Những điều kiêng kỵ khi chăm sóc trẻ sơ sinh mà mẹ cần tránh

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh khi vừa chào đời là một trách nhiệm quan trọng và đầy thách thức, đặc biệt đối với những người lần đầu trở thành cha mẹ. Bé sơ sinh có thể có trạng thái và hệ miễn dịch yếu. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe và phát triển tốt nhất cho con yêu trong giai đoạn đầu đời, mẹ cần lưu ý những điều kiêng kỵ khi chăm sóc trẻ sơ sinh sau đây.

1. Những điều kiêng kỵ khi chăm sóc trẻ sơ sinh mà mẹ cần tránh

1.1 Sử dụng tã quấn quá kín – Không thay tã thường xuyên cho con

Da của trẻ vô cùng nhạy cảm, vì vậy quấn tã quá kín hoặc không thay thường xuyên sẽ làm những chất thải cùng mồ hôi không thoát ra ngoài được. Trong những chất thải đó chứa rất nhiều CO2 cùng vi khuẩn, nếu bạn để trong thời gian dài rất dễ làm da bé bị nhiễm khuẩn, viêm đỏ, hăm da ở trẻ sơ sinh…..

1.2 Cho trẻ sơ sinh nằm cùng giường

Vì sao không nên cho trẻ sơ sinh nằm giữa bố mẹ ? Tâm lý của ba mẹ thường muốn cho con nằm chung giường để tiện quan sát và chăm sóc, tuy nhiên việc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

tre-so-sinh-nam-giua-bo-me-co-sao-khong

Trong khi ngủ, bạn có thể xoay người, gác tay chân lên cơ thể của bé, dễ dẫn đến tình trạng ngạt thở. Bên cạnh đó, một số phụ huynh có thói quen sử dụng rượu bia hoặc thuốc lá gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bé cũng có thể giật mình khi bạn xoay người hoặc ra ngoài giường. Giải pháp tốt nhất là sử dụng nôi trẻ em để đảm bảo không gian ngủ an toàn cho trẻ.

1.3 Sử dụng chất tẩy rửa, nước giặt của người lớn để giặt đồ sơ sinh

Trong các sản phẩm chất tẩy và nước giặt thông thường chứa nhiều hợp chất như sulfonate alkyl benzen và các hợp chất hóa học khác. Những chất này có thể gây kích ứng da, dẫn đến tổn thương và phản ứng dị ứng. Để đảm bảo sự an toàn cho làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh, nên chỉ sử dụng nước giặt được thiết kế đặc biệt cho trẻ và đảm bảo quần áo sau giặt được phơi khô thật khô, tránh tình trạng ẩm mốc.

khong-giat-do-tre-so-sinh-bang-nuoc-giat-thong-thuong

Hãy đảm bảo rằng quần áo mới mua về không được đặt trực tiếp lên cơ thể của bé mà phải giặt sạch trước. Quần áo mới thường chứa nhiều bụi bẩn và chất bảo quản có thể gây hại cho làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ. Trước khi cho bé mặc, hãy giặt sạch quần áo mới bằng nước ấm để loại bỏ bụi bẩn và chất hóa học còn lại, giúp làn da bé luôn thoải mái và an toàn.

Tóc máu là gì ? Cắt tóc máu cho be tính ngày âm hay dương

1.4 Đặt hoa trong phòng ngủ của trẻ – Những điều lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Nhiều mẹ có thói quen chưng hoa trong nhà như một thói quen, giúp không gian nhà sáng và đẹp hơn. Tuy nhiên, vào buổi tối hoa và cây sẽ hút Oxy và thải ra cacbonic, để hoa trong phòng ngủ kín dễ dẫn đến khó thở do thiếu hụt oxy. Trong trường hợp có phấn hoa sẽ tăng nguy cơ dị ứng và ảnh hưởng đến hệ hô hấp còn yếu của bé.

Vì vậy tuyệt đối không được đặt hoa trong phòng ngủ của bé mẹ nhé !

kieng-dat-hoa-trong-phong-ngu-cua-tre

1.5 Chăm sóc trẻ sơ sinh trong phòng tối

Trong phòng tối bạn sẽ gặp khó khăn trong việc phát hiện kịp thời các dấu hiệu như vàng da ở trẻ sơ sinh, các bất thường trên da bé như dị ứng, mụn mủ…..Môi trường tối không cung cấp đủ ánh sáng mặt trời, dẫn đến nguy cơ thiếu hụt vitamin D cho trẻ. Việc này có thể khiến trẻ khóc đêm liên tục, dễ bị giật mình cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển xương.

Xem ngay: Trầm cảm sau sinh nguy hiểm như thế nào ?

1.6 Mẹ kiêng ăn khi chăm sóc trẻ

Có một số người cho rằng mẹ cần kiêng ăn để có sữa tốt cho con, hoặc theo quan niệm dân gian cho rằng mẹ ăn uống không đúng thì con bú sữa bị đau bụng, dị ứng. Tuy nhiên, kiêng cữ quá mức có thể làm cho mẹ thiếu năng lượng, mệt mỏi, và gặp vấn đề về sức khỏe như táo bón và thiếu canxi.

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để cung cấp cho bé nguồn sữa tốt nhất, vì vậy mẹ cần ăn uống đa dạng, đủ chất và nghỉ ngơi đầy đủ là rất quan trọng để duy trì sức khỏe.

1.7 Băng kín rốn của trẻ sơ sinh – Những điều kiêng kỵ khi nuôi trẻ sơ sinh

Việc băng kín rốn là điều nhiều mẹ bỉm mắc phải, việc này không nên làm vì nó có thể gây nguy cơ nhiễm trùng rốn và làm chậm quá trình rụng rốn. Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất là nên để rốn trẻ hở thay vì quấn kín, chỉ quấn tả dưới rốn và che phủ bằng lớp áo mỏng. Điều này giúp dễ quan sát rốn, thúc đẩy quá trình rụng rốn, giảm nguy cơ nhiễm trùng và giảm khả năng tạo chồi rốn.

khong-nen-bang-ron-cho-tre-qua-chat

1.8 Không nên ngưng bú mẹ sớm

Việc bú mẹ có lợi ích vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh, nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu. Không nên ngưng bú mẹ quá sớm, bởi sữa mẹ chứa đầy các dưỡng chất quan trọng giúp trẻ phát triển hệ miễn dịch, bảo vệ khỏi nhiều bệnh tật và tạo mối liên kết tinh thần mạnh mẽ giữa mẹ và con. Thời kỳ đầu sau khi sinh, sữa mẹ chứa colostrum, loại sữa đầu tiên, chứa nhiều kháng thể và dưỡng chất giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh. Việc tiếp tục cho con bú trong giai đoạn đầu này rất quan trọng.

Ngoài ra, việc cho con bú thường xuyên giúp kích thích sản xuất sữa mẹ và giữ cho lượng sữa ổn định, giảm các nguy cơ dẫn đến bị tắc tia sữa, ép xe đầu vú….Trong trường hợp mẹ mẹ bận đi làm hoặc không thể cho con bú trực tiếp, có thể sử dụng phương pháp hút sữa mẹ để trữ.

1.9 Rung lắc và nằm nôi với dao động mạnh

Thực hiện việc rung lắc bé để ru ngủ, đưa nôi hoặc võng với dao động mạnh có thể gây tổn hại đến não của bé một cách vô tình, dễ dẫn đến hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh. Điều này đặc biệt nguy hiểm vì trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi não vẫn chưa ổn định trọng hộp sọ và đang trong quá trình phát triển. Việc rung lắc bé gây ra những tổn thương này có thể xảy ra chỉ với 5 giây rung lắc, thậm chí là 3 giây và rất khó để phát hiện kịp thời.

nhung-dieu-kieng-ky-khi-cham-soc-tre-so-sinh

Những tổn thương này có thể ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ, thị lực, hành vi, gây ra động kinh và rối loạn học tập và giao tiếp ở trẻ khi lớn lên. Vì vậy, không nên rung lắc bé quá mạnh để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh và toàn vẹn của bé.

1.10 Cho trẻ uống quá nhiều nước lọc

Rất nhiều mẹ có thói quen cho bé uống thêm nước để đỡ khát hoặc tráng miệng. Tuy nhiên, điều này không cần thiết cho trẻ dưới 6 tháng tuổi và đang bú mẹ vì trong sữa mẹ, đã có khoảng 85% thành phần là nước, đủ để đáp ứng nhu cầu của bé. Việc cho bé uống quá nhiều nước có thể khiến bé cảm thấy no bụng và không muốn ti sữa.

1.11 Không tắm hoặc vệ sinh cho bé thường xuyên

Đối với những mẹ chưa có kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh thì việc tắm bé thường là một nhiệm vụ đầy lo lắng. Tuy nhiên, hãy hiểu rằng việc tắm bé không chỉ giúp bé sạch sẽ mà còn giúp duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định cho bé sau khi ra đời, đồng thời nó cũng tạo sự gần gũi giữa mẹ và bé.

nen-tam-tre-thuong-xuyen-de-giu-ve-sinh

Sau 24 giờ kể từ khi bé ra đời, mẹ đã có thể bắt đầu tắm bé và thực hiện vệ sinh mắt mũi của bé bằng nước muối sinh lý. Chính vì vậy, đừng ngại khi tắm cho bé và thực hiện vệ sinh cho bé thường xuyên.

1.12 Đừng ‘nhồi nhét’ nhiều trang phục cho bé

Đúng là trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm lạnh và không tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể như người lớn, nhưng không cần phải quá lo lắng về điều này. Nhiều mẹ cứ sợ con lạnh mà quấn con kín mít bất kể ngày đêm, hoặc mặc nhiều quấn áo gây nên quá nhiệt và mất nước cho trẻ.

Hãy cân nhắc mặc cho bé nhiều lớp quần áo thay vì một món quá dày. Điều này giúp bạn dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ cho bé bằng cách thêm hoặc bớt lớp quần áo mà không làm bé mất nhiệt, luôn kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp cho trẻ sơ sinh luôn thoải mái.

1.13 Những điều lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh – Không cắt tỉa lông mi của bé

Một số phụ huynh thường cắt tỉa lông mi của trẻ với hy vọng rằng lông mi sẽ mọc dài và cong đẹp hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy “tuổi” của lông mi chỉ khoảng 90 ngày, và việc cắt tỉa không đảm bảo rằng chúng sẽ mọc dài hơn. Một phần lông mi dài hay ngắn phụ thuộc vào gen di truyền và thể chất của mỗi trẻ.

khong-nen-cat-tia-long-mi-cua-be

Ngoài ra, các chuyên gia sức khỏe trẻ em cho rằng việc cắt tỉa lông mi có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Lông mi có vai trò quan trọng trong việc ngăn bụi và các tác nhân khác tiếp xúc trực tiếp với mắt. Do đó, sau khi cắt tỉa lông mi, mắt trẻ dễ bị nhiễm bụi và mắc nhiều bệnh hơn.

1.14 Đảm bảo chích ngừa, thăm khám định kỳ

Chăm sóc sức khỏe của trẻ cần đảm bảo việc chích ngừa đầy đủ và thực hiện thăm khám định kỳ. Chích ngừa giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh nguy hiểm, trong khi thăm khám định kỳ giúp theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ và phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn. Đừng bỏ lỡ bất kỳ cuộc hẹn nào với bác sĩ và hãy tuân thủ lịch trình chích ngừa để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé yêu của bạn.

Trên đây là những điều kiêng kỵ khi chăm sóc trẻ sơ sinh mà mẹ cần tránh, Zaracos mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Theo dõi chúng tôi để xem biết thêm nhiều kinh nghiệm chăm con khác nhé !

Có thể bạn quan tâm:

Bình luận bài viết (0 bình luận)