Những Sai Lầm Khi Bế Trẻ Sơ Sinh Mà Ba Mẹ Cần Tránh

Cách bế trẻ sơ sinh không đúng có thể gây ra những tác hại khôn lường. Vì vậy để đảm bảo an toàn trong quá trình chăm sóc bé, ba mẹ hãy tránh những sai lầm khi bế trẻ sơ sinh trong bài viết dưới đây

Việc bế trẻ tưởng chừng đơn giản. Nhưng không phải kiểu bế nào cũng phù hợp và an toàn với bé. Đối với những bà mẹ lần đầu thì đây cũng là một việc nên quan tâm.

1. Tác hại khi bế trẻ sơ sinh sai cách

  • Bé sơ sinh có cơ thể và phần xương yếu, chưa hoàn thiện nên cách bế trẻ sơ sinh của ba mẹ không đúng có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng tới vóc dáng và sức khỏe của bé.
  • Chấn thương vùng cổ: Đối với bé sơ sinh thì phần cổ rất yếu, nên việc bế trẻ từ dưới nách mà không đỡ phần đầu sẽ rất nguy hiểm.
chan-vong-kieng-o-tre-khi-be-sai-cach
Chân vòng kiềng ở trẻ khi bế sai cách
  • Cong vẹo cột sống: Ngoài tổn thương vùng đầu, cổ thì bế trẻ không đúng cách còn khiến trẻ bị vẹo cột sống do trọng lượng của đầu, cổ dồn ép xuống xương sống dẫn đến gù lưng ở trẻ sơ sinh
  • Ảnh hưởng xương hông và chân vòng kiềng: Đây là tác hại rất nguy hiểm nếu bé được bế ở tư thế cắp nách trong thời gian dài. Gây ảnh hưởng xương hông và xương đùi của bé cũng bị tác động dẫn đến bị chân vòng kiềng.
  • Nguy cơ bị ngã: Bế trẻ sơ sinh sai cách, không tập trung hoặc vừa bế trẻ vừa dùng điện thoại thì khi trẻ cựa quậy rất dễ bị ngã xuống đất.

2. Những sai lầm thường gặp khi bế trẻ sơ sinh

Mặc dù có rất nhiều kiểu bế nhưng không phải tất cả các tư thế đều có thể áp dụng ngay từ khi bé mới sinh. Trẻ sơ sinh mỗi giai đoạn lại có sự phát triển khác nhau, cần có tư thế bế bé đúng cách theo từng tháng tuổi.

2.1 Không đỡ lưng con

Sai làm ba mẹ hay mắc nhất khi bế trẻ sơ sinh là không dùng tay đỡ lưng con mà chỉ đỡ đầu và mông trẻ. Điều này làm cột sống bé bị quả tải, không đủ sức nâng phần đầu và cổ. Dễ gây ra sụn lưng hoặc cong vẹo cột sống.

Hãy luôn đảm bảo rằng bạn hỗ trợ đầu bé bằng tay hoặc cánh tay.

be-con-phai-co-diem-tua-dau

Bế trẻ sơ sinh phải có điểm tựa ở đầu

2.2 Bế xốc nách trẻ sơ sinh

Nhiều phụ huynh có thói quen bế xốc nách bé lên cao để đùa giỡn với con. Mặc dù việc này có thể khiến bé thích thú nhưng lại không tốt cho trẻ. Đưa bé lên cao rồi hạ xuống có thể ảnh hưởng đến não của bé vì não trẻ sơ sinh còn mềm và màng não khá mỏng. 

Trẻ sơ sinh xương sống và xương cổ còn rất yếu nên tư thế bế xốc nách cực kỳ nguy hiểm bởi con có thể bất ngờ ngả đầu hoặc quay trái, quay phải.

be-tre-so-sinh-sai-cach-anh-huong-nghiem-trong-den-tre
Bé mấy tháng thì xách nách được – Phải trên 6 tháng mẹ nhé !

Trẻ mấy tháng bế xốc nách được ? Thời điểm mẹ có thể bế xốc nách bé là khi bé đủ 6 tháng trở lên nhé. Lưu ý không bế xốc bé lên đột ngột có thể làm bé hoảng và ảnh hưởng tới não bộ. Hãy trò chuyện và nhẹ nhàng nâng bé lên mẹ nhé.

2.3 Rung lắc mạnh khi bế trẻ sơ sinh

Khi trẻ quấy khóc hoặc khi chơi đùa, bố mẹ thường rung lắc để khiến bé cười. Tuy nhiên, việc này dễ dẫn đến hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh sẽ gây tổn thương não trẻ và để lại di chứng nặng nề. Bên cạnh đó, việc đung đưa, rung lắc làm trẻ thích thú ngay tại thời điểm vui đùa và tạo thói quen được như thế ở những lần quấy khóc trong tương lai.

be-tre-rung-lac-manh-co-the-gay-nguy-hiem

2.4 Bế cắp nách quá sớm

Trẻ dưới 1 tuổi được khuyến cáo không nên được bế cắp nách. Vì tư thế đó ảnh hưởng tới xương chậu, xương đùi, lâu dần sẽ khiến bé đi chân vòng kiềng, dấu hiệu dễ thấy nhất là khi trẻ đứng thẳng, hai đầu gối của bé nghiêng vào trong và tạo thành một khoảng cách khoảng 1,5cm giữa chân khi bé đứng thẳng.

Tác hại của việc bế cắp nách trẻ đối với các bé gái sẽ ảnh hưởng đến dáng đi sau này không được đẹp, ngoài ra còn gây tổn thương tinh hoàn ở bé trai. Vì vậy, nên hạn chế tối đa khi bế trẻ ở tư thế này.

sai-lam-khi-be-tre-so-sinh-1

2.5 Không đỡ đầu bé khi bế lên, đặt xuống

Dù thao tác bế bé lên và đặt bé xuống có vẻ đơn giản, nhưng đây là một quy trình quan trọng với sự an toàn của bé. Đặc biệt, khi xương sọ bé chưa cứng hoặc bé chưa thể tự điều chỉnh tư thế của mình, việc không đỡ đầu bé có thể gây ra những tác động tiêu cực, bao gồm nguy cơ bị nghẹo đầu và tổn thương xương cổ.

Xem ngay :Bé mấy tháng cứng cổ 

khong-do-dau-be-khi-dat-xuong

2.6 Không đổi bên thường xuyên

Bé cần được bế và thay đổi tư thế thường xuyên để phát triển cân đối. Nếu bạn chỉ bế bé một bên trong thời gian dài, điều này có thể gây ra các vấn đề về phát triển cơ thể và gây ra các vấn đề về cân bằng cơ bản. Việc thay đổi tư thế khi bế bé giúp phát triển các nhóm cơ khác nhau, giữ cho cơ thể bé được cân đối, và cũng giúp bé trải nghiệm thế giới xung quanh từ nhiều góc độ.

2.7 Dùng điện thoại trong khi bế trẻ

Tuyệt đối không dùng điện thoại hay làm việc riêng, do trẻ thường cựa quậy và bị thu hút bởi mọi thứ xung quanh, rất nguy hiểm nếu ba mẹ chỉ giữ 1 tay.

3. Có nên bế trẻ sơ sinh nhiều không ?

Bản năng của mẹ sẽ không thể làm ngơ mỗi khi con khóc hay con đòi mẹ, đây là cách bé thể hiện nhu cầu và tương tác với mẹ. Tuy nhiên, việc ôm ấp con quá nhiều và quá thường xuyên có thể gây ra một số vấn đề.

Cần lưu ý rằng việc gần gũi và ôm bé là điều quan trọng để thể hiện tình yêu và cho bé cảm giác an toàn. Tuy nhiên, mẹ cần hạn chế ôm bé quá nhiều vì có thể dẫn đến phụ thuộc. Bé cần tự quản lý cảm xúc vì không phải lúc nào cũng có mẹ ở bên.

Xem thêm:Bé mấy tháng biết đòi mẹ

tre-so-sinh-co-nen-be-nhieu-hay-khong

4. Trẻ sơ sinh mấy tháng thì bế đứng được ?

Để bế đứng trẻ sơ sinh thì giai đoạn 3 đến 5 tháng là thích hợp nhất. Vì lúc này đầu trẻ đã giữ được theo phương thẳng đứng, nhưng các cơ ở cổ và lưng chưa được hoàn thiện. Mẹ có thể bế bằng cách dựng thẳng đứng lưng bé lên, tuy nhiên không nên duy trì trong thời gian dài.

Cách bế đứng trẻ sơ sinh là mẹ để bé ngồi lên một cánh tay, tay còn lại sẽ đỡ phần ngực và cổ sao cho áp sát vào ngực của bạn. Bé chắc chắn sẽ rất thích kiểu bế mới mẻ này, vì có thể nhìn cùng hướng với mẹ.

tu-the-be-dung-cho-be-dung-cach
Khi nào bế đứng trẻ: 3-5 tháng là thích hợp nhất nhé mẹ!

Trên đây là những sai lầm và tác hại khi bế bé không đúng cách. Nếu ba mẹ đang gặp phải những trường hợp này hay sửa ngay vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến của bé. Nên sử dụng Xe đẩy cho bé sơ sinh để hạn chế việc con đòi bế liên tục và cho con có chỗ nằm, chỗ ngồi thoải mái, mẹ cũng sẽ nhàn hơn khi không phải ẵm con thời gian dài.

Theo dõi Zaracos để xem thêm những kinh nghiệm chăm sóc bé 0 – 3 tuổi tại đây nhé

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.