Từ mốc 6 tháng tuổi, bé bước vào quá trình tập ăn dặm song song với việc bú sữa mẹ hoặc dùng sữa công thức. Do đó, có rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc rằng bé 6 tháng ăn dặm ngày mấy lần một ngày và ăn với lượng như thế nào là đủ? Ăn dặm trong giai đoạn này cần lưu ý điều gì? Thấu hiểu nỗi lo lắng của bố mẹ, ngay sau đây, Zaracos sẽ hé lộ câu trả lời cụ thể.
1. [Giải đáp] Bé 6 tháng ăn dặm ngày mấy lần ?
Thực tế, trẻ 6 tháng đã có thể ăn dặm 3 bữa 1 ngày, tuy nhiên vẫn phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp ăn dặm mà bé đang áp dụng. Cụ thể như sau:
1.1. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Trong giai đoạn 6 tháng tuổi, sữa đóng vai trò là nguồn dinh dưỡng chủ yếu. Việc ăn dặm lúc này chủ yếu có tác dụng cho bé tập làm quen với mùi vị của các loại thức ăn, đồng thời kích thích vị giác phát triển. Vì thế, mỗi ngày, bố mẹ chỉ nên cho ăn dặm một bữa.
Khi áp dụng ăn dặm kiểu Nhật, trong tuần đầu tiên, bé sẽ ăn cháo loãng tỷ lệ 1:10. Các tuần sau đó, bé tiếp tục dùng cháo loãng, kết hợp cùng các loại rau củ dễ tiêu hoá như khoai lang, khoai tây, cà rốt, bí đỏ, cải ngọt, cải bó xôi…
1.2. Phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy
Mục đích của ăn dặm chỉ hủy là để bé làm quen với thức ăn, tạo nên sự hứng thú và niềm vui khi được ăn uống. Do đó, khi mới tập ăn dặm từ 6 tháng tuổi, bố mẹ hãy cho bé ăn dặm 1,2 bữa/ngày.
Nếu lựa chọn phương pháp ăn dặm trên, bố mẹ có thể bắt đầu cho bé thử những món ăn đơn giản nhưng giàu dinh dưỡng như: Cải bó xôi, trứng luộc chín kỹ, bơ đậu phộng, bơ, chuối, nui để nguyên miếng, các loại bánh mì, mì cắt ngắn, thịt cá gà mềm…
1.3. Cho bé 6 tháng ăn dặm ngày mấy lần 1 ngày với phương pháp truyền thống ?
Nếu bé đang áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống, bố mẹ có thể cho bé ăn 3 bữa/ngày ngay từ mốc 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, đây là giai đoạn bé còn bú sữa mẹ hoặc dùng sữa công thức, nên bữa ăn dặm cần cách xa cữ bú để bé đủ thời gian tiêu thụ lượng thực phẩm vừa nạp.
2. Trẻ 6 tháng ăn dặm với lượng bao nhiêu là đủ?
Trong giai đoạn đầu tập cho bé ăn dặm, rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến lượng thức ăn bé dùng mỗi bữa. Cụ thể, bố mẹ hãy áp dụng hai nguyên tắc chính, đó là:
- Thức ăn từ loãng đến đặc, ăn với lượng từ ít đến nhiều.
- Cho bé làm quen với đa dạng món ăn để bé hứng thú hơn với quá trình ăn dặm.
Ăn dặm thực chất là giai đoạn bé luyện tập các kỹ năng như nhai, nuốt, cảm nhận mùi vị thức ăn và hình thành thói quen ăn uống. Thời điểm này, mẹ hãy cho bé ăn thử 1 – 2 thìa thức ăn.
Ở những lần tiếp theo, nếu quan sát thấy bé hứng thú với việc ăn uống, hãy tăng lượng thức ăn mỗi bữa lên 50 – 100ml. Mặc dù trong thời kỳ ăn dặm bé sẽ bú sữa ít đi, nhưng dưới 1 tuổi, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Vì thế, bố mẹ hãy đảm bảo bé bú đủ lượng sữa tương đương 70% khẩu phần ăn uống hàng ngày.
3. Các nhóm chất mẹ cần bổ sung cho bé
Để đảm bảo bé phát triển toàn diện, ngoài việc đảm bảo bé ăn đủ và no, mẹ cần chú ý đến việc bổ sung các nhóm chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Dưới đây là danh sách các nhóm chất quan trọng mà mẹ cần xem xét:
Nhóm chất bột đường: Nhóm này cung cấp năng lượng cần thiết cho hệ thống thần kinh trung ương và hoạt động của cơ quan trong cơ thể bé. Mẹ có thể bổ sung chất này thông qua thực phẩm như gạo, bột yến mạch, khoai tây, bí đỏ, khoai lang và các nguồn thực phẩm giàu bột đường khác.
Nhóm chất đạm: Chất đạm giúp xây dựng và duy trì cơ bắp, xương, máu, da và các cơ quan tổ chức khác trong cơ thể bé. Mẹ có thể cung cấp chất đạm qua sản phẩm từ động vật như sữa, trứng, hải sản, thịt hoặc từ các loại đậu, ngũ cốc và rau.
Nhóm chất béo: Chất béo không chỉ cung cấp năng lượng quan trọng mà còn giúp hấp thụ các vitamin A, D, E. Bổ sung chất béo cho bé thông qua thực phẩm như sữa, bơ, đậu phộng, phô mai, hoặc các loại dầu ăn như dầu oliu và dầu mè.
Nhóm vitamin và khoáng chất: Nhóm chất này hỗ trợ quá trình trao đổi chất trong cơ thể bé và có vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa và việc điều hòa lượng cholesterol trong máu. Cung cấp vitamin và khoáng chất cho bé qua các thực phẩm như tôm, cua, thịt heo, bò, cá, phomat, súp lơ xanh, cùng với các loại trái cây như cam, quýt, ớt xanh, cà chua, và các loại rau củ màu vàng cam như cà rốt và bí đỏ.
Bé mấy tháng ăn váng sữa được – Nên ăn thời điểm nào trong ngày ?
4. Kinh nghiệm cho bé ăn dặm lần đầu mà bố mẹ không nên bỏ lỡ
Để không bỡ ngỡ trong lần đầu tiên, bố mẹ hãy “bỏ túi” ngay những kinh nghiệm cho bé 6 tháng ăn dặm sau đây:
- Bắt đầu cho bé ăn dặm từ mốc 6 tháng tuổi là phù hợp nhất, ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn đều dẫn đến một số ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Cân nhắc sử dụng ghế tập ăn dặm cho bé để rèn luyện thói quen ăn uống khoa học, giúp bé hợp tác với bố mẹ hơn.
- Đảm bảo bé nạp đủ lượng sữa theo đúng yêu cầu vì sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính trong giai đoạn này.
- Nếu bé khóc hoặc nhè thức ăn, hãy dừng bữa ăn dặm ngay, tuyệt đối không ép bé ăn khi không có nhu cầu.
- Tùy theo nhu cầu, bé sẽ ăn với lượng nhiều ít khác nhau. Vì thế, bố mẹ chỉ cần quan tâm đến chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để bé phát triển bình thường.
- Trong trường hợp bé biếng ăn, bố mẹ hãy cho bé ăn nhiều bữa hơn và uống bù sữa nếu lượng thức ăn mỗi bữa bé tiêu thụ quá ít.
- Khi tự nấu, bố mẹ hãy cân đối khẩu phần ăn hợp lý để tương ứng với sự phát triển của bé theo độ tuổi.
- Quan sát dấu hiệu dị ứng của bé khi lần đầu thử các món ăn để tránh những rủi ro đáng tiếc.
- Từ 6 tháng tuổi, bố mẹ có thể bổ sung thêm cho bé các loại trái cây, sữa chua, váng sữa, phô mai…
Với những thông tin cụ thể trong bài viết trên, chắc hẳn bố mẹ đã giải đáp được câu hỏi bé 6 tháng ăn dặm ngày mấy lần rồi đúng không nào? Ngoài ra, để quá trình ăn dặm của bé được diễn ra suôn sẻ và đúng chuẩn khoa học, bạn hãy sắm ngay ghế ăn dặm chính hãng Zaracos. Liên hệ ngay đến hotline 0901 322 106 để được hỗ trợ chi tiết nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất