Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có nên cho bú ? Phòng ngừa nấc cụt như thế nào chuẩn khoa học ?

Nấc cụt là hiện tượng không gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ sơ sinh nhưng cần được điều trị dứt điểm để tránh dẫn đến những bệnh lý khác. Hôm nay, hãy cùng Zaracos tìm hiểu trẻ sơ sinh bị nấc cụt có nên cho bú? Làm thế nào để trị nấc cụt hiệu quả ?

1. Vì sao trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt ?

Trẻ sơ sinh bị nấc nhiều có sao không ? Đây là một hiện tượng thường gặp ở cả trẻ sơ sinh và người lớn, tuy không nguy hiểm nhưng gây cảm giác khó chịu cho trẻ. Đối với bé sơ sinh nguyên nhân gây nấc cụt thường là:

  • Trẻ sơ sinh bú không đúng cách: Khi bú sữa quá no hoặc trong quá trình bú nuốt nhiều khí sẽ khiến dạ dày của bé bị căng lên. Đến một ngưỡng nhất định, nó sẽ kích thích cơ hoành co thắt, dẫn đến tình trạng nấc. Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh bú mẹ quá nhanh, bú trong trạng thái quá đói hoặc quấy khóc cũng rất dễ bị nấc cụt
tre-so-sinh-bi-nac-co-nen-cho-bu
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt sau khi bú do trẻ nuốt phải không khí vào dạ dày
  • Trào ngược dạ dày: Ở trẻ sơ sinh, dạ dày và một số cơ quan thuộc hệ tiêu hoá chưa phát triển toàn diện. Do đó, axit trong dạ dày dễ dàng đi ngược lên thực quản, gây hiện tượng nấc.
  • Thay đổi nhiệt độ đột ngột: Khi thời tiết trở lạnh đột ngột mà bé không được giữ ấm đúng cách, không khí lạnh sẽ xâm nhập vào phổi và tạo ra tiếng nấc.
  • Một số nguyên nhân khác: Trẻ sơ sinh còn có thể bị nấc do dị ứng, hen suyễn, nhiễm khuẩn đường hô hấp, ô nhiễm không khí…

2. Trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú hay không ?

Có rất nhiều bậc phụ huynh phân vân về việc bé đang nấc cụt có nên cho bú ? Trên thực tế, cho trẻ sơ sinh bú sữa cũng là một phương pháp chữa nấc cụt hiệu quả mà bố mẹ nên áp dụng. Tuy nhiên, lúc này bố mẹ chỉ nên cho trẻ bú sữa với từng ngụm nhỏ, tuyệt đối tránh việc ép trẻ bú khiến trẻ bị sặc sữa.

tre-so-sinh-bi-nac-cuc-co-nen-cho-bu
Bố mẹ có thể cho trẻ sơ sinh bú sữa để trị nấc cụt nhưng nên bú từng ngụm nhỏ, tránh sặc sữa

Trong trường hợp bé đã bú no và chưa tới cữ bú tiếp theo, bố mẹ có thể lựa chọn những phương pháp khác để chữa nấc cụt mà không nhất thiết phải cho trẻ bú sữa hoặc uống nước.

Nếu trẻ đang bú sữa mà bị nấc cụt, mẹ nên ngưng cho bú và vỗ ợ hơi trẻ sơ sinh, sau đó mới tiếp tục cho bé bú.

3. Các phương pháp trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh theo đúng chuẩn khoa học

Ngoài việc cho trẻ sơ sinh bú sữa khi bị nấc cụt, bố mẹ có thể áp dụng thêm những phương pháp sau đây:

  • Thay đổi tư thế bú của bé: Nếu trẻ sơ sinh bị nấc khi đang bú, ba mẹ hãy thay đổi tư thế bú của bé để tránh không khí xâm nhập vào dạ dày.
  • Vỗ lưng: Bạn có thể cho bé ngồi ngả người về phía trước, sau đó dùng bàn tay khum lại vỗ nhẹ vào lưng. Cách này sẽ giúp trẻ ợ hơi nhanh chóng và hết nấc cụt.
vo-o-hoi-tri-nac-cuc-cho-tre
Vỗ ợ hơi là một cách trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả
  • Lựa chọn núm vú phù hợp: Trẻ sơ sinh bú bình bị nấc cụt rất có thể do kích cỡ núm vú không phù hợp. Tuỳ thuộc vào độ tuổi, bố mẹ sẽ lựa chọn núm vú có kích thước vừa phải, tránh để bé nuốt quá nhiều không khí vào dạ dày.
  • Ngoài ra, bạn có thể dùng hai ngón tay trỏ nhét vào lỗ tai của bé trong khoảng 30 giây. Hoặc dùng hai ngón tay bóp nhẹ hai bên cánh mũi, đồng thời giữ miệng của bé khép lại khoảng 3 giây, lặp lại thao tác này khoảng 15 – 20 lần.

[Xem ngay] Mẹo dân gian trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh

4. Những việc bố mẹ nên tranh ngay khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Khi điều trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh, bố mẹ nên tránh:

  • Không kéo lưỡi của trẻ: Nhiều bậc phụ huynh lựa chọn kéo lưỡi của trẻ sơ sinh để chữa nấc cụt. Đây là một phương pháp phản khoa học, đồng thời khiến bé cảm thấy hoảng sợ, khó chịu và quấy khóc.
  • Không áp dụng các bài thuốc truyền miệng: Các bài thuốc dân gian chữa nấc cụt đến nay chưa đủ cơ sở khoa học và dễ dẫn đến nhiều tác dụng phụ. Vì thế, bạn hãy tránh xa các bài thuốc truyền miệng để bảo vệ sức khoẻ của trẻ sơ sinh một cách tốt nhất.
  • Không xóc hoặc cho trẻ vận động mạnh: Điều bạn cần làm khi trẻ sơ sinh bị nấc là cho trẻ nằm nghỉ ngơi yên tĩnh. Việc xóc hoặc cho trẻ vận động mạnh dễ khiến tình trạng nấc cụt nghiêm trọng hơn hoặc dẫn đến ọc sữa, trớ sữa.
  • Không cho trẻ uống nước lạnh: Hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh còn yếu nên không được uống nước lạnh hoặc nước hoa quả để trị nấc cụt. Ở giai đoạn này, bố mẹ chỉ nên cho bé uống sữa hoặc nước lọc theo từng ngụm nhỏ.
nhung-luu-y-khi-tre-bi-nac-cuc
Trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú ? Được mẹ nhé, nhưng chỉ cho bé bú từng ngụm nhỏ

Nhìn chung, hiện tượng nấc cụt là điều hết sức phổ biến ở trẻ sơ sinh và sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên. Hi vọng với những chia sẻ của Zaracos bố mẹ đã giải đáp được câu hỏi trẻ sơ sinh bị nấc cụt có nên cho bú và một số thắc mắc liên quan. Hãy tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi để không bỏ lớn những kiến thức chăm sóc trẻ hữu ích nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Bình luận bài viết (0 bình luận)