Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, nhiều mẹ lo lắng khi thấy con bị táo bón. Đừng lo lắng, đây là một hiện tượng phổ biến và có thể khắc phục được. Hãy cùng Zaracos tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm lại bị bón cùng cách giải quyết để giúp bé trải qua giai đoạn ăn dặm một cách suôn sẻ và khỏe mạnh.
1. Tại sao trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm lại bị bón ?
Khi trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguồn dinh dưỡng chủ yếu là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Trong giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn rất non nớt và không phải làm việc quá sức để tiêu hóa thức ăn lỏng. Tuy nhiên, khi ăn dặm, trẻ bắt đầu làm quen với các loại thực phẩm thô hơn bên cạnh sữa lỏng. Khiến hệ tiêu hóa của trẻ phải hoạt động nhiều hơn để xử lý và thích nghi với chế độ dinh dưỡng mới, điều này gây ra tình trạng táo bón. Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân như sau:
Thiếu chất xơ: Do chế độ ăn của bé thiếu chất xơ giúp duy trì cân bằng đường ruột, nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi và bôi trơn thành ruột, giúp phân mềm và dễ đi qua hơn.
Không đủ nước: Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, nhu cầu về lượng nước cũng tăng lên. Nếu trẻ không được cung cấp đủ nước, phân sẽ trở nên khô và cứng, gây khó khăn trong việc đại tiện. Một số trường hợp do mẹ sai tỷ lệ pha sữa bột làm giảm lượng nước mà trẻ nhận được, góp phần gây táo bón.
Ăn dặm quá sớm: Thời điểm tốt nhất để bắt đầu ăn dặm là khoảng 6 tháng tuổi. Nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn, hệ tiêu hóa của trẻ chưa sẵn sàng để xử lý thức ăn rắn, dẫn đến táo bón. Trong một số trường hợp cũng có thể gây tiêu chảy khi mới ăn dặm.
Không bú mẹ đủ: Sữa mẹ chứa nhiều chuỗi axit béo không bão hòa đa giúp kích thích ruột kết co bóp và làm mềm phân. Khi trẻ không được bú mẹ đủ, nguy cơ bị táo bón tăng lên.
Dư thừa chất đạm: Trẻ ăn dặm quá nhiều chất đạm sẽ tạo áp lực cho hệ tiêu hóa, dễ gây khó tiêu và táo bón. Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng trẻ từ 6 tháng mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 21-25 gam thịt/ngày. Dư thừa chất đạm không chỉ gây táo bón mà còn có thể ảnh hưởng đến chức năng thận và quá trình phát triển của trẻ.
2. Dấu hiệu trẻ ăn dặm bị táo bón
Nếu mẹ quan sát thấy có các dấu hiệu sau đây, thì bé đang gặp tình trạng táo bón khi ăn dặm:
Số lần đi nặng ít hơn bình thường: Tùy vào cơ địa từng bé sẽ có tần suất khác nhau, nhưng nếu ít hơn 3 lần mỗi tuần đó cũng là một dấu hiệu bé bị táo bón
Thời gian đại tiện kéo dài hơn bình thường: Khi trẻ bị táo bón, thời gian để đi nặng có thể kéo dài hơn so với thường.
Phân khô cứng: Phân của trẻ khi bị táo bón thường khô cứng, rời rạc và đôi khi có thể lớn hơn so với bình thường.
Khó khăn khi đi đại tiện: Trẻ gắng sức rặn và đỏ mặt, thậm chí có thể gây ra cảm giác đau đớn và khóc. Trong một số trường hợp, việc rặn quá mạnh có thể gây ra nứt kẽ hậu môn, gây ra chảy máu.
Ngoài ra, một số dấu hiệu khác có thể gợi ý về tình trạng táo bón ở trẻ ăn dặm bao gồm:
- Trẻ thể hiện sự chán ăn.
- Bụng cứng hoặc sờ thấy u phân.
- Thay đổi trong hành vi, như trở nên cáu kỉnh hơn.
3. Cách chữa táo bón cho trẻ mới ăn dặm
Để giảm nguy cơ táo bón khi trẻ bắt đầu ăn dặm, dưới đây là các biện pháp mẹ có thể áp dụng ngay cho bé:
3.1 Trẻ ăn dặm bị táo bón phải làm sao ? Bổ sung thêm nước và chất xơ
Bổ sung thêm vào thực đơn ăn dặm của bé các loại thực phẩm giàu chất xơ và vitamin là một biện pháp quan trọng để giúp cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ. Đồng thời, việc đảm bảo bé uống đủ nước, đặc biệt là nước trái cây, sẽ hỗ trợ quá trình này. Chú ý pha sữa theo công thức đúng cũng là một yếu tố không thể bỏ qua. Tất cả những điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hệ tiêu hóa của bé hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả hơn.
3.2 Khuyến khích bé vận động
Cho trẻ vận động cũng là một cách kích thích nhu động ruột, tạo ra lực co bóp thúc đẩy thức ăn di chuyển, phân cũng được đẩy ra một cách dễ dàng hơn. Nếu trẻ vẫn chưa biết bò, mẹ có thể giúp bé bằng bài tập sau đây:
- Đặt bé nằm ngửa và nắm nhẹ hai cổ chân của bé.
- Di chuyển chân của bé lên xuống như đạp xe đạp.
- Duy trì động tác này trong khoảng 10-15 phút.
- Thực hiện bài tập này đều đặn 2 lần mỗi ngày.
3.3 Massage bụng
Cách thực hiện như sau:
- Đặt bé nằm ngửa và đặt bàn tay lên bụng của bé.
- Sử dụng đầu ngón tay, thực hiện các động tác mát-xa xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ bụng và di chuyển dần xuống vùng rốn và đại tràng của bé.
- Sau đó vuốt nhẹ từ khu vực lồng xương sườn xuống phía dưới bụng của bé.
Động tác này sẽ giảm bớt tình trạng căng tức, chướng bụng và giúp trẻ dễ chịu hơn.
3.4 Cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón – Ngâm hậu môn vào nước ấm
Nếu trẻ bị đau khi đi ị, mẹ hãy ngâm hậu môn của bé trong nước ấm từ 5 – 10 phút để cho cơ vùng hậu môn giãn nở giúp việc đi tiêu trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra cũng nên tập cho bé thói quen đi vệ sinh hằng ngày và đúng giờ, thời điểm tốt nhất để bé đi đại tiện là vào buổi sáng.
4. Những loại thực phẩm nên tránh khi bé bị táo bón
Để tránh tình trạng trẻ bị táo bón khi ăn dặm, mẹ cần chú ý tránh những loại thực phẩm sau đây hoặc nên sử dụng liều lượng hợp lý:
- Sữa công thức và bột ăn dặm: Thành phần của các loại thực phẩm này thường chứa protein phức tạp và đường lactose, có thể gây khó tiêu và tạo cảm giác đầy bụng cho bé.
- Cà rốt: Mặc dù nước ép cà rốt thường được xem là tốt cho bé, nhưng khi hấp hoặc chế biến chín, cà rốt có thể làm phân cứng và gây khó khăn khi bé đi tiêu.
- Táo: Loại quả này chứa protein pectin, có thể làm cứng phân và dễ gây táo bón cho bé. Do đó, nên hạn chế sử dụng táo cho bé khi mới bắt đầu ăn dặm.
- Phô mai và các sản phẩm từ sữa: Dù giàu dinh dưỡng và chứa nhiều béo, nhưng lại ít xơ. Khi cho bé ăn nhiều phô mai, cần bổ sung thêm thực phẩm giàu xơ như rau xanh để tránh tình trạng táo bón.
5. [Gợi ý] Thực đơn cho bé 6 – 7 tháng bị táo bón khi ăn dặm
5.1 Bé ăn dặm bị táo bón nên ăn gì ? Súp khoai lang trộn sữa
Khoai lang là một lựa chọn hàng đầu giúp nhuận trường, dễ tiêu. Loại củ này giàu vitamin E, A, chất xơ và canxi, rất hiệu quả trong việc điều trị táo bón cho trẻ nhỏ. Đặc biệt, khoai lang có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau để bé không cảm thấy nhàm chán, như nướng, luộc, nấu chè, hấp, v.v.
Cách làm khoai lang trộn sữa đơn giản:
- Đầu tiên, bạn rửa sạch khoai lang và thái thành từng miếng nhỏ.
- Hấp khoai lang trong khoảng 10 – 15 phút và chờ cho nó nguội.
- Trộn khoai lang với một vài thìa sữa bột đã pha sẵn hoặc sữa mẹ, sau đó xay nhuyễn để có thể cho bé ăn.
5.2 Sinh tố chuối bơ
Chuối chín là nguồn cung cấp chất xơ (khoảng 3g mỗi quả) và nhiều loại vitamin tốt, giúp giảm triệu chứng táo bón. Đặc biệt, chuối chín chứa nhiều vitamin B6, kali và pectin, tốt cho hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón cho bé 7 tháng tuổi.Bơ cũng là một lựa chọn tốt cho bé bị táo bón vì nó giàu chất dinh dưỡng và chứa nhiều chất xơ (17g trong một quả).
Cách làm
- Lấy ¼ quả bơ và ½ quả chuối chín, sau đó nghiền nhuyễn chúng.
- Trộn hỗn hợp này với 2-3 thìa sữa mẹ hoặc sữa công thức để tạo ra một món ăn dặm ngon miệng cho bé.
5.3 Cháo rau dền thịt bò
Rau dền là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, cùng tính thanh mát có tác dụng giải nhiệt tốt. Kết hợp với thịt bò thành món cháo dinh dưỡng, cải thiện tình trạng táo bón
Cách làm:
- Đầu tiên, hãy xay nhuyễn rau dền đã rửa sạch.
- Xào thịt bò đã xay nhuyễn cùng với hành cho đến khi thịt chín và thơm.
- Đổ nước vào nồi và đun sôi. Thêm rau dền đã xay nhuyễn và thịt bò đã xào vào nồi, khuấy đều.
5.4 Cháo rau đay nấu thịt bằm
Rau đây chứa nhiều nước và chất nhầy, giúp bôi trơn và làm mềm phân giúp bé đại tiện dễ dàng hơn.
Cách làm:
- Băm nhuyễn thịt heo sau khi làm sạch. Hành được phi thơm.
- Ngâm rau đay trong nước muối loãng, sau đó rửa sạch và để ráo. Xay nhuyễn rau đay cùng một ít nước.
- Đun nước, khi nước sôi thì cho thịt heo băm vào xào qua. Sau đó, thêm rau đay xay và khuấy đều.
- Đợi cháo chín và sôi khoảng 2-3 phút. Sau đó, múc cháo ra từ nồi và thêm một ít dầu olive trước khi bé thưởng thức.
Tình trạng táo bón khi bé bắt đầu ăn dặm là điều khá phổ biến và không cần lo ngại quá mức. Mẹ có thể áp dụng những cách mà Zaracos chia sẻ để giúp phòng tránh và cải thiện tình trạng này cho bé một cách hiệu quả. Đồng thời, cũng đừng quên rằng việc duy trì một chế độ ăn uống cân đối và đủ chất dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng để giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Hãy yên tâm và thực hiện những biện pháp này, bé của bạn sẽ trở lại với sức khỏe và sự thoải mái trong thời gian ngắn nhất!
Được thiết kế để hỗ trợ giai đoạn tập ăn đầu tiên của bé, ghế ngồi cho bé tập ăn dặm Zaracos Leeroy 3306 là lựa chọn lý tưởng để giúp bé làm quen với việc ăn uống một cách an toàn và thuận tiện.
- Giúp xây dựng thói quen ăn uống nghiêm túc cho bé khi tới giờ ăn phải ngồi vào bàn.
- Chuyển đổi thành 5 chức năng khác nhau, sử dụng được cho bé tới 8 tuổi.
- Chất liệu an toàn từ nhựa đúc chịu nhiệt cao cấp, chịu lực đến 35 Kg.
- [Ưu đãi] Giảm đến 30% kèm bảo hành 3 năm chỉ hôm nay !
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất