Thực Đơn Cho Mẹ Sau Sinh – Ăn Gì Để Mẹ Khoẻ Mạnh Và Có Nhiều Sữa?

Thực đơn dinh dưỡng cho mẹ sau sinh là chủ đề được tìm kiếm nhiều nhất của các mẹ bỉm. Thực tế, một chế độ dinh dưỡng hợp lý vừa giúp bạn sớm phục hồi sức khoẻ vừa đảm bảo nguồn sữa, chất lượng sữa bé bú. Trong bài viết ngày hôm nay, Zaracos sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp một số câu hỏi cơ bản xoay quanh việc xây dựng thực đơn ăn uống khoa học cho mẹ sau sinh, đừng bỏ lỡ nhé!

1. Nguyên tắc cần nắm khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho mẹ sau sinh

Thực đơn cho mẹ sau sinh cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể của mẹ sớm phục hồi và khoẻ mạnh, nhanh chóng lấy lại vóc dáng. Đặc biệt, chế độ ăn uống của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của bé trong thời kỳ cho bú. Vậy thực đơn tốt nhất dành cho mẹ sau sinh cần đáp ứng những nguyên tắc cơ bản nào?

thuc-don-cho-me-sau-sinh-can-du-dinh-duong.png

Thực đơn cho mẹ sau khi sinh cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng

1.1. Thực đơn đa dạng, chia thành nhiều bữa ăn

Thực đơn bà đẻ sau sinh cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất cần thiết đó là chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, mẹ không nên nhồi nhét quá nhiều thực phẩm hoặc tiêu thụ lượng lớn thức ăn trong cùng một bữa. Bên cạnh đó, thay vì ăn một ngày 3 bữa chính, mẹ cần tăng lên 5 – 6 bữa ăn trong thời kỳ sau sinh và cho con bú để đáp ứng nhu cầu về năng lượng cho cả mẹ và bé.

1.2. Tăng cường bổ sung các loại rau, củ, quả

Những thực phẩm này giúp hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả hơn, tăng cường hấp thụ vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, rau củ quả giúp mẹ ổn định cân nặng một cách nhanh chóng, tránh tình trạng thừa cân sau sinh.

ba-de-sau-sinh-nen-an-nhieu-nhau-cu

Các loại rau củ quả hỗ trợ hệ tiêu hoá của mẹ hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa hiệu quả tình trạng táo bón sau sinh

1.3. Ưu tiên các thực phẩm giàu dinh dưỡng, lợi sữa

Bên cạnh việc sử dụng các thực phẩm thông thường, bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ sau sinh cần bổ sung thêm những món giàu giá trị dinh dưỡng để cơ thể phục hồi nhanh chóng, kích thích khả năng tiết sữa.

1.4. Nguyên liệu chế biến đảm bảo an toàn tuyệt đối

Cơ thể của mẹ sau sinh thường rất yếu, hệ tiêu hoá chưa hoạt động ổn định và dễ dàng bị tấn công bởi vi khuẩn gây hại. Vì thế, các nguyên liệu để chế biến thức ăn cho mẹ sau sinh cần đảm bảo an toàn tuyệt đối, tươi sạch, phải nấu chín kỹ trước khi ăn, tuyệt đối tránh xa đồ ăn sống.

1.5. Một số nguyên tắc khác 

  • Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ cần tránh các thực phẩm gây sẹo lồi, chảy mủ, nhiễm trùng như rau muống, đồ nếp, hải sản, thịt gà, thịt bò…
  • Thay đổi thức ăn và cách chế biến liên tục để mẹ không bị ngán, đồng thời tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Không nên ăn kiêng hoặc nhịn ăn để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng sữa cho bé bú.
  • Sau sinh 1 tháng, mẹ nên bắt đầu tập thể dục nhẹ nhàng, điều này sẽ giúp cơ thể phục hồi tốt hơn và đảm bảo cân nặng sớm về mốc lý tưởng.
  • Không dùng các loại thuốc giảm cân trong quá trình cho con bú.
  • Tăng cường nghỉ ngơi và đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý để có thể cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và duy trì tới năm 2 tuổi.

2. Gợi ý các món ngon nên “góp mặt” thực đơn cho mẹ cho con bú

Ngay sau đây, Zaracos sẽ gợi ý đến bố mẹ một số món ăn ngon, giàu dinh dưỡng để mẹ sau sinh lựa chọn mỗi ngày, hãy tham khảo nhé!

2.1. Các món ăn sáng

  • Một số món cháo như cháo lươn, cháo cá chép, cháo cá hồi, cháo giò heo, cháo sườn, cháo gà nấm…
  • Phở bò
  • Phở gà
  • Cơm rang thập cẩm
  • Súp hải sản, súp bí đỏ, súp gà nấm, súp cà rốt, súp khoai tây
  • Bánh mì trứng ốp la

chao-la-mon-an-phu-hop-nhat-cho-me-sau-sinh

Cháo là một trong những món ăn phù hợp dành cho mẹ sau sinh

2.2. Các món canh

  • Canh rau ngót nấu thịt heo nạc xay
  • Gà mái hầm hạt sen
  • Gà ác hầm thuốc bắc
  • Canh móng giò nấu khoai tây, cà rốt
  • Canh móng giò nấu đu đủ
  • Canh móng giò nấu bí đỏ
  • Canh mướp nấu rau đay
  • Canh cua rau đay
  • Canh hoa chuối nấu cá lóc
  • Canh rong biển đậu phụ non
  • Canh củ cải nấu sườn heo
  • Canh hoa thiên lý nấu thịt heo nạc xay
  • Canh mọc nấu nấm
  • Canh rong biển thịt bò
  • Canh gà hầm sâm
  • Canh rau dền nấu tôm
  • Canh trứng cà chua nấu với đậu phụ
  • Canh móng giò hầm táo đỏ, hạt sen
  • Canh đuôi bò hầm khoai tây, cà rốt

canh-mong-gio-giup-me-loi-sua-sau-sinh

Canh móng giò là món ăn luôn có mặt trong thực đơn của mẹ sau sinh

2.3. Các món mặn – Thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa

  • Cá hồi áp chảo
  • Cá lóc kho tộ
  • Gà rang gừng
  • Thịt kho trứng
  • Thịt heo rang nghệ
  • Tôm rang thịt
  • Tôm hấp nước dừa
  • Cá chép hấp xì dầu
  • Sườn xào chua ngọt
  • Chả thịt viên sốt cà chua
  • Ruốc thịt
  • Thịt heo áp chảo
  • Thịt bò xào
  • Su hào xào tim cật
  • Trứng rán cuộn rau củ

me-nen-an-da-dang-chat-de-mau-hoi-suc

Cá hồi áp chảo sở hữu giá trị dinh dưỡng rất cao, phù hợp để mẹ sau sinh phục hồi sức khoẻ

2.4. Các món rau

  • Nấm hương nấu rau củ
  • Cải xoăn hấp
  • Bí xanh hấp
  • Mướp luộc
  • Rau dền luộc
  • Đậu đũa luộc
  • Cải xanh xào
  • Rau lang luộc hoặc xào
  • Măng tây xào
  • Bí đao xào tôm

2.5. Các món ăn phụ

  • Chè hạt sen long nhãn, chè đậu xanh, chè đậu đen, chè đậu đỏ
  • Sữa chua
  • Chè mè đen
  • Chè bắp
  • Bánh chuối gạo
  • Các loại trái cây theo mùa: Bơ, ổi, vú sữa, chuối, đu đủ, nho, việt quất…

che-hat-sen-giup-me-sau-sinh-ngu-ngon

Chè hạt sen long nhãn vừa bổ dưỡng vừa giúp mẹ sau sinh ngủ ngon hơn

3. Thực đơn cho bà mẹ sau sinh – Nên kiêng những gì?

Bên cạnh việc áp dụng thực đơn cho bà đẻ, tuyệt đối tránh những nhóm thực phẩm sau đây để tránh mẹ bị giảm sữa:

  • Thực phẩm tái, sống: Sau sinh, hệ tiêu hoá của mẹ còn yếu, trong khi đó các món ăn tái, sống chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại. Nếu mẹ ăn vào rất dễ bị rối loạn tiêu hoá, nhiễm khuẩn, đau bụng, đồng thời ảnh hưởng đến nguồn sữa cho bé bú.
  • Đồ uống có cồn, cafein: Mẹ sau sinh nên tránh xa những thực phẩm này vì cồn và cafein trong đồ uống sẽ khiến mẹ bị mệt mỏi, bồn chồn, chất lượng sữa suy giảm cũng như dẫn đến những hệ lụy xấu cho sức khỏe của bé.

me-sau-sinh-can-tranh-do-uong-co-con

Mẹ cần tránh xa đồ uống có cồn để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé

  • Thực phẩm chứa hàm lượng protein và thuỷ ngân quá cao: Những món ăn này sẽ khiến mẹ bị chướng bụng, khó chịu do hệ tiêu hoá sau sinh chưa ổn định, đồng thời dễ gây tình trạng ngộ độc thuỷ ngân.
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Các món ăn được chế biến với nhiều dầu mỡ có thể khiến mẹ bị tăng cân mất kiểm soát, dẫn đến khó phục hồi vóc dáng sau sinh nở.
  • Thực phẩm cay nóng, chế biến với quá nhiều gia vị: Những món ăn này làm suy giảm chất lượng sữa, gây mùi lạ trong sữa, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ dạ dày, gan và thận của mẹ.
  • Thực phẩm gây mất sữa: Một số thực phẩm gây giảm lượng sữa và chất lượng sữa mẹ cần tránh như lá lốt, bạc hà, mùi tây, bắp cải, mướp đắng, súp lơ, tỏi, ớt, măng, rau răm…

an-mui-tay-lam-me-sau-sinh-mat-sua

Mùi tây thường không xuất hiện trong thực đơn của mẹ sau sinh vì dễ gây mất sữa

  • Thuốc: Giai đoạn sau sinh và quá trình cho con bú, mẹ không nên tự ý sử dụng các loại thuốc, kể cả thực phẩm chức năng. Tốt nhất, mẹ hãy tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của bác sĩ để sức khỏe của cả mẹ và bé được bảo vệ tốt nhất.

Phương pháp EASY cho trẻ sơ sinh

Tóm lại, việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho mẹ sau sinh giữ vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết trên thực sự hữu ích, qua đó giúp bố mẹ nhanh chóng “bỏ túi” được nhiều món ngon cũng như kinh nghiệm chăm sóc mẹ sau sinh. Nếu bố mẹ mong muốn giải đáp thêm các thắc mắc liên quan đến chế độ ăn uống cho mẹ sau sinh, hãy tương tác ngay với Zaracos nhé!

Bình luận bài viết (0 bình luận)