Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh là gì và cách vượt qua

Nếu chịu khó tìm hiểu về kiến thức chăm con, chắc hẳn nhiều mẹ bầu, mẹ bỉm sẽ bắt gặp khái niệm về tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh. Vậy, tuần khủng hoảng là gì, vì sao khi bé rơi vào thời điểm này thường sẽ quấy khóc và bám mẹ không rời? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về tuần khủng hoảng cùng các mốc phát triển của bé để có thể cùng con vượt qua dễ dàng nhất nhé các mẹ. 

I. Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh là gì?

Tuần khủng hoảng hay còn có tên tiếng Anh là Wonder Week. Khái niệm này được dùng để chỉ những thời điểm trẻ trải qua nhiều thay đổi về thể chất, tâm lý trong vòng 2 năm đầu đời. Đã có không ít ba mẹ lo lắng, thậm chí hoang mang khi con mình đang rất ngoan, ít quấy khóc, bú giỏi đột nhiên quấy khóc không ngừng, bỏ bú và hay bám riết lấy mẹ. Nhiều mẹ chưa tìm hiểu về tuần khủng hoảng còn cho rằng bé đang gặp vấn đề về sức khỏe và cần phải được thăm khám bác sĩ. 

Chính vì thế, để có thể “nuôi con nhàn tênh”, ba mẹ nên tìm hiểu kỹ về cách chăm sóc trẻ sơ sinh và tuần khủng hoảng để biết cách cùng con vượt qua. 

tuan_khung_hoang_o_tre

Wonder Week ở trẻ sơ sinh

Để hiểu rõ nhất về tuần khủng hoảng là gì, ba mẹ cần nắm về khái niệm bước phát triển nhảy vọt của trẻ.

Vậy, bước phát triển nhảy vọt của trẻ là gì? Đây là những bước phát triển nhanh về cả thể chất, trí tuệ trong 20 tháng đầu đời. Bé sẽ có 10 bước phát triển nhảy vọt và mỗi bước sẽ có những thay đổi quan trọng trong nhận thức. Trải qua những mốc phát triển này, bé sẽ học hỏi thêm được nhiều kỹ năng mới. 

Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh là giai đoạn xuất hiện các bước nhảy vọt về trí tuệ, kỹ năng. Lúc này, não và hệ thần kinh của bé sẽ có nhiều thay đổi vượt bậc nhằm giúp bé mở rộng nhận thức, giác quan. Nguyên nhân bé thường quấy khóc hay có biểu hiện “khó ở” khi rơi vào tuần khủng hoảng đó là vì bé chưa kịp thích nghi về nhận thức cũng như thể chất. 

Cách thức hoạt động của tuần khủng hoảng ở trẻ đó là: Bé sẽ trải qua 1 tuần khủng hoảng (wonder weeks) => Bé sẽ có tuần đầy nắng (sunny weeks) sau đó. Chỉ cần mẹ và bé vượt qua tuần khủng hoảng, mẹ và cả nhà sẽ phải bất ngờ với những kỹ năng mới mà trẻ học được. Bé sẽ bú, ngủ tốt hơn, bớt quấy khóc và ngoan trở lại. 

II. Các tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh   

Như đã nói, sẽ có những tuần khủng hoảng nhất định mà bé phải trải qua. Mẹ cần nắm các giai đoạn khủng hoảng trẻ sơ sinh để chuẩn bị tâm lý và và chủ động hơn trong việc cùng con vượt qua những khó chịu về cả thể chất lẫn tinh thần. 

wonder-week-o-tre
Các giai đoạn khủng hoảng của trẻ sơ sinh

Dưới đây là 10 tuần khủng hoảng của trẻ trong 2 năm đầu đời.

