Trong thời gian gần đây dịch bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em bùng phát và chưa có dấu hiệu dừng lại. Nếu không phát hiện kịp thời dễ gây ra biến chứng, thậm chí là tử vong. Vì vậy, ba mẹ nên tìm hiểu rõ về các biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ để có thể xử lý và điều trị kịp thời.
1. Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là gì?
Sốt xuất huyết ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có nguy cơ trở thành dịch do vi rút Dengue gây ra. Tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết là từ muỗi vằn, vì vậy những nơi muỗi xuất hiện đều có nguy cơ khiến trẻ mắc bệnh, khi muỗi mang virus từ người mắc bệnh và chích sang cho người khác.
Bệnh xảy ra quang năm, nhưng bùng phát mạnh vào thời điểm mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn gây bệnh sinh sôi, đặc biệt là từ tháng 7 – tháng 10 .
1.1 Những triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em ?
Trẻ bị sốt xuất huyết thời gian đầu có dấu hiệu giống các bệnh thông thường, cho nên ba mẹ thường nhầm với việc con bị cúm hay các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em xuất hiện nhiều dạng khác nhau, diễn biến phức tạp và đột ngột. Thường sẽ khởi phát 4 – 6 ngày từ khi bị nhiễm virus, trẻ dễ dàng chuyển bệnh từ nhẹ đến nặng qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn phục hồi.
Trẻ bị sốt xuất huyết thường bị nhầm lẫn với cảm cúm hoặc viêm hô hấp
1. Các triệu chứng của sốt xuất huyết ở trẻ em giai đoạn đầu (giai đoạn khởi phát)
– Các triệu chứng của sốt xuất huyết ở trẻ em giai đoạn khởi phát là sốt cao liên tục trên 39°C và liên tục trong 1 – 2 ngày đầu. Cùng với các dấu hiệu điển hình như:
- Trẻ nhỏ quấy khóc liên tục, bứt rứt.
- Bỏ bú, chán ăn.
- Buồn nôn.
- Đau mỏi người, đau đầu.
- Xung huyết dưới da, phát ban.
- Đi ngoài phân đen.
- Chảy máu chân răng.
- Đau 2 hốc mắt.
Bị xung huyết dưới da là đặc điểm sốt xuất huyết ở trẻ em
2. Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em giai đoạn nguy cấp
– Trẻ bị bệnh sốt xuất huyết trong giai đoạn này diễn tiến từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6, là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm. Lúc này virus Dengue đã làm suy yếu hệ miễn dịch, số lượng bạch cầu, tiểu cầu đã giảm đáng kể…Kèm các triệu chứng:
- Phù nề vùng ổ mắt
- Tiểu ra máu
- Chảy máu mũi
- Tụt huyết áp
- Đầu, tứ chi lạnh.
– Xuất huyết nghiêm trọng, lượng huyết tương trong máu thoát ra ồ ạt làm bụng bị chướng, kéo dài tới 48h. Là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ bị sốt xuất huyết, tuy nhiên đây không phải là biểu hiện bắt buộc của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em.
– Vì vậy, dù không có triệu chứng xuất huyết thì trẻ cũng đã tới giai đoạn nguy hiểm của bệnh. Ba biến chứng sốt xuất huyết nguy hiểm : giảm tri giác, giảm thân nhiệt và giảm huyết áp.
– Ở giai đoạn nguy hiểm này, khi xét nghiệm sẽ thấy lượng tiểu cầu trong máu giảm chỉ còn dưới 100.000/mm3, trường hợp nặng bé có thể bị rối loạn đông máu, vô cùng nguy kịch.
3. Giai đoạn phục hồi
- Sau giai đoạn nguy hiểm chừng 48 – 72 giờ là giai đoạn phục hồi. Tình trạng được cải thiện khi trẻ hết sốt, huyết áp ổn định, khi xét nghiệm số lượng bạch cầu, tiểu cầu dần trở về bình thường.
Các triệu chứng mắc phải khi bị sốt xuất huyết
2. Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Khi trẻ có dấu hiệu của sốt xuất huyết, cần đến ngay bệnh viện để khám và chuẩn đoán chính xác. Tùy theo trường hợp thì đa phần sốt xuất huyết ở trẻ em đều có thể được điều trị tại nhà và tái khám theo lịch hẹn. Cần lưu ý những chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả nhanh nhất, cụ thể như sau:
Khi trẻ sốt cao trên 39°C, cần uống thuốc hạ sốt paracetamol theo hướng dẫn sử dụng, mặc đồ thoáng khí và lau người, đây được xem như cách hạ sốt nhanh nhất cho trẻ. “Không được” sử dụng aspirin hay ibuprofen, vì có thể dẫn đến xuất huyết nặng hơn và đông máu.
Nên để trẻ nghỉ ngơi tại nhà, hạn chế vận động thời gian trẻ bị sốt xuất huyết;
Trẻ sốt xuất huyết nên ăn gì ?
- Cho trẻ uống nhiều nước, nước trái cây hoặc cháo loãng để bổ sung chất điện giải cho bé
- Chế độ ăn uống trong ngày nên chia làm nhiều bữa nhỏ, thức ăn loãng, dễ tiêu, cân bằng dinh dưỡng. Không nên dùng thực phẩm và nước uống có màu sẫm (tránh trường hợp bị nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa);
- Kiêng ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng và đồ uống ngọt.
Bị sốt xuất huyết nên ăn gì?
– Trong quá trình chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết, khi xuất hiện những tình trạng sau cần đưa ngay đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện:
- Không ăn uống được do nôn ói nhiều.
- Vật vã, lừ đừ.
- Đau bụng ngày càng nặng.
- Da xung huyết nhưng tứ chi lạnh.
- Xuất huyết tiêu hóa đột ngột.
3. Cách phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ
– Để phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả nhất là diệt muỗi và lăng quăng. Cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thường xuyên dọn dẹp những vị trí gầm bàn, giường, nước đọng tránh để đồ nhiều để làm nơi trú ẩn cho muỗi.
- Không để bé chơi gần nơi nhiều cây cối, góc tối.
- Cho con mặc quần áo dài tay khi vui chơi ngoài trời
- Dùng bình diệt muỗi, nhang muỗi để xua muỗi
- Nếu gia đình có người mắc bệnh cần cách ly người bệnh để tránh trường hợp muỗi đốt người bệnh và truyền virus gây bệnh cho người khác.
- Cách phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em: Cho con ngủ mùng, hoặc sử dụng nôi cho bé có màng che để tránh việc con bị muỗi đốt.
Diệt muỗi và lăng quăng là cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất
Nôi cũi dù Zaracos với thiết kế có mùng bao quanh cùng gấp gọn, có chỗ nằm rộng rãi, đa chức năng với 1 tầng cho trẻ nằm, 1 tầng làm nơi cho bé chơi kết hợp với mùng che, giúp hạn chế khả năng sốt xuất huyết ở trẻ em.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Tìm hiểu] Hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào
[Giải Đáp] Trẻ mấy tháng bế ngồi được – Tư thế bế trẻ ngồi đúng cách
Phương pháp thai giáo bằng ánh sáng có tốt không – Áp dụng cho bé từ tuần bao nhieu·
[Cẩm nang mẹ bầu] Theo dõi bảng cân nặng của thai nhi qua các tuần
Chốt ISOFIX Là Gì? Ghế Ngồi Ô Tô ISOFIX Có An Toàn Không ?
Bé mấy tháng biết lật – Cần lưu ý gì trong giai đoạn này
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Mẹ nên làm gì khi cân nặng thai nhi vượt chuẩn
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất
EASY là gì ? Nuôi con theo phương pháp EASY có tốt không ?
Mẹ bị dư ối có nên uống sữa tươi không đường hay không ?
Mâm cúng thôi nôi bé gái cần chuẩn những gì?
[Cập nhật] Bảng cân nặng của bé từ 0 – 10 tuổi theo chuẩn WHO, xem ngay!