóc đêm, khó ngủ
3.1. Rối loạn tiêu hoá
Các triệu chứng như đau bụng, chướng bụng, buồn nôn, khó tiêu… thường khiến bé sơ sinh cảm thấy rất khó chịu và quấy khóc liên tục trong đêm. Để giải quyết tình trạng này, ngoài việc đảm bảo nguồn sữa an toàn 100%, bố mẹ nên cho bé bú đúng cữ và vỗ ợ hơi sau mỗi cữ bú.
3.2. Dị ứng
Những yếu tố gây hại xuất hiện trong không khí như bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc chính là nguyên nhân khiến bé bị dị ứng hoặc bệnh lý về đường hô hấp. Vì thế, bố mẹ nên thường xuyên dọn dẹp nhà ở để bảo vệ không gian sinh hoạt của bé luôn sạch sẽ và thoáng đãng.
3.3. Hệ thần kinh chưa hoàn thiện trong giai đoạn đầu đời
Thời điểm mới chào đời, hệ thần kinh của bé yêu chưa phát triển toàn diện. Chính điều này sẽ khiến bé thường xuyên bị giật mình, quấy khóc hay tỉnh giấc giữa đêm. Nếu ban ngày trẻ cười đùa quá nhiều thì tối cũng dễ dẫn đến khi ngủ bị giật mình.
3.4. Thiếu canxi
Tình trạng thiếu canxi có thể khiến trẻ sơ sinh bị trằn trọc và khó ngủ. Ngoài ra còn dễ dẫn đến các dấu hiệu khác như mọc răng chậm, đổ mồ hôi trộm, trẻ chậm biết đi, rụng tóc vành khăn…
4. Sai lầm bố mẹ thường gặp phải khi cho trẻ sơ sinh ngủ
Để giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc và hình thành thói quen sinh hoạt khoa học, bố mẹ hãy tránh những sai lầm sau đây:
4.1. Ngậm ti giả khi ngủ
Sử dụng ti giả trong một thời gian dài khiến bé bị phụ thuộc vào đồ dùng này khi ngủ, nếu thiếu bé sẽ bị khó ngủ, quấy khóc nhiều. Bên cạnh đó, cho bé ngậm ti giả còn dẫn đến một số triệu chứng bệnh nha khoa nguy hiểm hoặc gây viêm tai giữa.
Phụ thuộc vào ti giả gây nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của bé
4.2. Đánh thức khi bé đang ngủ
Trong nhiều trường hợp, bé có thể ngủ ngay trên xe đẩy hoặc xe tập đi khi đang chơi đùa. Lúc này, bố mẹ không nên đánh thức bé mà hãy mang xe đến một vị trí an toàn và tiếp tục cho bé ngủ đủ giấc. Việc đánh thức bé ngủ một cách bất ngờ dễ khiến bé bị hoảng sợ, giật mình và gắt ngủ.
4.3. Vội vã bế khi bé tỉnh giấc và khóc
Đây là điều sai lầm nhiều bố mẹ gặp phải. Tốt nhất, các bậc phụ huynh hãy để cho bé tập thói quen ngủ một mình ngay từ khi còn nhỏ. Nếu bé ngủ cùng bố mẹ nhưng thường tỉnh giấc và khóc giữa đêm, lúc này, bạn không nên bế bé để dỗ dành ngay mà hãy cho bé thời gian bình tĩnh và tự ngủ lại.
Bố mẹ không nên bế bé ngay lập tức khi bé quấy khóc vào giữa đêm
4.4. Đặt nhiều đồ chơi và chăn màn trong nôi
Việc bố mẹ đặt quá nhiều đồ chơi và chăn màn trong nôi sẽ khiến không gian ngủ của bé bị thu hẹp và trở nên ngột ngạt. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị ngạt thở khi đang ngủ. Ngoài ra, sự xuất hiện của nhiều đồ chơi sẽ khiến bé không tập trung vào giấc ngủ hoặc đi ngủ muộn hơn bình thường.
4.5. Cho bé vui chơi, ăn uống tại chỗ ngủ
Trẻ sơ sinh cần được rèn luyện thói quen ăn ngủ, sinh hoạt khoa học ngay từ khi còn nhỏ. Vì thế, bố mẹ không nên cho bé ăn uống, vui chơi trong nôi cũi để bé hình thành thói quen khi được đặt vào vị trí này là tới giờ đi ngủ.
Ngoài ra, việc vui chơi và ăn uống trên nôi cũi sẽ khiến các đồ dùng bị bám nhiều vết bẩn, ám mùi khó chịu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của bé.
Mong rằng những chia sẻ trên đây của Zaracos đã giải đáp giúp bố mẹ một số thắc mắc xoay quanh giấc ngủ của bé. Các bậc phụ huynh hãy “bỏ túi” ngay những cách ru bé sơ sinh ngủ ngon để giúp bé phát triển toàn diện, đồng thời giảm bớt căng thẳng cho bố mẹ. Ngoài ra, để bé yêu có được giấc ngủ trọn vẹn, bố mẹ hãy chọn mua nôi cũi cho bé chính hãng Zaracos. Liên hệ hotline: 0901 322 106 để được hỗ trợ chi tiết nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh tốt nhất
- [Lưu ý cho mẹ] Trẻ bao nhiêu tháng nằm võng được
- Có nên cho trẻ sơ sinh nằm điều hoà 24/24
- Trẻ mấy tháng ngủ xuyên đêm – Dấu hiệu cho thấy bé sẵn sàng
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất