
Cha mẹ nào cũng lo lắng khi con mình chậm nói, và câu hỏi “Trẻ chậm nói có phải là tự kỷ không?” thường xuyên được đặt ra. Hiểu rõ sự khác biệt giữa chậm nói đơn thuần và chậm nói do tự kỷ rất quan trọng để can thiệp kịp thời và hiệu quả. Bài viết này sẽ giúp phụ huynh phân biệt giữa hai tình trạng này, cùng bài Test trẻ tự kỷ ASQ giúp bạn yên tâm hơn và hỗ trợ con đúng cách.
1. Trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ hay không ?
Chậm nói là một trong những biểu hiện của tự kỷ ở trẻ, nhưng không phải mọi trẻ chậm nói đều mắc tự kỷ. Đây là hai vấn đề khác nhau và cần được phân biệt rõ ràng.
Theo báo cáo của nhiều nghiên cứu, khoảng 1/4 trẻ bị chậm nói. Trong số này, nhiều trẻ phát triển bình thường và đạt được các mốc phát triển như những trẻ khác khi lên 2 tuổi. Nguyên nhân chậm nói ở những trường hợp này có thể do các vấn đề về lưỡi, vòm miệng hoặc thính giác.
Trẻ chậm nói có thể có một vài biểu hiện giống tự kỷ như chậm đáp ứng nhu cầu của người lớn và giao tiếp ngôn ngữ kém. Tuy nhiên, vận động và thể chất của bé lại hoàn toàn bình thường. Bé chậm nói nhưng vẫn giao tiếp tốt với người thân bằng ánh mắt và các cử chỉ giao cảm.
Do đó, không phải cứ chậm nói là tự kỷ. Trẻ chậm nói có nguy cơ cao bị tự kỷ nếu có các dấu hiệu sau:
- Không nói bập bẹ khi được 12 tháng tuổi.
- Không biết chỉ ngón tay hoặc không có cử chỉ giao tiếp phù hợp khi được 12 tháng tuổi.
- Không biết nói từ đơn khi được 16 tháng tuổi.
- Không nói câu hai từ hoặc nói chưa rõ khi được 24 tháng tuổi.
2. Các dấu hiệu phân biệt trẻ chậm nói và trẻ tự kỷ
Để giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa chậm nói đơn thuần và chậm nói do tự kỷ, dưới đây là bảng so sánh các biểu hiện của hai tình trạng này:

Tiêu chí | Chậm nói đơn thuần là gì ? | Trẻ chậm nói do tự kỷ |
Nguyên nhân chậm nói |
|
Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi, trong đó có chậm nói |
Tương tác xã hội |
|
|
Hành vi, thói quen |
|
|
Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã phân biệt được giữa hai trường hợp. Mặc dù chậm nói là dấu hiệu chung của cả hai, nhưng nếu trẻ chậm nói mà khả năng nhận thức, tương tác xã hội và hành vi vẫn phát triển bình thường, thì có thể trẻ không mắc tự kỷ. Tuy nhiên, việc kiểm tra kỹ lưỡng là cần thiết để đưa ra kết luận chính xác và hỗ trợ kịp thời.
3. Bài Test trẻ tự kỷ và cách đọc kết quả
ASQ-3 là bài test được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới để đánh giá sự phát triển của trẻ từ 12 – 36 tháng tuổi, và tại Việt Nam, bài test này đã được biên soạn lại để phù hợp hơn với trẻ em Việt. Khi thực hiện bài test, phụ huynh sẽ trả lời 20 câu hỏi bằng cách ghi “CÓ” nếu trẻ có các đặc điểm tương ứng với nội dung câu hỏi, và “KHÔNG” nếu trẻ chưa đáp ứng được đúng như yêu cầu.
3.1 Bảng câu hỏi
Dưới đây là bộ 20 câu hỏi đánh giá tình trạng ngôn ngữ ở trẻ từ 18 – 24 tháng tuổi:
- Trẻ có thích gần gũi với bạn không? Chẳng hạn như ngồi lên đầu gối đung đưa và nhún nhảy
- Trẻ có thích kết bạn, hứng thú khi nhìn thấy những đứa trẻ cùng tuổi không? ( Quan trọng )
- Trẻ có thích những hoạt động chạy nhảy, như leo lên cầu thang hoặc lên các đồ vật?
- Trẻ có phản ứng vui vẻ với trò trốn tìm hoặc ù óa khi cùng chơi với bố mẹ không?
- Trẻ có thích chơi trò nhập vai không? Chẳng hạn như chăm sóc búp bê, đóng giả làm các đồ vật
- Trẻ có hay sử dụng cử chỉ để yêu cầu lấy đồ vật không? ( Quan trọng )
- Trẻ có bao giờ chia sẻ với bạn về điều gì đó hoặc món đồ chơi mà bé thích không? ( Quan trọng )
- Trẻ có giao tiếp bằng ánh mắt với bạn không?
- Trẻ có thể hiện cảm xúc với bạn không. Chẳng hạn như cười khi bạn nói chuyện với bé
- Trẻ có thường xuyên bắt chước những hành động, nét mặt của bạn không? ( Quan trọng )
- Trẻ có phản ứng khi được gọi tên không? ( Quan trọng )
- Trẻ có thể chỉ vào các đồ vật khi được yêu cầu không? Chẳng hạn như “Con thỏ đâu?”
- Trẻ có hướng ánh nhìn về phía đồ vật hoặc sự việc khi bạn chỉ vào không? ( Quan trọng )
- Trẻ đã biết đi chưa?
- Trẻ có thực hiện những hành động để thu hút sự chú ý của bạn hay không?
- Trẻ có thể tuân theo mệnh lệnh đơn giản không?
- Khi tiếp xúc với người lạ, trẻ có hành động “thăm dò” không? Chẳng hạn như nhìn vào mắt để biết phản ứng của họ
- Trẻ có dấu hiệu suy giảm thính giác không?
- Trẻ có thể ghép 2 – 3 từ để hoàn thành câu đơn giản có nghĩa không?
- Trẻ có thể phân biệt được các bộ phận trên cơ thể không? (Tối đa là 5)
3.2 Cách đọc kết quả
- Nếu trong số 20 câu hỏi, có 3 câu trả lời bất kỳ hoặc 2 câu quan trọng (các câu 2, 6, 7, 10, 11, 13) có đáp án là “KHÔNG,” thì trẻ có nguy cơ cao mắc chứng chậm nói.
- Trong trường hợp này, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc gặp gỡ chuyên gia để được chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng hiện tại và có biện pháp can thiệp kịp thời. Điều này giúp tránh làm gián đoạn quá trình phát triển của trẻ.
Lưu ý rằng bài test trẻ tự kỷ trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho các biện pháp thăm khám, chẩn đoán chuyên khoa. Tuy nhiên, nó cung cấp một cái nhìn toàn diện giúp phụ huynh nhận biết sớm các dấu hiệu chậm nói hay tự kỷ ở trẻ. Hy vọng bài test asq trên đây sẽ giúp ích được cho bạn.
3. Cách dạy trẻ chậm nói đơn thuần và trẻ tự kỷ chậm nói
3.1 Trẻ chậm nói đơn thuần
Ba mẹ có thể hỗ trợ trẻ bằng cách thường xuyên giao tiếp, nói chuyện và tương tác với trẻ mà không cần thiết phải đưa trẻ đến trung tâm can thiệp. Dưới đây là một số phương pháp dạy trẻ tập nói:
- Nói chuyện thường xuyên: Hãy trò chuyện với trẻ về mọi thứ xung quanh, từ những hoạt động hàng ngày đến những đồ vật trong nhà.
- Hát cho trẻ nghe: Sử dụng các bài hát thiếu nhi để thu hút sự chú ý của trẻ và khuyến khích trẻ tham gia hát theo.
- Đọc sách, kể chuyện: Đọc sách tranh, truyện ngắn và những bài đồng dao để giúp trẻ làm quen với ngôn ngữ và từ vựng.
- Dạy từ đơn giản: Bắt đầu với những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu và kiên trì lặp đi lặp lại để trẻ nhớ và bắt chước.
- Tham gia hoạt động vui chơi: Đưa trẻ ra ngoài, tham gia các hoạt động vui chơi với các bạn cùng trang lứa để trẻ có cơ hội tương tác, phát triển ngôn ngữ và kỹ năng xã hội.
3.2 Trẻ tự kỷ chậm nói

Đối với trẻ tự kỷ chậm nói, bạn cần áp dụng các phương pháp hỗ trợ tương tự như trên nhưng cũng cần thêm những biện pháp can thiệp chuyên sâu hơn:
- Liệu pháp ngôn ngữ: Tham gia các buổi trị liệu ngôn ngữ với các chuyên gia để nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ phù hợp.
- Chương trình can thiệp sớm: Đưa trẻ tham gia các chương trình can thiệp sớm chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ để giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp.
- Sử dụng thiết bị hỗ trợ: Sử dụng các thiết bị hỗ trợ giao tiếp như hình ảnh, bảng chữ cái, hoặc các ứng dụng hỗ trợ ngôn ngữ để giúp trẻ biểu đạt ý muốn.
- Tăng cường tương tác xã hội: Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động nhóm, chơi với bạn bè và tương tác với người xung quanh để phát triển kỹ năng xã hội.
Qua bài viết này, chúng ta đã cùng tìm hiểu liệu trẻ chậm nói có phải là bị tự kỷ hay không và các cách phân biệt giữa chậm nói đơn thuần và chậm nói do tự kỷ. Hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn rõ ràng hơn về tình trạng của con mình, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời. Việc hiểu và nhận biết sớm sẽ giúp cha mẹ có thể hỗ trợ con phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả nhất.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất