Trẻ bị sốt nên chườm nóng hay lạnh – Những lưu ý cần tránh

Trên thực tế, cả chườm nóng và chườm lạnh đều mang đến những lợi ích nhất định trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể, trẻ bị sốt chườm nóng hay lạnh sẽ tốt hơn ? Những thông tin trong bài viết sau đây của Zaracos sẽ giúp bố mẹ giải đáp chi tiết từ A đến Z câu hỏi trên, hãy theo dõi ngay nhé!

1. [Tổng hợp] Những nguyên nhân khiến trẻ bị sốt

Trước khi giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh sốt lau nước nóng hay lạnh, bố mẹ hãy cùng Zaracos tìm hiểu những nguyên nhân cơ bản khiến bé thường xuyên bị sốt nhé!

tre-bi-sot-nen-chuom-nong-hay-chuom-lanh
Trẻ em sốt chườm nóng hay lạnh

1.1. Sốt do virus

Đây là hiện tượng xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, xuất hiện khi bé bị nhiễm một số loại virus hay vi khuẩn gây hại. Thông thường, bé sẽ bị sốt từ 38.5 đến trên 40 độ khi mắc các bệnh lý như cảm cúm, thuỷ đậu, tay chân miệng, sởi, sốt siêu vi, sốt xuất huyết…., có thể kèm theo một số triệu chứng như ho, trẻ bị sổ mũi, phát ban, nổi mẩn ngứa.

1.2. Sốt do nhiễm trùng

Nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân thường xuyên gây sốt ở trẻ nhỏ với các bệnh lý như viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tai giữa, sốt phát ban, viêm amidan. Bên cạnh đó, trẻ còn có thể bị sốt do nhiễm trùng gan – mật, nhiễm khuẩn não – màng não, nhiễm trùng máu…

1.3. Sốt sau tiêm chủng

Sau tiêm chủng, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều có thể gặp hiện tượng sốt nhẹ, đây là một phản ứng bình thường và không gây bất kỳ nguy hiểm nào đối với sức khỏe. Trong trường hợp bé sốt cao và sốt dài ngày, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ tại đơn vị tiêm chủng để tìm cách xử lý phù hợp.

1.4. Sốt do mọc răng

Khi mọc răng, bé thường bị sốt khoảng từ 38 đến 38.5 độ kèm theo hiện tượng mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn. Tuy nhiên, tình trạng này không đáng lo ngại. Trên thực tế, bố mẹ chỉ cần đảm bảo cho bé chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung nhiều nước, ăn thức ăn mềm, sau khi răng mọc ra thì bé sẽ hết sốt ngay.

2. [Giải đáp] Trẻ bị sốt nên chườm nóng hay lạnh?

Để thực hiện cách hạ sốt cho trẻ nhanh và an toàn, trước hết, bố mẹ cần xác định rõ bản chất khác nhau giữa việc chườm nóng và chườm lạnh. Cụ thể, chườm lạnh làm giảm lưu thông máu, se khít lỗ chân lông, ngăn chặn nhiệt độ thoát ra khỏi cơ thể. Còn chườm nóng sẽ tăng cường quá trình lưu thông tuần hoàn máu, giãn các mạch máu ngoại vi, từ đó giúp nhiệt độ hạ nhanh hơn.

chuom-nong-giup-tre-ha-sot-an-toan

Chườm nóng giúp trẻ bị sốt hạ nhiệt độ nhanh chóng và an toàn

Trên thực tế, chườm lạnh không thể giúp bé hạ sốt mà còn dẫn đến nhiều hiện tượng nguy hiểm như lạnh đột ngột gây sốt nghiêm trọng hơn, suy hô hấp, bỏng lạnh khi chườm bằng đá… Vì thế, nếu trẻ bị sốt, bố mẹ cần lựa chọn phương pháp chườm nóng thay vì chườm lạnh như nhiều bậc phụ huynh áp dụng. Vậy cách chườm hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thực hiện như thế nào tốt nhất?

3. Cách chườm nóng cho trẻ bị sốt

Chuẩn bị:

  1. Chậu nước ấm: Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một chậu nước ấm. Nhiệt độ nước chườm ấm cho trẻ nên ở mức thấp hơn khoảng 2 – 5 độ C so với nhiệt độ cơ thể của trẻ, thông thường khoảng 32 – 35 độ C. Nếu bạn không có nhiệt kế chuyên dụng, bạn có thể sử dụng khuỷu tay của mình để kiểm tra nhiệt độ nước. Nước nên ấm như khi bạn tắm cho bé.
  2. Khăn lau: Bạn cần chuẩn bị ít nhất 5 khăn nhỏ, đảm bảo chúng mềm mại và có khả năng thấm hút tốt.
  3. Nhiệt kế: Nên có sẵn một nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ của bé thường xuyên.
  4. Môi trường: Đặt bé ở nơi có không khí thông thoáng và tránh gió lùa và nới bớt quần áo.

