Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển toàn diện trong giai đoạn đầu đời. Nhưng cụ thể, giờ ngủ của trẻ cần đạt bao nhiêu giấc là đủ?
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này và những kinh nghiệm chăm sóc giấc ngủ cho bé yêu.
1. Giấc ngủ quan trọng như thế nào đối với trẻ sơ sinh
Giấc ngủ đủ là yếu tố quan trọng giúp trẻ sơ sinh phát triển nhanh chóng và có sự phát triển trí não tốt hơn. Theo các chuyên gia y tế, trẻ sơ sinh chỉ thức dậy khi đói hoặc cần thay tã, còn lại thời gian còn lại bé sẽ dùng để ngủ. Nguyên nhân là do bé chưa quen với ánh sáng bên ngoài và cũng là thói quen từ thời gian bé còn trong bụng mẹ.
Dưới đây là những lợi ích mà giấc ngủ của trẻ mang lại:
- Tăng cường sự phát triển thể chất: Trong giấc ngủ, cơ thể của trẻ sơ sinh sẽ tiết ra hormone tăng trưởng, giúp trẻ phát triển về chiều cao và cân nặng.
- Phát triển trí não: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong thời gian ngủ, não bộ của trẻ sơ sinh sẽ xử lý và lưu trữ thông tin, từ đó giúp phát triển khả năng học hỏi và ghi nhớ.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Giấc ngủ cũng giúp cơ thể của trẻ sơ sinh sản sinh ra các tế bào miễn dịch, giúp bé chống lại các bệnh tật.
- Tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng: Giấc ngủ giúp cơ thể trẻ sơ sinh tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn từ thức ăn, góp phần vào sự phát triển toàn diện của bé.
- Ổn định cảm xúc: Một giấc ngủ đầy đủ giúp trẻ sơ sinh cảm thấy thoải mái, hạnh phúc hơn và ít khóc nhè hơn.
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có sao không ?
Chắc hẳn nhiều mẹ cảm thấy lo lắng khi thấy con ngủ nhiều, nhưng thật ra việc này là hoàn toàn bình thường. Giai đoạn ở trong bụng mẹ, trẻ luôn được bao bọc an toàn, nghe giọng nói dịu dàng của mẹ, nên việc ngủ nhiều là một thói quen mà trẻ mang theo sau khi chào đời. Hơn nữa, giấc ngủ giúp trẻ thích nghi nhanh chóng với môi trường sống mới và đảm bảo sự phát triển toàn diện.
Bé ngủ nhiều hơn bình thường có sao không ?
Nếu trẻ sơ sinh ngủ nhiều, nhưng vẫn tăng cân đều đặn, bú tốt, và có thể vui chơi trong những khoảng thời gian thức, thì cha mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều.
Trong trường hợp con ngủ một giấc kéo dài hơn 4-5 giờ, thì mẹ nên đánh thức để cho bé bú, vì trẻ sơ sinh dễ bị hạ đường huyết nếu không ăn trong thời gian dài.
Xem thêm:
- Trẻ sơ sinh ngủ ít, ngủ không sâu giấc có ảnh hưởng gì không ?
- Giấc ngủ REM ở trẻ sơ sinh là gì ?
- Lợi ích không ngờ của phương pháp nằm sấp Tummy Time
2. Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh 1 – 12 tháng
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng một ngày: Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ – Giai đoạn này khoảng 15-16 giờ mỗi ngày và việc ăn – ngủ – vệ sinh liên tục do dạ dày còn nhỏ. Trẻ cũng chưa phân biệt được ngày đêm, do đó mẹ cần tạo điều kiện và môi trường giúp trẻ thích nghi với chu kỳ này.
Giấc ngủ của trẻ 3 – 5 tháng tuổi: Trẻ sẽ bắt đầu tỉnh táo hơn và muốn tương tác nhiều hơn trong ngày. Trong thời gian này, trẻ có thể ngủ liên tục 6 tiếng mỗi đêm mà không cần thức dậy để ăn.

Giấc ngủ của trẻ 6 – 8 tháng tuổi: Thời điểm này số lượng giấc ngủ là 3 giấc mỗi ngày, thời gian thức giữa các giấc ngủ kéo dài khoảng 2 – 3 tiếng. Vào ban đêm, trẻ sẽ ngủ từ 10 – 12 tiếng và 1 – 2 tiếng đối với giấc ban ngày.
Trẻ từ 9 – 12 tháng tuổi: Đây là giai đoạn trẻ học cách tự ngủ mà không cần sự giúp đỡ của người lớn. Trẻ có thể ngủ liên tục từ 9 – 12 tiếng mỗi đêm, và thời gian ngủ ban ngày khoảng 3 – 4 giờ.
Thời gian ngủ của mỗi trẻ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trên đây chỉ là số liệu tham khảo.
3. Cách chăm sóc giấc ngủ của trẻ
3.1 Giúp bé phân biệt ban ngày và ban đêm
Giúp trẻ hiểu rõ sự khác biệt giữa ban ngày và ban đêm bằng cách tạo môi trường ánh sáng tự nhiên vào ban ngày, hãy nói chuyện và tương tác với trẻ nhiều hơn để tạo sự khác biệt so với không gian yên tĩnh của ban đêm.
3.2 Xây dựng thói quen đi ngủ
Tạo cho trẻ một chuỗi các hoạt động trước khi đi ngủ, ví dụ như cho trẻ bú no, tắm, vệ sinh sạch sẽ. Điều này giúp trẻ nhận ra rằng đó là thời điểm để đi vào giấc ngủ.
3.3 Môi trường ngủ yên tĩnh
Hạn chế tiếng ồn và nhiệt độ phòng phù hợp để bé ngủ ngon, có thể sử dụng Nôi cũi vải để trẻ có đủ không gian để di chuyển và cựa quậy thoải mái.
3.4 Điều chỉnh thời gian ngủ
Đảm bảo trẻ có thời gian ngủ hợp lý, tránh để trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày, vì điều này có thể làm trẻ khó ngủ vào ban đêm.
3.5 Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ
Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết là một yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc giấc ngủ cho trẻ. Trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiêm đầy đủ các loại vắc xin để tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, bạn cũng nên đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ kẽm, vitamin và khoáng chất thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Điều này giúp trẻ ăn ngon, ngủ ngon và giảm nguy cơ bị ốm vặt.
4. Lưu ý các triệu chứng bất thường
Nếu trẻ sơ sinh ngủ ít hoặc nhiều hơn mức bình thường và có các triệu chứng bất thường như sốt, khó thở, quấy khóc liên tục, hoặc tình trạng trẻ bị rối loạn giấc ngủ không cải thiện sau khi điều chỉnh các thói quen và môi trường ngủ, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và nhận được sự can thiệp kịp thời.
Qua việc đảm bảo thời gian ngủ của trẻ sơ sinh, mẹ sẽ dễ dàng chăm sóc, đồng thời tăng cường sự phát triển về mặt thể chất và tinh thần của bé, góp phần tạo nên một nền tảng vững chắc cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ trong tương lai. Theo dõi Zaracos để xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác mẹ nhé !
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hướng dẫn ba mẹ lắp ghế ô tô cho bé AN TOÀN – ĐÚNG CÁCH
[Giải đáp] Mang thai tháng thứ mấy thì tập thể dục được
Cách chữa bẹp đầu cho trẻ sơ sinh bằng mẹo dân gian
Địu em bé mấy tháng dùng được – Có nên sử dụng cho bé không ?
Kinh nghiệm mua xe đẩy cho bé: Gợi ý thương hiệu xe đẩy uy tín
Cách nấu cháo lươn cho bé thơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng mẹ nên biết
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Cập nhật] Bảng cân nặng của bé từ 0 – 10 tuổi theo chuẩn WHO, xem ngay!
Khi Nào Nên Đi Siêu Âm Thai Lần Đầu: Lợi Ích và Lưu Ý Cần Biết
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ọ ẹ khi ngủ
EASY là gì ? Nuôi con theo phương pháp EASY có tốt không ?
Những lưu ý quan trọng khi cho bé đi du lịch bằng ô tô
Danh sách những thực phẩm lợi sữa sau sinh mổ mẹ cần biết