  • Giữa tuần 4 đến giữa tuần 5: Là lúc bé có chuyển biến mạnh mẽ về giác quan. Mẹ sẽ thấy bé nhìn mọi vật chăm chú, muốn chạm vào mọi vật, biết trêu đùa và nhạy cảm với mùi hương sau khi trải qua tuần khủng hoảng này. Đẩy cũng là tuần khó ở của trẻ sơ sinh đầu tiên của cùng biểu hiện chán ăn, quấy khóc.
  • Giữa tuần 7 đến giữa tuần 9: Bé sẽ nhận ra những hình thù đơn giản, có thể giữ đầu ổn định hay biết quay đầu về phía có âm thanh. Bé cũng có dấu hiệu muốn cầm nắm. Lúc này, bé muốn khám phá mọi thứ và có thể tạo ra các âm thanh gầm gừ to nhỏ.
  • Giữa tuần 11 đến giữa tuần 12: Trải qua tuần khủng hoảng này, bé sẽ có thêm những kỹ năng vận động như lẫy, lật sấp, lật ngửa, ngóc đầu, xoay đầu theo nhiều hướng. Bé cũng sẽ cười nhiều hơn và thích nghe âm thanh ở những cao độ khác nhau.
  • Giữa tuần 14 đến giữa tuần 19: Bé sẽ có kỹ năng cầm nắm, đưa mọi thứ vào miệng, đưa mắt tìm bố mẹ hay người thân, nhận ra tên của mình, dừng lại khi bú no, đẩy núm vú hoặc bình sữa ra.
  • Giữa tuần 22 đến giữa tuần 26: Bé sẽ quan tâm hơn đến hành động của người khác, biết nhấc người lên và ném mọi thứ. Sau tuần khủng hoảng này, bé cũng có thể bắt chước phun nước bọt, thổi bong bóng hay tạo âm thanh bằng lưỡi, bắt đầu đứng lên nếu được hỗ trợ. 
  • Giữa tuần 33 đến giữa tuần 37: Lúc này, bé sẽ hiểu được một số từ, tương tác và chơi được một số trò như ú òa, thích nghe nhạc và bắt đầu tập bò.
  • Giữa tuần 41 đến giữa tuần 46: Bé hiểu hơn về trình tự, các bước và có thể trả lời các câu hỏi đơn giản. Lúc này, bé biết cách nói chuyện điện thoại, bắt chước cử chỉ.
  • Giữa tuần 51 đến giữa tuần 54: Bé thể hiện sự thích thú với những thứ muốn làm như tập vẽ, tô màu.
  • Giữa tuần 59 đến giữa tuần 61: giai đoạn bé tập đi, có thêm nhiều kỹ năng thể chất. Bé cũng có thể bắt chước, đóng kịch và dùng ngôn ngữ để diễn tả cảm xúc của mình. 
  • Giữa tuần 70 đến giữa tuần 76: Bé có thể hiểu các từ ngữ, sửa đổi hành vi sao cho phù hợp hoàn cảnh. Sau tuần khủng hoảng, bé sẽ khám phá các giới hạn, hiểu hơn về quyền sở hữu, sự chia sẻ. Bé cũng nói nhiều hơn và tiếp thu kiến thức tốt hơn.

Trên đây là lịch tuần khủng hoảng của bé mẹ nên nắm để có được sự chuẩn bị tốt nhất.         

II. Tuần khủng hoảng kéo dài bao lâu ?      

Khi rơi vào tuần khủng hoảng, em bé thiên thần đáng yêu sẽ trở nên khó ở và điều này khiến mẹ và gia đình lo lắng, hoang mang. Vì thế, tuần khủng hoảng của trẻ kéo dài bao lâu là câu hỏi được nhiều ba mẹ đặt ra.

Mỗi Wonder week thường sẽ kéo dài khoảng 5 tuần. Cụ thể đó là bé sẽ trải qua hai giai đoạn:  gồm hai giai đoạn là bão tố (stormy) và nắng đẹp (sunny).

  • Giai đoạn bão tố (stormy): Đây là giai đoạn bé học được các kỹ năng mới và thể hiện sự thay đổi với những biểu hiện như cáu kỉnh, khó chịu, khóc lóc.
  • Giai đoạn nắng đẹp (sunny): Là thời điểm bé đã hoàn thành việc học hỏi kỹ năng mới và phát triển về khả năng nhận thức.

Cách nuôi con khoa học theo phương pháp EASY

Tuần khủng hoảng của trẻ kéo dài bao lâu ? Trên thực tế, rất khó để xác định chính xác các giai đoạn wonder week ở trẻ sẽ đến và đi khi nào. Bởi vì, mỗi đứa trẻ đều có tốc độ phát triển riêng và không có quy chuẩn đánh giá nhất định.

moi-tre-co-mot-giai-doan-phat-trien-khac-nhau
Tuần khủng hoảng của trẻ kéo dài bao lâu ?

III. Cách mẹ nhận biết bé rơi vào tuần khủng hoảng

Khi rơi vào giai đoạn wonder week, trẻ sẽ có những biểu hiện nhất định. Nếu không tìm hiểu, mẹ có thể nhầm lẫn với những dấu hiệu khi trẻ ốm, nhõng nhẽo. Việc nhận biết sớm tuần khủng hoảng ở trẻ giúp ba mẹ chuẩn bị tâm lý tốt hơn, không hoang mang hay lo lắng quá độ. Thay vào đó, ba mẹ sẽ có thời gian để chăm sóc và đồng hành cùng bé vượt qua giai đoạn “khó ở” này. 

Những biểu hiện thường gặp khi trẻ đang ở trong tuần khủng hoảng:

  • Bé bám mẹ nhiều hơn, khóc đêm dù trước đó ngủ ngoan 
  • Đột nhiên biếng bú, chán ăn
  • Bé khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu và thường xuyên tỉnh giấc
  • Dễ cáu gắt, bực bội và khóc lóc không rõ lý do
  • Bé muốn được mẹ âu yếm, vỗ về
  • Tâm trạng bé thay đổi thất thường, lo lắng khi phải xa mẹ
  • Bé hành động một cách hung hăng hơn
  • Có những cơn giận dữ bùng nổ

​> > Có thể bạn quan tâm : [Giải đáp] Trẻ sơ sinh uống bao nhiêu sữa mỗi ngày là đúng chuẩn?

bieu-hien-tre-trong-tuan-khung-hoang

Biểu hiện của trẻ trong tuần khủng hoảng

IV. Cần làm gì khi bé rơi vào tuần khủng hoảng?     

Với trẻ, tuần khủng hoảng là mốc phát triển nhảy vọt nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc ba mẹ sẽ phải trải qua giai đoạn đầy khó khăn trong việc chăm sóc trẻ. Nhiều ông bố, bà mẹ bỉm sữa thường “ám ảnh” khi nhớ về các tuần khủng hoảng của con.

Vì thế, ba mẹ cần bỏ túi ngay bí quyết để có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng nhất có thể dưới đây:

Kiên nhẫn với bé: Đừng vội trách  cứ, nạt nộ bé vì quấy khóc hay bám dính lấy mẹ. Đây là dấu hiệu của cảm giác không an toàn. Mẹ hãy ở bên ôm ấp, trấn an để giúp bé dễ chịu hơn. 

Không cần quá lo: Lo lắng quá mức có thể khiến mẹ trở nên căng thẳng, từ đó dẫn đến việc chăm sóc cho bé không tốt và dễ dẫn đến nguy cơ trầm cảm sau sinh. Mẹ nên nhớ, tuần khủng hoảng là quá trình phát triển tự nhiên bình thường nên không cần quá lo.

Cho bé đi ngủ sớm hơn: Mẹ hãy dỗ bé đi ngủ sớm hơn bình thường vì ngủ đủ giấc sẽ giúp bé bớt quấy khóc, mẹ cũng đỡ vất vả hơn. 

Mẹ cũng có thể tham khảo một số món đồ hữu ích hỗ trợ bé phát triển các kỹ năng như xe tập đi, ghế rung… hoặc nôi cũi tại zaracos.vn

Xem thêm:

Hy vọng rằng, những thông tin về tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh Zaracos chia sẻ trên đây đã giúp mẹ bớt lo lắng và có thêm kiến thức để cùng con vượt qua những cột mốc phát triển trong 2 năm đầu đời. Zaracos cũng luôn đồng hành cùng ba mẹ trong việc cung cấp những sản phẩm chất lượng hỗ trợ giấc ngủ và giúp bé hoàn thiện các kỹ năng. Liên hệ ngay hotline để được tư vấn.

Bình luận bài viết (0 bình luận)