Thực hiện:

  1. Làm ấm khăn: Nhúng một chiếc khăn vào nước ấm, sau đó vắt ráo khăn để loại bỏ nước thừa. Khăn này sẽ được sử dụng để lau toàn bộ cơ thể của bé.
  2. Đắp khăn ấm: Bốn chiếc khăn còn lại được đắp ở các vị trí có các mạch máu lớn đi qua, bao gồm 2 bên nách và 2 bên bẹn của bé. Điều này giúp tăng cường truyền nhiệt và hạ sốt hiệu quả hơn so với việc chỉ lau hoặc đắp ở một vị trí duy nhất.
  3. Làm mới khăn ấm: Khi khăn đã bớt ấm, mẹ nhúng khăn lại vào chậu nước ấm và tiếp tục lau, chườm cho tới khi con đã hạ sốt (nhiệt độ dưới 37,5 độ C).
  4. Lau khô và mặc áo: Sau khi chườm, mẹ lau khô người bé và mặc quần áo mỏng và thoáng mát.

Thông thường, việc lau khăn ấm hạ sốt sẽ giúp thân nhiệt trẻ hạ được khoảng 1 – 2 độ C. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý những điểm sau khi áp dụng phương pháp này cho con:

Nhiệt độ của nước phải phù hợp, giữ ấm liên tục: Khi nước đã nguội bớt, mẹ có thể pha thêm nước ấm hoặc sử dụng một chậu nước ấm đã pha khác. Vì nếu để chậu nước quá nguội, không những không mang lại hiệu quả hạ sốt mà còn dễ khiến bé bị lạnh, dễ bị sốt cao hơn. Nếu dùng nước quá nóng sẽ gây bỏng, rát làn da của con.
Lau nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh làm trẻ bị đau rát.
Theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên: Trong quá trình lau, mẹ nên theo dõi nhiệt độ của bé 15 – 20 phút một lần. Nếu nhiệt độ của bé đã về mức dưới 38 độ C, mẹ nên dừng lau cho trẻ. Nếu con sốt trên 38,5 độ C, ngoài việc lau khăn ấm hạ sốt, mẹ nên cho con uống thuốc hạ sốt để giúp bé hạ sốt tốt hơn.

[Xem ngay] Bé bị sốt có được bật quạt không

4. Những lưu ý khi chườm nóng hạ sốt cho bé, bố mẹ hãy bỏ túi ngay!

Khi tiến hành chườm nóng hạ sốt cho bé, bố mẹ hãy lưu ý thêm một số thông tin quan trọng như sau:

  • Tuyệt đối không áp dụng phương pháp chườm lạnh trong trường hợp bé bị sốt để tránh những biến chứng nguy hiểm.
  • Khi chườm nóng, nếu nước ấm trong chậu bị nguội, bố mẹ cần pha thêm nước nóng hoặc thay chậu nước khác, đảm bảo nhiệt độ nước ổn định để lau người cho bé.
  • Không kéo dài thời gian chườm nóng hạ sốt, khi nhiệt độ cơ thể của bé hạ xuống dưới 37.5 độ, bố mẹ nên dừng chườm ngay.
  • Lau hạ sốt cho bé một cách nhẹ nhàng, không chà xát mạnh gây đau rát và trầy xước.
  • Cho bé uống thêm nhiều nước lọc, nước bù điện giải, nước ép trái cây để tránh tình trạng mất nước nghiêm trọng.

uong-nuoc-trai-cay-co-tac-dung-ha-sot

Các loại nước ép trái cây rất tốt cho trẻ nhỏ khi bị sốt

  • Trong trường hợp chườm nóng không giúp bé hạ sốt, bố mẹ hãy cho bé sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Nếu bé liên tục sốt cao và uống thuốc hạ sốt không có tác dụng, bố mẹ cần đưa bé ngay đến cơ sở y tế để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp cụ thể thắc mắc trẻ bị sốt nên chườm nóng hay lạnh, qua đó giúp các bậc phụ huynh nắm rõ phương pháp hạ sốt an toàn khi bé sốt cao. Nếu bố mẹ có nhu cầu theo dõi thêm những thông tin hữu ích liên quan đến kinh nghiệm nuôi con nhỏ, hãy theo dõi Zaracos để đọc thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.