flash-sale-icon-2
 
 
flash-sale-icon-2
Beige
Gray
Giá gốc là: ₫4,885,000.Giá hiện tại là: ₫3,185,000.
Brown
Gray
Giá gốc là: ₫2,885,000.Giá hiện tại là: ₫2,085,000.
Black
Gray
Giá gốc là: ₫3,625,000.Giá hiện tại là: ₫2,685,000.
Black
Gray
Green Khaki
Giá gốc là: ₫3,585,000.Giá hiện tại là: ₫2,385,000.
BeigeDova
Green
Pink
Giá gốc là: ₫3,285,000.Giá hiện tại là: ₫2,385,000.
Gray
Mint
Pink
Giá gốc là: ₫5,485,000.Giá hiện tại là: ₫3,685,000.
Black
Gray
Giá gốc là: ₫4,285,000.Giá hiện tại là: ₫2,885,000.

Nhiều mẹ gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh chỉ ngủ khi được bế trên tay, nhưng hễ đặt xuống giường là bé lại khóc ngay. Điều này gây mệt mỏi và căng thẳng trong việc chăm con. Vậy tại sao trẻ lại có phản ứng như vậy ? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và khám phá phương pháp bế lên đặt xuống giúp rèn cho trẻ tự ngủ hiệu quả trong bài viết sau !

1. Tại sao trẻ sơ sinh thích bế ngủ nhưng cứ đặt xuống là khóc ?

Việc trẻ sơ sinh đòi bế mới ngủ là nhu cầu bản năng và hoàn toàn bình thường trong 2 – 3 tuần đầu tiên sau sinh. Dưới đây là những lý do giải thích tại sao trẻ sơ sinh thích được bế ngủ:

1.1 Cảm thấy quen thuộc và an toàn

be-thich-ngu-tren-tay
Trẻ sơ sinh cứ đặt xuống là khóc do quen hơi mẹ

Khi còn trong tử cung, bé đã quen với việc chuyển động liên tục và cảm nhận được nhịp tim của mẹ. Sau khi chào đời, môi trường bên ngoài khác biệt khiến bé cảm thấy không an toàn. Được bế trong vòng tay mẹ, bé sẽ cảm thấy ấm áp, vững vàng và nghe được nhịp tim của mẹ, tạo ra cảm giác thân thuộc và an toàn, giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

1.2 Thay đổi môi trường đột ngột

Giai đoạn này bé rất nhạy cảm với những thay đổi từ bên ngoài. Khi đã quen với cảm giác an toàn và âu yếm khi được mẹ bế, nếu đột ngột đặt bé xuống giường, cũi hoặc nôi, bé sẽ dễ bị đánh thức. Trẻ ngủ ngon khi được bế, nhưng khi đặt xuống giường, bé có thể cảm thấy mất thăng bằng và trở nên quấy khóc, cáu kỉnh.

1.3 Trẻ sơ sinh bế trên tay mới ngủ do thói quen của người lớn

Bế con cả ngày: Lâu dần điều này sẽ khiến trẻ hình thành thói quen chỉ chịu ngủ khi được bế.

Luôn bế khi bé bị ốm: Khi trẻ ốm, chúng đặc biệt quấn mẹ. Nhiều mẹ vì thương con nên thường xuyên ôm ấp và bế ru con ngủ, khiến trẻ quen hơi mẹ và rất bám mẹ.

tre-quen-be-moi-ngu-do-thoi-quen
Bế thì ngủ đặt xuống là khóc do thói quen của người lớn

Thiếu cảm giác an toàn: Trẻ muốn được ôm ấp khi ngủ để cảm thấy an toàn. Mẹ nên thường xuyên chạm vào bé để bé không cảm thấy cô đơn.

Không chuẩn bị môi trường ngủ cho bé: Giống như người lớn, trẻ sơ sinh cũng cần một môi trường yên tĩnh và thoải mái để ngủ ngon. Hãy tạo cho bé môi trường ngủ tốt nhất với phòng ngủ thoáng mát, yên tĩnh, và sử dụng đèn ngủ ánh sáng vàng trước khi ru bé ngủ.

Ngoài ra, trẻ quấy khóc khi đặt xuống còn do không thể diễn đạt ý của mình. Có thể vì đói bụng, tả ẩm ướt, đầy bụng, trào ngược dạ dà, côn trùng đốt, lạnh, nóng….hoặc bất kỳ điều gì gây khó chịu.

2. Áp dụng phương pháp bế lên đặt xuống giúp trẻ không khóc

Phương pháp “Put Up/Put Down” (PUPD) là một trong những cách luyện cho trẻ ngủ ngoan được mô tả trong cuốn sách bán chạy “Secrets of the Baby Whisperer” của tác giả Tracy Hogg.

Theo phương pháp này, nếu trẻ khóc khi vừa được đặt xuống giường, cha mẹ nên bế bé lên và an ủi cho đến khi bé buồn ngủ rồi đặt bé trở lại cũi. Nếu trẻ vẫn tiếp tục khóc, cha mẹ cần kiên nhẫn lặp lại quy trình này cho đến khi bé ngủ thiếp đi. Phương pháp này yêu cầu sự kiên nhẫn và nhất quán, giúp trẻ học cách tự an ủi và tự ngủ mà không cần sự hỗ trợ liên tục từ cha mẹ.

2.1 Đối với trẻ sơ sinh – 4 tháng

cach-be-tre-xuong-giuong-ma-khong-khoc
Em bé bế thì ngủ đặt xuống là khóc

Bước 1: Khi đặt trẻ xuống, nếu trẻ bắt đầu khóc hãy nhẹ nhàng đặt tay lên ngực và trấn an trẻ bằng những tiếng thì thầm nhẹ nhàng mà bạn luôn dùng để dỗ đi ngủ, ví dụ như: “Ngủ đi con”;

Bước 2: Nếu trẻ vẫn khóc, hãy bế trẻ lên và lặp lại những tiếng thì thầm đó.

Bước 3: Khi trẻ ngừng khóc nhưng vẫn còn thức, hãy đặt trẻ vào trong cũi, nếu trẻ khóc lại bế trẻ lên tiếp;

Bước 4: Lặp lại quá trình này cho đến khi thấy trẻ có các dấu hiệu ổn định (ví dụ như tiếng khóc nhỏ dần);

Bước 5: Khi thấy trẻ đã dịu lại, không bế trẻ nữa mà đặt trẻ vào cũi. Đặt tay lên ngực trẻ và nói lại những tiếng thì thầm.

Bước 6: Ra khỏi phòng.

Bước 7: Nếu trẻ khóc lại, quay lại và lặp lại quá trình trên nhiều lần cho đến khi trẻ chìm vào giấc ngủ.

2.2 Cách bế lên đặt xuống cho trẻ 4 tháng

Nếu trẻ 4 tháng tuổi, cha mẹ hãy thực hiện những bước sau:

Bước 1: Chỉ bế trẻ tối đa 5 phút. Nếu trẻ vẫn chưa có dấu hiệu nín, hãy đặt trẻ xuống và bế lên lại nếu trẻ khóc;

Bước 2: Giữa mỗi lần bế lên, đặt xuống hãy vỗ về trẻ nhẹ nhàng khi trẻ nằm trong cũi;

Bước 3: Nếu trẻ vẫn khóc, hãy bế trẻ lên lại;

Bước 4: Đặt trẻ xuống ngay khi trẻ ngừng khóc hoặc khi bạn đã bế trẻ 5 phút.

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp hiệu quả để giúp bé yêu ngủ ngon và an toàn thì không nên bỏ qua nôi vải cho bé thương hiệu Zaracos.

  • Thiết kế đa năng 3 tầng: Tầng nhà banh – Tầng nằm – Tầng giúp việc chăm sóc bé thuận tiện hơn.
  • Cùng khả năng gấp gọn và bánh xe tích hợp, giúp việc di chuyển nôi trở nên dễ dàng.
noi-cui-cho-be-chinh-hang-thuong-hieu-zaracos

2.3 Đối với trẻ 5 – 6 tháng tuổi

Đối với trẻ từ 5 – 6 tháng tuổi, cha mẹ có thể điều chỉnh phương pháp “Put Up/Put Down” theo các bước sau:

Quan sát dấu hiệu buồn ngủ: Theo dõi các dấu hiệu buồn ngủ của trẻ. Nếu trẻ uốn cong lưng lại, đó có thể là dấu hiệu trẻ muốn nằm xuống nghỉ ngơi dù vẫn đang khóc.

Giảm thời gian bế: Không nên bế trẻ quá lâu để tránh việc trẻ hiểu rằng khóc sẽ được bế. Khi bế trẻ lên hoặc đặt xuống, hãy nhẹ nhàng nói “để bố/mẹ bế con” hoặc “để bố/mẹ đặt con nằm xuống” để trẻ dần hiểu.

Giới hạn thời gian bế: Giảm thời gian bế xuống tối đa là 3 phút, sau đó đặt trẻ xuống ngay cả khi trẻ vẫn còn khóc.

Kiên nhẫn lặp lại: Lặp lại quá trình này cho đến khi trẻ ngủ ngoan.

Bằng cách điều chỉnh phương pháp này, cha mẹ có thể giúp trẻ từ 5 – 6 tháng tuổi học cách tự ngủ mà không quá phụ thuộc vào việc được bế.

2.4 Phương pháp Bế lên đặt xuống (PUPD) cho trẻ 6 – 8 tháng

cach-dat-tre-so-sinh-ngu-khong-giat-minh
Cách thực hiện phương pháp bế lên đặt xuống theo độ tuổi

Với trẻ từ 6-8 tháng tuổi, phương pháp “bế lên đặt xuống” cần được điều chỉnh các bước sau:

Không bế trẻ lên ngay lập tức: Thay vào đó, cha mẹ nên đưa tay ra một lúc và quan sát phản ứng của trẻ. Ví dụ, nói: “Để bố/mẹ bế,” và nếu thấy trẻ tiến lại gần thì mới bế trẻ lên.

Thì thầm khi bế trẻ: Khi bế trẻ, hãy thì thầm những tiếng quen thuộc, nhưng không nhìn bé hoặc đu đưa. Sau đó, đặt bé trở lại cũi.

An ủi trẻ khi có dấu hiệu nín khóc: Khi trẻ có dấu hiệu nín khóc, tiếp tục nói những tiếng thì thầm nhẹ nhàng. Cha mẹ có thể đặt tay lên ngực hoặc lưng bé. Quan sát phản ứng của trẻ để tùy chỉnh hành động, vì một số bé thích cảm giác này, trong khi số khác thì không.

2.5 Đối với trẻ 8 tháng – 1 tuổi

Từ giai đoạn này trẻ dễ nín khóc hơn khi nằm trong cũi. Vì vậy, trừ khi trẻ thực sự thấy khó chịu, cha mẹ không nên bế bé lên. Thay vào đó cha mẹ hãy chú ý quan sát:

  • Nếu trẻ đứng lên hoặc nhấc mình lên, hãy nhẹ nhàng đặt trẻ xuống;
  • Sử dụng giọng nói để nhắc trẻ rằng “đã đến lúc đi ngủ”;
  • Ở tầm tuổi này, cha mẹ đã có thể kết hợp phương pháp bế lên đặt xuống và phương pháp biến mất dần (gradual retreat) để luyện ngủ cho trẻ.

Việc trẻ sơ sinh chỉ chịu ngủ khi được bế trên tay là điều hoàn toàn bình thường và có thể giải thích được qua các nhu cầu bản năng và tâm lý của bé. Bằng cách áp dụng phương pháp luyện ngủ bế lên đặt xuống, cha mẹ có thể giúp trẻ tự ngủ mà không cần phải bế suốt đêm, tạo nên một thói quen ngủ lành mạnh và tự lập cho bé. Hy vọng rằng những thông tin và hướng dẫn trong bài viết sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình chăm sóc giấc ngủ của trẻ. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết

Bình luận bài viết (0 bình luận)