Trẻ bị khò khè sổ mũi: Nguyên nhân, cách xử trí như thế nào?

Trẻ bị khò khè sổ mũi là triệu chứng bất thường cảnh báo bé đang gặp vấn đề về sức khỏe đường hô hấp. Khi thấy con có biểu hiện này, ba mẹ không khỏi lo lắng, hoang mang vì không biết nguyên nhân do đâu, cách xử trí như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ có thêm những kiến thức để giúp con sớm hết tình trạng khò khè sổ mũi nhé!

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sổ mũi khò khè

tre-bi-kho-khe-so-mui-do-nhieu-nguyen-nhan
Trẻ bị khò khè sổ mũi do nhiều nguyên nhân khác nhau

Không khó để ba mẹ có thể nhận ra con mình đang gặp phải tình trạng khò khè sổ mũi. Nước mũi của trẻ sẽ chảy ra nhiều và thường xuyên hơn. Bên cạnh đó, khi thức và bé ngủ khò khè như ngáy.

Mẹ có thể áp sát tai gần miệng trẻ để xác định chính xác trẻ có đang thở khò khè không. Tình trạng bé thở khò khè sẽ trở nặng hơn và lúc nay bé cần phải gắng sức, thở kéo dài.

Nhiều trường hợp, khó có thể phát hiện ra trẻ thở khò khè mà cần phải nghe bằng ống nghe của bác sĩ.

Tình trạng này cho thấy phế quản bị viêm nhiễm, có dịch nhầy dễ phù nề, co thắt, tắc nghẽn và cản trở đường lưu thông khiến cho việc hô hấp khó khăn hơn.

2. Nguyên nhân khiến bé ngủ thở khò khè như ngáy

Dưới đây là một vài nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi, khò khè mà ba mẹ nên biết.

2.1 Hen suyễn

Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ. Hen là tình trạng bệnh viêm mạn tính đường thở. Những bé có yếu tố gia đình, hệ hô hấp nhạy cảm với các chất kích thích như khói bụi, khói thuốc… hoặc mắc bệnh sau khi bị viêm đường hô hấp.

2.2 Viêm tiểu phế quản

Là tình trạng các cuống phổi nhỏ hay tiểu phế quản bị viêm nhiễm cấp tính. Các tiểu phế quản không có sụn, kích thước nhỏ nên khi bị viêm sẽ rất dễ phù nề làm hẹp đường thở, gây nên tình trạng tắc nghẽn quá trình lưu thông không khí, khiến bé thở khó khăn, thậm chí thiếu oxy và dẫn đến suy hô hấp.

nguyen-nhan-khien-tre-tho-bi-kho-khe
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi thở khò khè do viêm phế quản

2.3 Viêm phổi

Một nguyên nhân khác khiến bé bé mắc phải tình trạng thở khò khè đó là viêm phổi. Tình trạng này là nhiễm trùng đường hô hấp nặng, tổn thương mô phổi, phế nang có nhiều dịch nhầy và mủ khiến cho trẻ thở khò khè, sổ mũi và suy hô hấp.

2.4 Viêm VA

Khi mắc viêm VA, trẻ bị sốt cao trên 39 độ C kèm ngạt mũi ngày càng nặng. Ban đầu, có thể trẻ chỉ ngạt một bên sau đó lan sang hai bên. Vì ngạt mũi nên trẻ phải thở bằng miệng và thở khò khè, xuất hiện cơn ho. Vì dịch chảy từ vòm mũi họng xuống nên trẻ rất dễ bị viêm họng.

2.5 Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, bé bị khò khè sổ mũi còn do một vài nguyên nhân hiếm gặp khác như: dị vật đường thở, lao, phù phổi, dị tật bẩm sinh của phế quản, phế quản bị chèn ép… Những nguyên nhân này khiến trẻ khò khè dai dẳng và kéo dài.

3. Trẻ sơ sinh bị sổ mũi khò khè có nguy hiểm không?

Nhiều ba mẹ thường thắc mắc rằng trẻ bị khò khè sổ mũi có nguy hiểm không? Tình trạng khò khè ở trẻ nguy hiểm không còn phụ thuộc vào những dấu hiệu khác, được chia thành các trường hợp cụ thể dưới đây:

3.1 Khò khè như tiếng huýt sáo

Tình trạng ngạt mũi sẽ khiến trẻ bị khò khè khó thở, khi bé ngủ thở khò khè như ngáy. Mũi trẻ có lỗ thông khí nhỏ nên chỉ cần có ít nước nhầy hay sữa bột cũng có thể làm lỗ thông này bị thu hẹp, cản trở không khí ra vào và gây ra âm thanh lạ như tiếng huýt sáo. Trường hợp này không quá nguy hiểm, ba mẹ chỉ cần làm cho mũi thông thoáng, sạch sẽ thì tiếng khò khè sẽ không còn.

3.2 Trẻ khò khè âm thanh như tiếng khàn khàn

Đây là tình trạng tắc nghẽn ở thanh quản do nước nhầy khiến trẻ bị khò khè. Dấu hiệu này cho thấy trẻ đã mắc bệnh viêm thanh khí phế quản, gây phù nề thanh quản, khí quản, khiến đường dẫn khí bị hẹp đi, hơi thở nặng nề.

3.3 Trẻ thở dốc

Dấu hiệu trẻ thở dốc cảnh báo trẻ đã mắc viêm phổi. Khi phát hiện bé thở nhanh và dốc bất thường thì chứng tỏ bé đã bị virus, vi khuẩn tấn công, gây nên sự tích tụ chất lỏng bên trong các phế nang. Ngoài thở bất thường, khi bị viêm phổi trẻ còn có các triệu chứng khác như xanh tính người, ho dai dẳng.

4. Cần phải làm gì khi trẻ bị khò khè sổ mũi?

Khi phát hiện bé bị ho sổ mũi thở khò khè, nhiều ba mẹ thường rất lo lắng và không biết cần phải làm gì. Dưới đây là những cách xử trí khi ba mẹ thấy trẻ bị sổ mũi, khò khè.

4.1 Biện pháp khắc phục tại nhà

Tình trạng bé khò khè sổ mũi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy nên, cách xử trí cũng không thể giống nhau. Ba mẹ cần theo dõi bé để nhận định dấu hiệu ở mức độ nhẹ hay nặng. Nếu trẻ mới chỉ khởi phát sổ mũi, khò khè, ba mẹ có thể tự xử trí tại nhà bằng những cách dưới đây.

  • Làm thông thoáng đường thở bằng nước muối sinh lý

Hãy nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi bé mỗi ngày 2-3 lần. Nếu chưa thể làm sạch mũi cho bé bằng cách này, hãy dùng nước muối rửa mũi cho bé ngày 2-3 lần.

cach-khac-phuc-tre-tho-bi-kho-khe
Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị khò khè
  • Cho trẻ kê cao gối khi ngủ

Khi khò khè sổ mũi bé thường hay quấy khóc khó ngủ. Lúc này, mẹ hãy kê cao gối cho bé khi ngủ để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

  • Không tự ý sử dụng thuốc trị bệnh

Nhiều ba mẹ khi thấy con bị khò khè sổ mũi thường tự ý ra hiệu thuốc mua theo sự tư vấn của dược sĩ. Tuy nhiên, việc làm này rất nguy hiểm. Dùng thuốc không đúng khi chưa rõ nguyên nhân sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn, khó đạt hiệu quả vì nhờn thuốc.

  • Chú ý hơn về vấn đề dinh dưỡng

Khi bị khò khè sổ mũi, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn để cơ thể được cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng. Với những bé lớn hơn, mẹ cần cho ăn thức ăn lỏng, bổ sung thêm nước trái cây để ngừa thiếu nước. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung thêm vitamin tăng cường đề kháng.

  • Tăng độ ẩm không khí trong phòng

Mẹ hãy tăng độ ẩm nếu không khí trong phòng quá khô. Một chiếc máy phun sương tạo độ ẩm trong phòng sẽ rất lý tưởng để con được thoải mái hơn.

  • Vỗ nhẹ lưng

Xử lý khi bé thở khò khè bằng cách vỗ nhẹ lưng sẽ giúp bé bớt tức ngực và dễ thở hơn vì các chất nhầy trong ngực được làm lỏng. Mẹ có thể thực hiện bằng 2 cách như sau:

– Cách 1: Đặt con nằm úp trên đầu gối, lấy tay nhẹ nhàng vỗ lưng

– Cách 2: Tương tự cách 1 nhưng cho trẻ ngồi trên đùi, hướng ra phía trước khoảng 30 độ.

4.2 Thời điểm cần can thiệp y tế

Nếu đã làm hết những cách trên nhưng tình trạng khò khè sổ mũi ở trẻ vẫn không thuyên giảm thì ba mẹ nên đứa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa hô hấp. Ngoài ra, khi có những dấu hiệu dưới đây thì ba mẹ không nên chần chừ mà cần cho trẻ đi khám ngay.

  • Bé sổ mũi, ho, khò khè kéo dài
  • Bé ngủ li bì, thở rút lõm ngực, rối loạn tri thức
  • Sốt cao trên 39 độ, người tím tái
dua-ngay-den-bac-si-neu-tho-nhanh-tho-doc
Khi trẻ có dấu hiệu như thở nhanh, thở dốc thì ba mẹ cần cho trẻ đến gặp bác sĩ

Các bác sĩ có chuyên môn sẽ thăm khám, thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để tìm nguyên nhân bệnh và có hướng điều trị hiệu quả nhất.

Xem thêm:

Ngoài theo dõi trẻ và có biện pháp xử trí kịp thời, ba mẹ cũng cần phải để ý về môi trường sống, chế độ dinh dưỡng của trẻ. Cần đảm bảo rằng môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ, không có bụi bẩn hay các tác nhân gây bệnh khác.

Trên đây là những thông tin về tình trạng bé bị ho khò khè sổ mũi mà ba mẹ cần biết. Nắm vững nguyên nhân và cách xử trí sẽ giúp ba mẹ bình tĩnh hơn và có biện pháp chăm sóc bé phù hợp, hiệu quả khi bé bị khò khè sổ mũi. Đừng quên truy cập zaracos.vn để biết thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc bé khác nhé !

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.