Trầm cảm sau sinh – Dấu hiệu, nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị

Hiện nay, tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm sau sinh đang dao động ở mức rất cao, chứng bệnh này có thể dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm. Ngay sau đây, Zaracos sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng trầm cảm sau khi sinh cũng như cách phòng ngừa hiệu quả. Mẹ hãy kéo xuống để tiếp tục theo dõi bài viết nhé!

1. Bệnh trầm cảm sau sinh là gì? Ảnh hưởng của chứng bệnh này đến sức khoẻ và cuộc sống

Trầm cảm sau sinh là bệnh tâm lý phổ biến, xảy ra ở khoảng 10 – 25% phụ nữ sau khi sinh nở. Biểu hiện cơ bản của bệnh lý này là cảm xúc chán nản, mệt mỏi và thường xuất hiện nhiều suy nghĩ tiêu cực về bản thân.

tram-cam-sau-sinh-la-gi

Trầm cảm là bệnh tâm lý thường gặp ở mẹ sau sinh

Trầm cảm có nhiều dạng khác nhau, từ nhẹ – vừa – nặng, bệnh có thể diễn ra trong thời gian ngắn và tự khỏi hoặc kéo dài tuỳ thuộc vào mức độ của bệnh. Trên thực tế, bệnh trầm cảm được chữa nhanh chóng và hiệu quả bằng liệu pháp tâm lý hoặc thuốc nếu phát hiện sớm.

Bệnh lý trầm cảm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thường ngày và sức khoẻ của mẹ. Phần lớn mẹ sẽ bị sụt cân nhanh, suy dinh dưỡng, suy nhược thần kinh, thậm chí là hoang tưởng. Trong một số trường hợp, trầm cảm khiến mẹ thực hiện một số hành vi nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của mẹ, bé và mọi người xung quanh.

Trầm cảm còn khiến mẹ không còn đủ sức khoẻ và tinh thần để chăm sóc bé, ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ bị giảm

2. [Tổng hợp] Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh

Sau đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trầm cảm ở phụ nữ sau sinh:

nguyen-nhan-dan-den-tram-cam-sau-sinh

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ sau sinh bị trầm cảm

  • Sau quá trình “vượt cạn”, ba loại hormones estrogen, progesterone, tuyến giáp bị thay đổi đột ngột và nhanh chóng. Chính điều này sẽ khiến mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi và dẫn đến trầm cảm.
  • Cơ thể chưa phục hồi, có sự thay đổi về thể tích máu, sức đề kháng và huyết áp.
  • Chưa kịp thích nghi với cuộc sống sau khi có em bé, gặp khó khăn trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh do chưa có nhiều kinh nghiệm.
  • Trải qua những sự kiện căng thẳng, áp lực, mâu thuẫn gia đình, khó khăn về tài chính, không nhận được sự trợ giúp từ chồng và người thân.
  • Do yếu tố di truyền.

2.1 Dấu hiệu trầm cảm ở người mẹ sau sinh

Trạng thái trầm cảm sau khi sinh là một vấn đề quan trọng cần được chú ý và nhận biết sớm để hỗ trợ phụ nữ vượt qua. Dưới đây là danh sách các dấu hiệu cảnh báo cho sự xuất hiện của trạng thái trầm cảm sau khi sinh ở phụ nữ:

  1. Có thể trải qua sự biến đổi đột ngột trong tâm trạng, cảm thấy chán nản, bồn chồn, ủ rũ.
  2. Sự tăng cường của cảm xúc có thể dẫn đến việc khóc nhiều, thậm chí mà không rõ nguyên nhân.
  3. Phụ nữ bị trầm cảm sau khi sinh có thể tránh giao tiếp xã hội, ít nói chuyện và cảm thấy xa lánh gia đình và bạn bè.
  4. Xuất hiện các thay đổi liên quan đến ăn uống như chán ăn hoặc ăn nhiều hơn so với bình thường.
  5. Gặp vấn đề về giấc ngủ, bao gồm mất ngủ triền miên hoặc ngủ quá nhiều.
  6. Cảm thấy mệt mỏi quá mức, không có năng lượng.
  7. Hành động, suy nghĩ, và phản ứng của họ có thể trở nên chậm hoặc lặp lại.
  8. Ngay cả những hoạt động yêu thích hàng ngày cũng không còn mang lại niềm vui hay hứng thú.
  9. Trở nên cáu gắt, khó chịu và tức giận dễ dàng hơn.
  10. Suy nghĩ làm hại bản thân hoặc em bé;
  11. Giữ khoảng cách với em bé, cảm giác như em bé không phải con của mình hoặc không có hứng thú với chăm sóc em bé.
  12. Suy nghĩ thường xuyên về cái chết hoặc tự tử…

giai-doan-dau-cua-tram-cam-sau-sinh-kho-nhan-biet.jpg

Dấu hiệu trầm cảm ở người mẹ sau sinh thường khó phát hiện

2.2 Các Loại Trạng Thái Trầm Cảm Sau Sinh Thường Gặp

Trầm cảm sau sinh có nhiều loại với mức độ và biểu hiện khác nhau. Dưới đây là một tổng quan về các loại trầm cảm sau sinh thường gặp (Nguồn bệnh viện Tâm Anh)

