Tư thế bế bé đúng cách theo từng tháng tuổi có thể bố mẹ chưa biết

 
 
flash-sale-icon-2
 
 
flash-sale-icon-2
Black
Gray
Giá gốc là: ₫3,625,000.Giá hiện tại là: ₫2,685,000.
Black
Gray
Green Khaki
Giá gốc là: ₫3,585,000.Giá hiện tại là: ₫2,385,000.
BeigeDova
Green
Pink
Giá gốc là: ₫3,285,000.Giá hiện tại là: ₫2,385,000.
Gray
Mint
Pink
Giá gốc là: ₫5,485,000.Giá hiện tại là: ₫3,685,000.

Giai đoạn đầu đời, hệ cơ và xương của bé còn rất yếu. Vì thế, tùy thuộc vào sự phát triển và độ cứng cáp của bé, bố mẹ sẽ lựa chọn những tư thế bế phù hợp. Trong bài viết dưới đây, Zaracos sẽ chia sẻ những tư thế bế đúng cách cho trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi, để bố mẹ có thể thực hiện một cách an toàn và hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu!

1. Các tư thế bế trẻ sơ sinh theo tháng mà mẹ nên biết

1.1 Tư thế bế bé đúng cách trong giai đoạn 0 – 2 tháng tuổi

Giai đoạn từ 0 – 2 tháng tuổi tuổi, xương của bé rất mềm và yếu. Do đó, bố mẹ cần nắm bắt kỹ lưỡng tư thế bế bé đúng cách để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé. Dưới đây là các bước thực hiện cụ thể:

  • Bước 1: Cúi người về phía bé, dùng một tay luồn dưới gáy để đỡ đầu và cổ bé, tay còn lại đỡ dọc theo mông và lưng.
  • Bước 2: Giữ tay chắc chắn và nâng bé lên nhẹ nhàng, chú ý phần đầu luôn nâng cao hơn phần mông để bé cảm thấy thoải mái.
  • Bước 3: Đỡ đầu bé xuống sâu hơn để tựa chỗ gấp khuỷu tay mẹ, bàn tay ôm phía ngoài hông bé, tay còn lại vẫn đỡ mông và lưng.

Trên thực tế, đây là cách bế trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi trở xuống đảm bảo an toàn và dễ thực hiện, giúp mẹ cho bé bú thuận tiện hơn.

be-ngang-giup-me-cho-con-bu-de-dang
Cách bế trẻ 2 tháng tuổi với tư thế nằm ngang giúp mẹ cho bú thuận tiện hơn

1.2 Cách bế trẻ 3 tháng tuổi đúng chuẩn

Từ 3 tháng tuổi trở lên, bé đã có thể tự ngóc đầu và cố định tư thế này trong thời gian ngắn. Vì thế, bố mẹ có thể đổi từ tư thế bế ngang sang tư thế bế vác một cách thoải mái mà không lo sức nặng dồn xuống cổ và lưng.

Đặc biệt, tư thế này mang đến rất nhiều lợi ích như: giúp bé ợ hơi dễ dàng, giảm áp lực cho người bế khi lực không dồn toàn bộ lên cánh tay, bé được ngắm nhìn thế giới xung quanh… Vậy bế vác như thế nào đúng chuẩn:

  • Bước 1: Dùng một tay đỡ đầu bé, tay còn lại đỡ phần mông, sau đó bế bé lên ngang tầm ngực mẹ.
  • Bước 2: Áp người bé vào sát người mẹ một cách nhẹ nhàng, nâng dần người bé lên.
  • Bước 3: Phần đầu và vai của bé đặt vào mỏm vai của mẹ, dùng một tay để đỡ lưng bé, đồng thời đảm bảo cổ, lưng và mông của bé luôn thẳng hàng. Bên cạnh đó, mẹ nên ngả nhẹ người ra phía sau để bé có điểm tựa an toàn nhé!
be-be-3-den-5-thang-dung-cach
Tư thế bế trẻ 3 tháng tuổi

Khi bế vác bé, bố mẹ có thể đặt tay còn lại sau lưng bé, tốt nhất không nên vừa bế bé vừa làm việc nhà. Bởi lẽ, giai đoạn này bé thường rất hiếu động, nếu bố mẹ không chủ động đỡ bé, bé rất dễ ngửa ra phía sau. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng không nên sử dụng tư thế bế vác quá lâu vì dễ khiến bé bị mỏi và ảnh hưởng đến chức năng vận động.

[Xem thêm] Trẻ mấy tháng bế xốc nách được ?

1.3 Trẻ 3 tháng tuổi bế ngồi được chưa ?

tre-3-thang-be-ngoi-duoc-chua
Tư thế bế ngồi cho trẻ 3 tháng

Ngoài tư thế bế vác như trên, mẹ cũng có thể bế bé 3 tháng tuổi ở tư thế ngồi, còn gọi là tư thế “chào thế giới”. Đây là một cách bế rất phổ biến và an toàn cho trẻ. Trong tư thế này, bé sẽ ngồi trên đùi mẹ, đầu và lưng tựa vào người mẹ, mặt hướng ra ngoài, cho phép bé quan sát thế giới xung quanh. Nếu mẹ bế bé khi đứng, một tay sẽ đỡ mông bé, tay còn lại vòng qua ngực để giữ thăng bằng. Khi ngồi, mẹ chỉ cần để bé ngồi thoải mái trên đùi mà không cần phải đỡ thêm.

1.3 Cách bế trẻ sơ sinh theo từng tháng – Đối với bé 6 tháng tuổi trở lên

Từ 6 tháng tuổi trở lên, cơ xương của bé đã cứng cáp hơn. Vì thế, bố mẹ có thể bế bé theo nhiều tư thế khác nhau, miễn sao bé cảm thấy dễ chịu và thoải mái. Tuy nhiên, có một thông tin bố mẹ cần lưu ý đó là không dùng tư thế bế cắp nách nếu bé chưa đủ 12 tháng tuổi.

Thực tế, dưới 1 tuổi, xương chân của bé chưa được định hình hoàn toàn. Nếu bế cắp nách, bé có thể gặp phải một số tình trạng như xương chậu, xương đùi và cẳng chân bị xô lệch, tăng nguy cơ bị chân vòng kiềng…

cach-be-tre-so-sinh-theo-tung-thang

Bé 6 tháng tuổi trở lên phù hợp với nhiều tư thế bế khác nhau

Bé 6 tháng chưa cứng cổ có sao không

1.4 Cách bế bé lên từ nôi/giường

Khi bế bé đang nằm trên nôi, giường lên thì mẹ làm như sau:

Bước 1: Hãy nhẹ nhàng luồn một tay vào dưới cổ và đầu bé;
Bước 2: Tay còn lại luồn vào dưới mông bé và chậm rãi đưa bé lên và áp vào người mẹ.
Bước 3: Từ tư thế này, mẹ có thể điều chỉnh để bế bé nằm ngửa, nằm sấp hoặc tựa đầu vào vai mẹ.
Cách ẵm trẻ sơ sinh như vậy sẽ giúp mẹ có thể dễ dàng chuyển bé từ chỗ này sang chỗ khác mà không gây nguy hiểm đến bé.

cach-be-tre-so-sinh-len

1.5 Cách ẵm trẻ sơ sinh đặt xuống

Sau khi bế em bé sơ sinh lên, mẹ hẳn cũng muốn biết cách đặt bé xuống. Mẹ hãy thực hiện theo các bước sau:

  • Hãy đến gần nơi mẹ muốn đặt bé nằm xuống.
  • Mẹ cần đưa người sát xuống bề mặt nơi trẻ sơ sinh nằm.
  • Trong lúc đặt bé xuống, mẹ vẫn cần duy trì nâng đầu, cổ và mông của bé bằng cánh tay của mình.
  • Từ từ hạ bé nằm xuống, mẹ lưu ý để bé ở tư thế ngửa; không thả trẻ sơ sinh cho đến khi người bé chạm hoàn toàn với bề mặt.

cach-be-dat-tre-so-sinh-xuong-giuong

Trong khi đặt bé nằm xuống, mẹ cần cẩn thận để tránh trẻ sơ sinh bị xây xước. Mẹ hãy sử dụng những nhóm cơ ở tay, chân và bụng; không phải nhóm cơ lưng để mẹ không đặt quá nhiều lực vào cơ thể bé.

