Khi trẻ đến tuổi ăn dặm, món cá thường được mẹ đưa vào thực đơn của con vì đây là một nguồn protein bổ dưỡng và chứa nhiều vi chất hữu ích. Tuy nhiên, nhiều mẹ băn khoăn về việc trẻ mấy tháng ăn được thịt cá, tôm là an toàn. Trong chuyên mục dinh dưỡng cho bé hôm nay, hãy cùng Zaracos tìm hiểu về vấn đề này và gợi ý các loại cá thịt trắng cho bé ăn dặm nhé !
1. Bé mấy tháng ăn được thịt cá tôm ?
Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời điểm thích hợp để bắt đầu ăn dặm cho bé là khi bé đạt 6 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã phát triển đủ để chấp nhận thức ăn ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên, trong thời gian đầu mẹ chỉ nên cho bé ăn các loại cháo rau củ hoặc bột ăn dặm ngọt để trẻ làm quen. Sau khoảng tháng thứ 7 trở đi mới nên cho bé ăn cá và tôm.
Đây là những nguồn protein quan trọng và cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây dị ứng do các axit amin có trong thành phần. Vì vậy, nên hạn chế đưa các loại hải sản này vào chế độ ăn của trẻ dưới 8 tháng tuổi để giảm nguy cơ dị ứng.
Gợi ý thêm cho mẹ:
- 6 tháng tuổi: Bắt đầu với cháo rau củ và bột ăn dặm ngọt để bé làm quen với việc ăn uống.
- 7 tháng tuổi trở lên: Dần dần giới thiệu thịt cá và tôm vào thực đơn của bé, bắt đầu với các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp như cá hồi, cá rô phi, và tôm nhỏ.
Trẻ ăn dặm với cá có bị dị ứng không ?
Mặc dù không phải tất cả các trẻ đều gặp phải dị ứng, nhưng có một tỷ lệ nhỏ trẻ có thể phản ứng mạnh mẽ khi tiếp xúc với các chất lạ. Để giảm nguy cơ dị ứng, bạn có thể thử cho bé thử một lượng nhỏ cá và quan sát phản ứng của bé. Nếu bé không có biểu hiện lạ sau một khoảng thời gian, bạn có thể tiếp tục cho bé thưởng thức các món ăn chứa cá. Các dấu hiệu cho thấy bé bị dị ứng với cá:
- Buồn nôn
- Ói mửa
- Tiêu chảy
- Nhức đầu
- Phát ban trên da ( Thường gặp )
- Nổi mề đay
- Sốc phản vệ ( Nặng ): Phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể gây khó thở
2. Cách chọn cá cho bé ăn dặm – Các loại cá thịt trắng nên cho bé ăn
2.1 Cách lựa chọn cá an toàn cho trẻ
Để chọn được cá tươi ngon và an toàn, hãy tham khảo những bí quyết sau:
Kích thước cá: Chọn cá có kích thước vừa, tránh chọn cá quá to, đặc biệt là cá biển. Cá nhỏ thường ít có nguy cơ chứa nhiều chất độc hại hơn.
Mắt Sáng, trong: Chọn cá có mắt trong suốt, đen và lồi lên. Mắt cá tươi thường có ánh sáng tự nhiên và không bị đục, mờ, hoặc lõm xuống.
Vảy bám chặt, không bong tróc: Vảy của cá tươi bám chặt vào thân cá và không bong tróc. Nếu thấy vảy bong tróc nhiều, đó là dấu hiệu cá không còn tươi.
Thịt săn chắc, không nhũn: Thịt cá tươi có màu trắng sáng, săn chắc và không bị nhũn. Tránh chọn cá có thịt nhợt nhạt và mềm nhũn.
Tránh chọn các loại cá đã trữ lâu hoặc bảo quản không tốt trong quá trình vận chuyển. Cá này có nguy cơ cao chứa nhiều kim loại nặng, gây hại cho sức khỏe.
2.2 Gợi ý các loại cá thịt trắng cho bé ăn dặm
Cá thịt trắng là một nhóm các loại cá có phần thịt màu trắng hoặc hồng nhạt. Đặc điểm của loại cá này là lượng dầu thường tập trung trong gan thay vì được phân bố đều khắp cơ thể. Với hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu DHA giúp trẻ thông minh.
- Cá biển:
Cá Hồi, Cá Thu, Cá Ngừ, Cá Basa: Đây là các loại cá giàu axit béo không no, giúp phát triển hệ thần kinh và thị giác cho bé.
- Cá đồng:
Cá Lóc, Cá Trắm, Cá Trê, Cá Diêu Hồng: Các loại cá này ít chứa axit béo, nhưng lại giàu chất đạm dễ tiêu hóa. Đặc biệt, chúng ít gây dị ứng hơn so với cá biển.
Nên bắt đầu cho bé ăn dặm với các loại cá đồng trước. Những loại cá này thường có ít xương và thịt ngọt, dễ tiêu hóa cho bé. Sau đó, bạn có thể dần dần thêm các loại cá biển vào thực đơn. Hãy đảm bảo thay đổi các loại cá trong thực đơn của bé để cung cấp đa dạng dinh dưỡng. Bổ sung cá vào khẩu phần ăn của bé ít nhất 3 lần mỗi tuần sẽ giúp bé phát triển mạnh mẽ và khỏe mạnh hơn.
2.3 Cách chế biến cá cho trẻ ăn dặm
Chọn Phần Fillet: Phần fillet của cá là lựa chọn tốt nhất vì nó giảm nguy cơ mắc xương và bảo toàn chất dinh dưỡng. Nó cũng loại bỏ các cơ quan có thể chứa kim loại nặng, đặc biệt nếu cá sống ở vùng biển, sông hồ bị ô nhiễm.
Loại Bỏ Phần Không Cần Thiết: Trong quá trình chế biến, cần loại bỏ các phần sau:
- Phần má cá (gần mang cá): Đây là nơi chứa nhiều kim loại nặng nhất trong cơ thể cá. Hãy loại bỏ hoàn toàn mang cá và phần thịt xung quanh, bao gồm cả hai bên má của cá.
- Gan cá và mỡ cá: Mỡ cá và các nội tạng, đặc biệt là gan cá, nên được loại bỏ. Một số loại cá lớn có gan thơm và ngon, nhưng chúng cũng có nguy cơ chứa kim loại ô nhiễm cao, nên không nên cho trẻ ăn.
2.4 Nấu cháo cá với rau gì cho bé ?
Dưới đây là một số gợi ý kết hợp cá với các loại rau củ khác nhau để mẹ tham khảo:
- Cá chép: Có thể nấu với hạt sen, cà rốt, bí đỏ, cà chua, đậu xanh, rau ngót.
- Cá lóc: Kết hợp với thì là, rau mùi, hành, rau ngót, rau chùm ngây, nấm rơm, đậu xanh, khoai lang, rau mồng tơi, bí đỏ, cà rốt.
- Cá hồi: Phối hợp với rau mồng tơi, đậu xanh, củ dền, bí đỏ, cải bó xôi.
- Cá thu: Nấu cùng rau mồng tơi, rau muống, cà rốt, bí đỏ, đậu xanh.
- Cá chẽm: Kết hợp với đậu xanh, rau mồng tơi, nấm rơm, cà chua, rau cải mầm.
3. Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm với cá
- Mẹ nên hấp để giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn so với các món chiên. Khi chiên, chất béo không no có thể bị bão hòa, làm giảm chất dinh dưỡng và tạo ra các chất gây hại như peroxit lipid.
- Tránh cho trẻ ăn hải sản không tươi, vì có thể gây ngộ độc thực phẩm.
- Nên mua vừa đủ để chế biến cho bé ăn dặm trong ngày để đảm bảo chất lượng tươi ngon và an toàn, không mua quá nhiều và trữ trong tủ lạnh.
- Mặc dù trong cá có nhiều dinh dưỡng, nhưng chỉ nên cho bé ăn khoảng 3 lần/tuần, để tránh mất cân bằng dinh dưỡng và tích tụ kim loại nặng trong cơ thể.
- Sơ chế thịt cá, tôm kỹ lưỡng, tập trung làm sạch phần đầu và bụng để tránh vi khuẩn và nguy cơ ngộ độc. Đối với cá, cần lọc xương kĩ để tránh trẻ bị hóc.
- Nên cho trẻ ăn vào buổi trưa để tận dụng canxi, protein và natri.
Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được thắc mắc của mẹ về việc trẻ mấy tháng ăn được thịt cá cùng gợi ý những loại cá bé có thể ăn dặm được. Nếu có bất kì thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với Zaracos nhé !
Được thiết kế để hỗ trợ giai đoạn tập ăn đầu tiên của bé, ghế ngồi ăn dặm cho bé 6 tháng Zaracos là lựa chọn lý tưởng để giúp bé làm quen với việc ăn uống một cách an toàn và thuận tiện.
- Giúp xây dựng thói quen ăn uống nghiêm túc cho bé khi tới giờ ăn phải ngồi vào bàn.
- Chuyển đổi thành 5 chức năng khác nhau, sử dụng được cho bé tới 8 tuổi.
- Chất liệu an toàn từ nhựa đúc chịu nhiệt cao cấp, chịu lực đến 35 Kg.
- [Ưu đãi] Giảm đến 30% kèm bảo hành 3 năm chỉ hôm nay !
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất