Thực đơn ăn dặm cho bé xây dựng như thế nào đúng chuẩn?

07/11/2022

Ăn dặm giữ một vai trò rất quan trọng trong giai đoạn đầu đời của trẻ sơ sinh, vừa giúp bé rèn luyện kỹ năng ăn uống cơ bản vừa bổ sung các dưỡng chất cần thiết. Vậy khi nào bé có thể bắt đầu ăn dặm? Thực đơn ăn dặm cho bé cần xây dựng như thế nào để đúng chuẩn khoa học? Hãy tiếp tục theo dõi bài viết của Zaracos để được giải đáp nhé!

1. Tìm hiểu thời điểm mẹ nên cho bé bắt đầu ăn dặm

Trước khi tìm hiểu thực đơn ăn dặm cho bé một cách chi tiết, bố mẹ hãy xác định thời điểm thích hợp để bắt đầu cho bé ăn dặm. Cụ thể, theo WHO (Tổ chức Y tế thế giới), bé nên tập ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi trở lên. Từ thời điểm này, bé cần nhiều năng lượng hơn để vận động và phát triển cơ thể, trong khi đó sữa mẹ không đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé.

be-bat-dau-an-dam-vao-luc-6-thang

Bố mẹ chỉ nên cho bé bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi để tránh những ảnh hưởng tiêu cực

Tại mốc 6 tháng tuổi, sữa mẹ cung cấp cho bé 450kcal/ngày, tuy nhiên, bé cần đến 700kcal/ngày. Lúc này, sự xuất hiện của những bữa ăn dặm rất cần thiết, vừa giúp bé bù đắp những thiếu hụt về năng lượng vừa rèn luyện kỹ năng ăn uống cho sau này.

Mặc dù việc ăn dặm giữ vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của bé, nhưng không vì thế mà bố mẹ nôn nóng cho bé ăn dặm quá sớm. Thời điểm này, hệ tiêu hoá của bé còn non nớt, việc ăn dặm dễ dẫn đến đau dạ dày, rối loạn đường tiêu hoá, nghiêm trọng hơn là tình trạng còi xương, chậm lớn.

Xem thêm:

2. Thực đơn ăn dặm cho bé cần những gì?

Trong thực đơn ăn dặm của bé cần đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng đó là đường bột, chất đạm, chất béo cùng nhóm cung cấp vitamin, chất xơ và chất khoáng. Cụ thể:

  • Nhóm cung cấp đường bột: Nhóm chất này chiếm 70% năng lượng trong thực đơn ăn dặm của bé với các thực phẩm như gạo, bắp, mì, kê, nếp…
  • Nhóm cung cấp chất đạm (protein): Chất đạm có nguồn gốc từ cả thực vật và động vật, giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể của bé. Bố mẹ có thể lựa chọn thịt, cá, sữa, trứng, hải sản, các loại đậu, vừng… để chế biến các món ăn dặm cho bé.

protein_quan_trong_cho_su_phat_trien_cua_be

Protein giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của bé

  • Nhóm cung cấp chất béo: Nhóm chất này giúp cơ thể của bé phát triển khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng, cải thiện chức năng hệ tiêu hoá và đảm bảo nguồn năng lượng dồi dào cho bé. Khi chế biến các món ăn dặm, bố mẹ có thể dùng mỡ động vật, bơ, dầu oliu, dầu mè, dầu đậu nành…
  • Nhóm cung cấp các loại vitamin, chất xơ, chất khoáng: Trong thực đơn ăn dặm của bé, bố mẹ cần bổ sung thường xuyên rau củ quả tươi. Đặc biệt, hãy ưu tiên những loại như bơ, ớt chuông, bông cải xanh, cà rốt, bắp, khoai tây, cà chua, rau bina, chuối, táo, kiwi…

3. Bảng thực đơn ăn dặm cho bé theo tháng tuổi

Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, lượng thức ăn bé tiêu thụ dựa theo độ tuổi có sự khác nhau đáng kể, cụ thể như sau:

Tháng tuổi

Loại thức ăn

Lượng thức ăn

6 tháng tuổiBột loãng hoặc thức ăn đã được nghiền hay xay nhỏ.
  • 100 - 200ml (Có thể điều chỉnh nhiều hoặc ít hơn phụ thuộc vào nhu cầu của bé).
  • Ăn dặm 1 bữa/ngày.
7 tháng tuổiBột đặc hoặc thức ăn đã được nghiền hay thái nhỏ.
  • 200ml
  • Ăn dặm 2 bữa/ngày.
8 tháng tuổiTrái cây, rau xanh, bột ngũ cốc, thịt xay nhuyễn.
  • 230ml
  • Ăn dặm 2 bữa/ngày.
9 tháng tuổiBột đặc, thức ăn được thái nhỏ để bé có thể cầm nắm.
  • 200 - 250ml
  • Ăn dặm 3 bữa/ngày.
11 tháng tuổiCháo, thức ăn thái khúc
  • 250 - 300ml
  • Ăn dặm 3 bữa/ngày.
12 tháng tuổiCháo trắng kết hợp cùng các loại rau củ, dầu, thịt, cá, trứng…
  • 200ml cháo trắng + các loại thức ăn khác
  • Ăn dặm 3 bữa/ngày.

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể tham khảo thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm trong thời gian một tuần được gợi ý bởi Viện Dinh dưỡng Trung ương. Trong đó, mỗi ngày bé sẽ ăn dặm 2 bữa chính, 2 bữa phụ kết hợp cùng sữa mẹ hoặc sữa ngoài. Thông tin chi tiết được cung cấp ngay bảng bên dưới bố mẹ nhé!

Giờ

Thứ 2, 4

Thứ 3, 5

Thứ 6, CN

Thứ 7

6hBú mẹ hoặc ăn sữa ngoàiBú mẹ hoặc ăn sữa ngoàiBú mẹ hoặc ăn sữa ngoàiBú mẹ hoặc ăn sữa ngoài
9hBột thịt lợn, 10g thịt lợn nạc, 10g bột gạo, 5g dầu ăn, lá rau xanhBột thịt gà, 10g thịt gà, 10g bột gạo, 5g dầu ăn, lá rau xanhBột sữa, 3 thìa sữa bột, 10g bột gạo, 5g dầu ăn, lá rau xanhBột trứng, ½ quả trứng lấy lòng đỏ, 10g bột gạo, 5g dầu ăn, lá rau xanh
10h⅓ quả chuối50g đu đủ chín⅓ quả hồng xiêm50g xoài
11hBú mẹ hoặc ăn sữa ngoàiBú mẹ hoặc ăn sữa ngoàiBú mẹ hoặc ăn sữa ngoàiBú mẹ hoặc ăn sữa ngoài
14hBột sữa, 3 thìa sữa bột, 10g bột gạo, 5g dầu ăn, lá rau xanhBột thịt lợn, 10g thịt lợn nạc, 10g bột gạo, 5g dầu ăn, lá rau xanhBột thịt gà, 10g thịt gà, 10g bột gạo, 5g dầu ăn, lá rau xanhBột sữa, 3 thìa sữa bột, 10g bột gạo, 5g dầu ăn, lá rau xanh
16hNước cam épNước cam épNước cam épNước cam ép
18hBú mẹ hoặc ăn sữa ngoàiBú mẹ hoặc ăn sữa ngoàiBú mẹ hoặc ăn sữa ngoàiBú mẹ hoặc ăn sữa ngoài

4. Gợi ý những món ăn dặm ngon bố mẹ có thể áp dụng ngay!

Sau đây là những món ăn dặm vừa ngon vừa bổ dưỡng mà bố mẹ có thể lựa chọn ngay cho bé:

nen-cho-be-an-dam-da-dang-thuc-pham.jpg

Các món ăn dặm dành cho bé cần được kết hợp từ nhiều loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo dinh dưỡng tối đa

  • Bí đỏ nghiền mịn trộn cùng sữa công thức hoặc sữa mẹ, bột
  • Cà rốt nghiền mịn trộn cùng sữa công thức hoặc sữa mẹ, bột
  • Bơ nghiền mịn trộn cùng sữa công thức hoặc sữa mẹ, bột
  • Khoai lang nghiền mịn trộn cùng sữa công thức hoặc sữa mẹ, bột
  • Khoai lang và rau bina nghiền
  • Cháo đậu xanh và su su xay nhuyễn
  • Cháo cà rốt và khoai tây nghiền

be-6-7-thang-an-dam-khoai-tay-nghien

Cháo cà rốt và khoai tây nghiền phù hợp với những bé từ 6 - 7 tháng tuổi

  • Chuối nghiền mịn kết hợp cùng sữa công thức
  • Cháo khoai sọ, phô mai, rau bina, dầu oliu
  • Đu đủ nghiền mịn kết hợp cùng sữa chua
  • Cháo bí đỏ, phô mai, rau bina, dầu óc chó
  • Khoai lang nghiền, sữa công thức, bí xanh, hạt sen, phô mai, dầu óc chó
  • Yến mạch, bơ nghiền mịn, sữa công thức
  • Sinh tố xoài sữa chua
  • Cháo trứng, phô mai, bí xanh, cà chua, dầu óc chó
  • Bơ và chuối nghiền kết hợp cùng sữa công thức

> > > Xem ngay : Cách làm sữa chua từ sữa Ông Thọ đơn giản, thực hiện ngay tại nhà

bo_va_chuoi_la_thuc_pham_an_toan_cho_be_an_dam

Bơ và chuối là hai loại trái cây giàu giá trị dinh dưỡng, an toàn tuyệt đối để bé ăn dặm ngay từ những ngày đầu tiên

  • Sinh tố dâu sữa chua
  • Cháo tim gà, rau bina, bí xanh nghiền nhỏ
  • Cháo thịt gà bí đỏ
  • Súp khoai tây, cà rốt, táo
  • Yến mạch rau củ
  • Cháo trứng gà khoai lang
  • Cháo tôm mướp
  • Cháo thịt bò cải thảo
  • Cháo thịt heo, đậu xanh, cải thìa
  • Cháo thịt gà, bí đỏ, đậu hà lan
  • Cháo tôm

chao-tom-thich-hop-cho-tre-an-dam

Cháo tôm là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bé trong quá trình ăn dặm

  • Gan gà nghiền rau củ
  • Cháo thịt heo, khoai tây
  • Cháo cá hồi cà chua
  • Cháo thịt heo nấm rơm
  • Cháo móng giò hạt sen
  • Cháo gà hạt sen
  • Cháo trứng gà, thịt bò, nấm hương
  • Cháo tim lợn, cải thảo
  • Cháo tôm, bí xanh
  • Cháo sườn heo, hạt sen, bí đỏ
  • Cháo lươn
  • Cháo súp lơ thịt bò
  • Súp bí đỏ thịt bò
  • Súp gà, nấm hương, cà rốt
  • Cháo cá hồi, măng tây.
  • Cháo cá lóc và cà rốt

Lưu ý: Các món ăn dặm được cung cấp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, bố mẹ có thể tự điều chỉnh tùy theo nhu cầu và phương pháp ăn dặm đang thực hiện để bé phát triển tốt nhất.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về thực đơn ăn dặm cho bé. Hy vọng rằng bố mẹ đã tìm kiếm được những món ăn phù hợp và sẵn sàng vào bếp ngay để thực hiện cho bé yêu. Ngoài ra, nếu quý phụ huynh có nhu cầu mua ghế ăn dặm để giúp bé hợp tác ngay từ lần đầu tiên, hãy liên hệ ngay với Zaracos theo hotline: 0901.322.106.

Có thể bạn quan tâm:

SHOWROOM

45/24 Ông Ích Khiêm, P.10, Quận 11, Tp.Hồ Chí Minh

MUA HÀNG (8H-17H, T2-T7)

Mua hàng 0901 322 106 - Bảo Hành 0938 220 226

Danh sách Email

Email liên hệ : cskh@zaracos.vn

Danh Sách Đại Lý

Hệ thống đại lý phân phối chính hãng