1.7 Cách bế vác cho trẻ ợ hơi

Thường thì, bé sơ sinh sẽ thích tư thế bế vác hơn là bế ngửa trong vài tháng đầu đời. Cách này không chỉ giúp bé giảm bớt khí trong bụng mà còn cho bé cơ hội quan sát xung quanh một cách thoải mái hơn. Để thực hiện tư thế bế vác này:

cach-be-vac-cho-tre-o-hoi

  • Bắt đầu từ tư thế bế ngửa, nhẹ nhàng nâng cánh tay đang đỡ dưới cổ bé để đẩy bé đứng dần lên.
  • Hướng cánh tay đó để bé úp vào người mẹ, đặt đầu và cổ bé tựa lên vai mẹ.
  • Tay còn lại của bạn đỡ phần mông của bé.

Lưu ý rằng nếu cổ của bé đã cứng, bạn có thể chỉ cần một cánh tay để đỡ bé. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn không nên sử dụng cánh tay còn lại để thực hiện các hoạt động khác như xem điện thoại hoặc cầm đồ uống. Việc tập trung vào việc bế bé và đảm bảo an toàn cho bé là ưu tiên hàng đầu

4. Lưu ý bố mẹ cần học thuộc lòng khi bế bé sơ sinh

Ngay sau đây là những lưu ý bố mẹ nên bỏ túi ngay để tự tin hơn trong quá trình bế bé sơ sinh:

dieu-chinh-tu-the-be-be-dung-cach-de-tre-duoc-thoai-mai

Bố mẹ cần điều chỉnh tư thế bế để bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái

  • Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi bế bé để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn, từ đó hạn chế nguy cơ gây rôm sảy và mẩn ngứa cho bé.
  • Khi bế bé, bố mẹ không nên rung lắc và đung đưa mạnh tay, tránh tình trạng con bị nôn trớ hoặc trào ngược dạ dày.
  • Tư thế bế bé đúng cách rất quan trọng giúp hạn chế tình trạng gù lưng ở trẻ sơ sinh, ngoài ra giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái.
  • Kết nối với bé nhiều hơn bằng cách trò chuyện thường xuyên, ôm ấp và dỗ dành, điều này sẽ làm tăng sự gắn kết giữa mẹ và bé.
  • Thường xuyên quan sát và nắm bắt mọi biểu hiện của bé. Trong trường hợp bé cảm thấy khó chịu với tư thế bế của bố mẹ, hãy đặt bé xuống và điều chỉnh cách bế khác.
  • Hệ xương bé sơ sinh còn rất yếu, vì thế, hãy cố định phần đầu vững vàng để tránh những chấn thương không cần thiết.
  • Thận trọng khi vừa bế bé vừa làm việc nhà hay nấu ăn, hãy đảm bảo mọi vật dụng nguy hiểm nằm ngoài tầm với tay của bé.
  • Khi bế bé di chuyển lên xuống trên cầu thang, bố mẹ hãy dùng cả hai tay bế bé để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
  • Hạn chế việc bồng ẵm bé trong thời gian dài và nên sử dụng xe đẩyđể bé có chỗ nằm và chơi an toàn.

Mẹ cần lưu lại các cách bế trẻ sơ sinh theo từng tháng như trên để giúp bảo vệ cột sống và hệ cơ xương của bé. Mong rằng những chia sẻ của Zaracos trong bài viết trên đã mang đến cho bố mẹ nhiều kiến thức hữu ích, hỗ trợ quá trình chăm sóc bé diễn ra thuận lợi. Nếu còn thắc mắc,hãy để lại bình luận để được Zaracos giải đáp ngay nhé!

Zaracos – Thương hiệu xe nằm cho trẻ sơ sinh từ USA. Với sứ mệnh mang lại sự tiện ích và an toàn tuyệt đối cho bé yêu, chúng tôi luôn đặt việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm lên hàng đầu.

  • Nhiều chế độ tựa lưng từ 110 – 170 độ.
  • Tay cầm đảo chiều trước và sau.
  • Hệ thống chống xóc toàn xe, đệm ngồi êm ái.

Cùng chế độ bảo hành 3 năm, sẽ là người bạn đồng hành cùng bé trong những năm tháng đầu đời.

aliko-9056-4

 

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.