Hội chứng Baby Blues – Buồn sau sinh

Hội chứng Baby Blues là một trạng thái phổ biến mà một phần lớn phụ nữ mới sinh có thể trải qua trong khoảng thời gian ngắn sau khi sinh. Mẹ thường trải qua tình trạng lo lắng, khóc lóc, khó ngủ, mệt mỏi, và cảm giác ủ rũ. Thường xảy ra từ 3 đến 10 ngày sau khi sinh con và thường tự giảm đi sau khoảng hai tuần. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, đó có thể là dấu hiệu của hội chứng trầm cảm sau sinh.

Hội chứng Trầm Cảm Sau Sinh

Hội chứng trầm cảm sau sinh là một tình trạng cảm xúc tiêu cực phổ biến sau khi sinh con. Thống kê cho thấy khoảng 10% phụ nữ sau khi sinh có thể trải qua hội chứng này, và nó thường bắt đầu sau khoảng 3 tuần kể từ khi sinh con, có thể kéo dài một thời gian dài. Các dấu hiệu cảnh báo bao gồm:

  • Tăng cường khóc lóc.
  • Khả năng thiếu tập trung và đưa ra quyết định kém.
  • Sự thiếu tự tin và tự trọng giảm sút.
  • Cảm giác chán ghét bản thân.
  • Ý nghĩ về tự tử.

Rối Loạn Tâm Thần Sau Sinh

Rối loạn tâm thần sau sinh là một dạng nghiêm trọng hơn của trạm cảm sau sinh và thường xảy ra ở những người có tiền sử hoặc người thân trong gia đình có các rối loạn tâm thần khác, như cảm xúc lưỡng cực hoặc bệnh tâm thần phân liệt. Rối loạn này thường bắt đầu trong vòng 2 tuần đầu sau khi sinh và cao điểm trong khoảng 1-3 tháng sau đó. Các dấu hiệu bao gồm:

  • Dễ kích động.
  • Sự lú lẫn và mất trí nhớ.
  • Sự cáu gắt và mất ngủ.
  • Lo lắng tăng lên.
  • Có thể dẫn đến hoang tưởng, ảo giác, và ý nghĩ tự tử.

Trầm Cảm ở Người Bố

Khác với phụ nữ, trầm cảm sau sinh ở người bố thường ít được chú ý. Các nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh ở nam giới và phụ nữ có thể tương tự, bao gồm sự thay đổi trong mối quan hệ hôn nhân, cảm xúc, và thiếu tự tin trong việc làm cha mẹ. Đặc biệt, nếu người vợ bị trầm cảm sau sinh, thì nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở bố cũng tăng lên. Điều này đòi hỏi sự nhạy bén để nhận ra trong việc đối phó với trầm cảm sau sinh.

3. Hậu quả của trầm cảm sau sinh

Bài viết được cung cấp thông tin chuyên môn bởi Bác sĩ Phạm Thị Tuyết Mai – Bác sĩ chuyên khoa II Sản phụ khoa – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Sau khi sinh con, phụ nữ có nhiều rủi ro mắc phải trầm cảm. Khi mắc trầm cảm, người mẹ thường có tâm trạng bi quan, lo âu và thay đổi hành vi. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời, hậu quả của trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

tram-cam-sau-sinh-nguy-hiem-nhu-the-nao

Trầm cảm sau sinh nguy hiểm như thế nào

3.1 Ảnh hưởng của trầm cảm đối với phụ nữ:

Trầm cảm sau sinh thường khá khó để nhận biết, kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm và có thể tiến triển thành rối loạn tâm thần nếu không được điều trị đúng lúc. Ngay cả khi đã được chữa trị, bệnh này cũng làm tăng nguy cơ mắc phải trầm cảm ở những thời điểm sau đó.

Phụ nữ mắc trầm cảm sau sinh thường không có đủ sức khỏe để chăm sóc con cái, và nguy cơ tự tử ở họ cũng cao hơn.

3.2 Đối với trẻ em có mẹ mắc bệnh trầm cảm:

Các em bé có mẹ mắc trầm cảm sau sinh thường gặp rủi ro cao hơn khi phát triển cảm xúc và hành vi, như:

– Phát triển ngôn ngữ và vận động chậm hơn;
– Hạn chế trong khả năng giao tiếp;
– Có thể xuất hiện các hành vi bất thường hoặc dễ bị kích động hơn so với trẻ thông thường;
– Trẻ có thể trở nên căng thẳng và khó thích nghi với môi trường, khó hòa nhập vào xã hội.

3.3 Đối với gia đình:

Những người sống chung với phụ nữ mắc trầm cảm sau sinh cũng có nguy cơ cao mắc phải trầm cảm. Điều này có thể áp dụng cho chồng, bố mẹ, anh chị em ruột sống chung trong cùng một nhà. Khi có sự căng thẳng kéo dài trong gia đình, tâm lý và sức khỏe của mỗi thành viên trong gia đình đều có thể bị ảnh hưởng.

4. Các Biện Pháp Giúp Phụ Nữ Phòng Tránh Trầm Cảm Sau Sinh

4.1 Tham gia các lớp đào tạo dành cho bà bầu

Những bà mẹ sắp chào đón con đầu lòng nên tham gia các khóa học dành cho bà bầu, kết nối với những phụ nữ khác đang mang bầu hoặc vừa trở thành cha mẹ. Sẻ chia kiến thức và tâm tư sẽ giúp bạn chuẩn bị tinh thần cho việc chào đón con yêu.

tham-gia-cac-lop-hoc-tien-san

4.2 Đừng ngần ngại nhờ vả người thân

Việc chăm sóc em bé mới sinh là thách thức không nhỏ, cùng với việc thân thể của người mẹ sau sinh còn rất yếu và lịch trình ngủ dậy cũng thường xuyên bị đảo lộn. Hãy nhớ rằng, bạn có quyền nhờ cậy vào sự giúp đỡ từ chồng hoặc người thân trong việc chăm sóc bé, để mình có thời gian nghỉ ngơi và lấy lại sức.

4.3 Tránh đặt nhiều áp lực trong việc nuôi dạy con

Khi nuôi dạy con đầu lòng, phụ nữ thường phải đối mặt với áp lực từ những mâu thuẫn về phương pháp chăm sóc bé, đến lo ngại rằng con không bú đủ, tăng cân chậm hoặc không được khỏe mạnh như những bé khác. Những mâu thuẫn và sự so sánh này có thể không cố ý nhưng lại khiến các bà mẹ cảm thấy áp lực và nghi ngờ khả năng của mình. 

Để vượt qua trầm cảm sau sinh, các bà mẹ nên tự tin, cải thiện dần dần kỹ năng chăm sóc con của mình, tăng cường đi dạo, chăm sóc sức khỏe, và không ngần ngại thảo luận với bác sĩ nếu gặp khó khăn trong việc chăm sóc trẻ. Đồng thời, hãy dành thời gian trò chuyện với bạn bè, gia đình và đảm bảo thời gian ngủ đủ để phòng ngừa trầm cảm sau sinh.

5. Phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh

5.1. Tâm lý trị liệu

Các chuyên gia và bác sĩ tâm lý sẽ sử dụng một số liệu pháp tư vấn tâm lý để mẹ thay đổi suy nghĩ từ tiêu cực sang tích cực. Phương pháp này được đánh giá an toàn và không gây ra tác dụng phụ, rất phù hợp với mẹ sau sinh đang cho con bú.

5.2. Điều trị bằng thuốc

Bệnh trầm cảm ở mức độ nặng cần điều trị bằng thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc bổ thần kinh. Tuy nhiên, việc dùng thuốc có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến chất lượng sữa, vì thế mẹ cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ.

5.3. Một số phương pháp khác

Khi xuất hiện những dấu hiệu của bệnh trầm cảm, mẹ nên cố gắng duy trì lối sống tích cực, tập thể dục thường xuyên, nghe nhạc, đi dạo, trò chuyện cùng bạn bè và người thân… Ngoài ra, mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học, bổ sung thêm vitamin B6 hoặc vitamin tổng hợp vào khẩu phần ăn uống hàng ngày.

> > > Xem ngay : Thực Đơn Cho Mẹ Sau Sinh – Ăn Gì Để Mẹ Khoẻ Mạnh Và Có Nhiều Sữa ?

cach-dieu-tri-tram-cam-sau-sinh

Sự chia sẻ từ phía chồng và người thân chính là cách hữu hiệu giúp mẹ vượt qua bệnh trầm cảm

Xem thêm:

Tóm lại, trầm cảm sau sinh là chứng bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm thì quá trình điều trị sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Vì thế, ngay khi có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh trầm cảm, mẹ hãy chia sẻ ngay với người thân và tìm đến bác sĩ chuyên khoa nhé! Zaracos hy vọng mẹ sẽ có một hành trình mạnh khoẻ và hạnh phúc khi chăm sóc bé yêu.

 

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.